Giải pháp quản trị và giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ở Việt Nam (Trang 93 - 95)

Trước tiên, cