Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ở Việt Nam (Trang 37 - 101)

phẩm dịch vụ thực sự có khả năng cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Chính vì vậy, dịch vụ thanh toán thẻ hiện tại đã và đang được các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhằm hướng tới thị trường ngân hàng bán lẻ.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ THANH TOÁN THẺ

1.3.1. Môi trƣờng vĩ mô

Yếu tố dân số: tổng dân số càng lớn và tỷ lệ dân trí càng cao thì sẽ tạo điều kiện cho dịch vụ thanh toán thẻ phát triển.

Yếu tố địa lý: tại các trung tâm kinh tế thì nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán thẻ nói riêng cao hơn và phát triển hơn.

Yếu tố kinh tế: các yêu tố như thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, sự ổn định kinh tế,… có tác động rất mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Do đó, nó chi phối đến hoạt động của ngân hàng như công tác huy động vốn và khả năng thỏa mãn nhu cầu vốn cùng các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế.

Yếu tố kỹ thuật công nghệ: bao hàm những nguồn lực mới và cả kỹ thuật liên lạc giữa ngân hàng và khách hàng nhằm khai thác nhưng cơ hội thị trường để đưa ra những chính sách phù hợp. Dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng là dịch vụ mới dựa trên sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp ngân hàng mở rộng không giới hạn về không gian và thời gian đem lại cho khách hàng một tập hợp những lợi ích và tiện ích là xu hướng đang được xác định trong kinh doanh ngân hàng hiện đại.

Yếu tố chính trị pháp luật: kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và cơ quan chức

năng của Chính phủ. Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho ngân hàng một loạt các cơ hội mới và cả những thách thức mới.

Yếu tố văn hóa - xã hội: hành vi tiêu dùng bị chi phối bởi những yếu tố văn hóa do đó nó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Thói quen dùng tiền mặt lâu đời của người Việt Nam là một trở ngại lớn mà các ngân hàng phát hành cần phải có các biện pháp nhằm thuyết phục để người dân tiếp thu được sự tiện ích khi sử dụng thẻ so với tiền mặt.

1.3.2. Môi trƣờng vi mô

Vốn và công nghệ: việc phát hành và thanh toán thẻ đòi hỏi một chi phí đầu lớn cho việc lắp đặt các máy móc thiết bị, hệ thống nhằm đảm bảo cho quá trình vận hành thẻ như máy ATM, POS, EDC,… cũng như tiền thuê đường truyền trong quá trình thanh toán. Vì vậy, vốn đầu tư ảnh hưởng quyết định đối với các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng bước đầu triển khai dịch vụ thanh toán thẻ cũng như đổi mới công nghệ thẻ để bắt kịp những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trên thế giới.

Nguồn nhân lực: không như những phương tiện thanh toán truyền thống, thẻ thanh toán mang tính chuẩn hóa rất cao và đòi hỏi quá trình vận hành thống nhất. Chính vì thế đội ngũ nhân viên cần có khả năng, trình độ kinh nghiệm để tiếp cận, đáp ứng đầy đủ thông suốt quá trình hoạt động của thẻ. Vì vậy, có thể nói, nguồn nhân lực có trình độ là nhân tố đảm bảo cho thẻ thanh toán hoạt động hiệu quả, phát huy được những tiện ích của nó.

Các đơn vị hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng: là các đơn vị có quan hệ với ngân hàng trong hoạt động kinh doanh như tuyên truyền, quảng có, tin học,… nếu mối quan hệ này càng tốt thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao. Và đối với hoạt động kinh doanh thẻ nếu tuyên truyền, quảng cáo… thực hiện tốt thì chắc chắn dịch vụ thanh toán thẻ sẽ phát triển.

Đối thủ cạnh tranh: nếu chỉ thấu hiểu khách hàng thôi chưa đủ. Các chủ ngân hàng không thể lơ là trước các đối thủ cạnh tranh của mình. Vào thập kỷ 90, xu hướng toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ đã làm cho sự phát triển của ngân hàng ngày càng tùy thuộc vào sự vật lộn, chia sẻ giữa các đối thủ. Và xu thế tất yếu là các đối thủ phải hợp tác với nhau cùng phát triển và do đó thì dịch vụ ngân hàng cũng càng phát triển.

Khách hàng của ngân hàng: khách hàng là thành phần hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Bởi vì khách hàng vừa tham gia tích cực vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, vừa trực tiếp sử dụng, hưởng thụ sản phẩm dịch vụ. Nên nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng là yếu tố quyết định cả về số lượng, chất lượng, kết cấu dịch vụ thanh toán thẻ.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI NH TMCP DẦU KHÍ

TOÀN CẦU

2.1. VÀI NÉT VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ Ở VIỆT NAM 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trƣờng thẻ ở Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trƣờng thẻ ở Việt Nam

Thẻ ngân hàng được sử dụng phổ biến trên thế giới từ những năm 50 nhưng mới thực sự du nhập vào Việt Nam trong những năm 90. Tại nước ta lịch sử hình thành thị trường thẻ có những nét đặc thù riêng so với các nước. Sau khoảng thời gian dài của thời kỳ bao cấp, ngân hàng chỉ thực hiện những nghiệp vụ truyền thống như: kế toán tiền gửi, cho vay,… Khi Việt Nam bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, với làn sóng khách du lịch và khách tìm hiểu giao thương đã tạo nên một nhu cầu sử dụng thẻ tại Việt Nam. Đứng trước tình hình này một số ngân hàng nhạy bén nắm bắt cơ hội để khai thác thị trường thẻ đầy tiềm năng này, bước đầu với việc chấp nhận làm đại lý thanh toán cho các dịch vụ thanh toán thẻ nước ngoài. Năm 1998, sau gần 8 năm có mặt tại Việt Nam nhưng doanh số thanh toán thẻ chỉ đạt khoảng 68 triệu đồng, thẻ quốc tế khoảng 175 triệu USD. Số lượng các ngân hàng phát hành ít, chỉ có 2 ngân hàng là NH Ngoại thương Việt Nam (VCB) và NH TMCP Á Châu (ACB), số lượng thẻ phát hành chủ yếu phục vụ cho khách hàng có nhu cầu học tập, công tác, du học, khám chữa bệnh,… ở nước ngoài. Thị trường thẻ trong nước ít ai quan tâm đến dùng thẻ để thanh toán mặc dù nó đã được chứng minh về tính ưu việt trên toàn cầu.

Cho đến năm 2000-2001 thì thị trường thẻ Việt Nam mới thực sự khởi sắc. NHPH không ngừng tăng lên, ngoài VCB và ACB còn có thêm NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, NH Công thương, NH TMCP Xuất Nhập

Khẩu, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam,… Đến năm 2003 thì có thể nói thị trường thẻ Việt nam trở nên sôi động và thực sự bắt đầu thâm nhập vào dân cư và trước tiên là các tầng lớp trí thức, sinh viên và công chức Nhà nước.

Từ đó đến nay tốc độc phát triển thẻ hàng năm tăng mạnh đạt tỷ lệ tăng trưởng 300% trên một năm. Thị trường thẻ rất sôi nổi với sự tham gia của nhiều ngân hàng với nhiều gói sản phẩm cạnh tranh, các chương trình khuyến mại cho khách hàng.

2.1.2. Đặc điểm thị trƣờng thẻ thanh toán ở Việt Nam

Nhận thức được vai trò và lợi ích của dịch vụ thanh toán thẻ mang lại cho ngân hàng, các ngân hàng đều có những bước đi tích cực nhằm thâm nhập thị trường còn hết sức mới mẻ và hấp dẫn này. Các ngân hàng tham gia phát hành và thanh toán thẻ với đủ mọi thành phần: Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng thương mại quốc doanh (NH TMQD):

Đối với các NH TMQD tại Việt Nam phát triển dịch vụ thanh toán thẻ không chỉ thuần túy là vấn đề lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt thương hiệu và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống Core Banking tạo nền tảng công nghệ cho dịch vụ thanh toán thẻ, cả 3 NH TMQD là Vietinbank, Agribank, BIDV đang hết sức tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, học hỏi kinh nghiệm thông qua việc thành lập các trung tâm thẻ đề làm nền móng cho việc triển khai dịch vụ thanh toán thẻ ở diện rộng.

Cả 3 ngân hàng đều hết sức quan tâm đầu tư hệ thống ATM với hàng trăm máy. Tuy nhiên hệ thống ATM các ngân hàng này mới chỉ phục vụ nội bộ thẻ ATM do NHPH nhưng hiện thời các ngân hàng này đang dần hoàn thiện hệ thống công nghệ, triển khai thành công việc kết nối các tổ chức thẻ quốc tế, hệ thống ATM rộng khắp và tiềm lực về vốn, con người của các ngân

hàng này sẽ tạo sức ép cạnh tranh vô cùng to lớn đối với hoạt động thẻ của các ngân hàng khác.

Ngân hàng thương mại cổ phần (NH TMCP):

Tuy kém hơn về tiềm lực kinh tế, nhưng nhờ có cơ chế quản lý linh hoạt, nhanh nhạy với những biến động của thị trường, các NH TMCP cũng đã sánh vai cùng với các NH TMQD trong việc khai thác thị trường bán lẻ nói chung và thị trường thẻ nói riêng. Trên thị trường thẻ các ngân hàng như ACB, Sacombank, Đông Á, Eximbank,… đã trở thành một thế lực không thể xem nhẹ. Tính gộp các NH TMCP chiếm 45% thị phần phát hành thẻ thanh toán, 10% thị phần phát hành thẻ nội địa và 20% thẻ thanh toán quốc tế. Nhận thức được khả năng của mình, các NH TMCP thường tránh cạnh tranh trực tiếp với những ngân hàng chiếm thị phần lớn về phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường như VCB, mà chọn hướng đi vào thị trường nhỏ, lẻ nhưng cũng hết sức hiệu quả và dần gây dựng được hình ảnh thương hiệu của ngân hàng.

Một số NH TMCP lại lựa chọn hướng đi khác, để tránh phải đầu tư lớn vào hệ thống công nghệ và thời gian để gây dựng thương hiệu, trong lúc số lượng khách hàng còn chưa lớn, các ngân hàng này lựa chọn cách dựa vào hệ thống sẵn có của các ngân hàng đi đầu trên thị trường thẻ như VCB. Các ngân hàng như Habubank, Techcombank, NH Quân Đội, … thông qua việc kết nối hệ thống với VCB sẽ giảm đáng kể thời gian, công sức và tiền của bỏ ra để triển khai dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ.

Các NH TMCP lớn như ACB, Sacombank cũng có những bước tiến vững mạnh về vốn, công nghệ, con người, chất lượng dịch vụ khách hàng tốt, tính linh hoạt trong chính sách thị trường dần rút ngắn khoảng cách với các NH TMQD.

Ngân hàng nước ngoài:

Nhìn nhận một cách khách quan trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế không thể bỏ qua như kinh nghiệm, tổ

chức quản lý, công nghệ và thậm chí về tiềm lực kinh tế. Các ngân hàng nước ngoài như ANZ, UOB, HSBC hiện chiếm 30% thị phần thanh toán thẻ quốc tế, 15% thị phần phát hành thẻ quốc tế.

Tuy cơ chế hiện tại, cũng như cách quản lý thu chi chặt chẽ của các ngân hàng nước ngoài không cho phép nhiều ngân hàng triển khai mạnh và rộng khắp dịch vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam trong thời gian qua nhưng riêng ANZ đã có cách đi riêng. Thấy được nguồn thu lớn về nhiều mặt từ hệ thống ATM cả trước mắt và lâu dài, ANZ đã nhanh chóng kết nối hệ thống với Sacombank và Phương Nam, để có điều kiện tiếp tục mở rộng mạng lưới ATM lên con số hàng trăm máy.

Các ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam tuy chưa tham gia hoặc chưa tích cực phát triển dịch vụ thanh toán thẻ nhưng cũng có ý định thâm nhập thị trường bán lẻ và thị trường thẻ. Các ngân hàng lớn có tiếng về phát triển dịch vụ bán lẻ đặc biệt là dịch vụ thanh toán thẻ trên thị trường quốc tế và khu vực như Citibank, HSBC để có kế hoạch phát triển dịch vụ bán lẻ của ngân hàng mình tại thị trường Việt Nam.

Sự hình thành các liên minh thẻ:

Với số lượng các ngân hàng thương mại rất lớn như hiện nay thì nhu cầu triển khai kết nối các hệ thống thẻ liên ngân hàng là rất lớn. Việc kết nối sẽ giúp các ngân hàng giảm được đáng kể chi phí đầu tư công nghệ (máy ATM, POS,..), tăng thêm tính tiện ích cho khách hàng và đặc biệt để phát triển lĩnh vực thanh toán điện tử ở Việt Nam. Trên thị trường Việt Nam hiện có 04 liên minh thẻ bao gồm:

a. Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc Gia Việt Nam (Banknetvn)

Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 09 tháng 07 năm 2004 với sự tham gia góp vốn của 8 cổ đông sáng lập bao gồm:

 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK)

 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)  Ngân hàng Công thương Việt Nam (VIETINBANK)  Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK)  Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB)

 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SAIGONBANK)  Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC).

Hình 2.1: Logo liên minh thẻ Banknetvn

(Nguồn:Công ty CP chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam)

Banknetvn đã triển khai kết nối thành công với nhiều NHTM lớn: NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NH Công thương Việt Nam; Tiếp theo là các NH TMCP như: An Bình (ABBank); Sài Gòn Công Thương (Saigonbank)...Banknetvn cũng đang tiến hành kết nối một loạt các ngân hàng như: Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), Á Châu (ACB), Đông Nam Á (Seabank), HSBC... vào mạng lưới chuyển mạch. Đến nay, mạng lưới ATM/POS và số lượng thẻ mà các thành viên của Banknetvn phát hành đã chiếm khoảng 70% thị phần. Đặc biệt, tháng 11/2007 Banknetvn đã ký kết thỏa thuận kết nối với Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink - Đại diện cho liên minh thẻ Vietcombank, hướng đến việc kết nối thống nhất toàn bộ mạng lưới thanh toán thẻ trong toàn quốc. Theo kế hoạch, việc kết nối toàn bộ các thành viên của hai hệ thống này sẽ được hoàn thành trong quý I/2008. Banknetvn cũng đã thỏa thuận kết nối với

mạng thanh toán Paynet, tạo nên sự liên thông giữa tài khoản dịch vụ của người tiêu dùng với tài khoản mở tại ngân hàng, giúp khách hàng thuận lợi hơn rất nhiều trong chi tiêu và sử dụng thêm nhiều dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó Banketvn còn hỗ trợ các NH TMCP xây dựng hệ thống kỹ thuật để phát triển các dịch vụ về thẻ thanh toán và kết nối chuyển mạch; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác phát triển dịch vụ thanh toán thẻ với Ngân hàng liên doanh Việt - Nga; triển khai chương trình hợp tác toàn diện với các tổ chức chuyển mạch tài chính quốc tế: China Union Pay (Trung Quốc); NETs (Singapore)... Năm 2007 cũng là năm đầu tiên Banknetvn có doanh thu và thực hiện được kế hoạch giảm lỗ tiến đến hoạt động kinh doanh hiệu quả và có lãi

b. Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink

Hình 2.2: Logo liên minh thẻ Smartlink (Nguồn:Hiệp hội Ngân hàng)

Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smarlink (Smartlink) có vốn điều lệ 40 tỷ đồng do 16 ngân hàng thương mại và hai doanh nghiệp khác là cổ đông sáng lập. Phần lớn các ngân hàng là cổ đông sáng lập Công ty Smartlink đã từng tham gia liên minh thẻ do Vietcombank làm đầu mối hiện đang hoạt động. Trong thành phần vốn điều lệ của công ty, tỷ lệ cổ phần do Vietcombank sở hữu chiếm 11%, các ngân hàng khác từ 2 đến 8%, Quỹ thành viên I của Công

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ở Việt Nam (Trang 37 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)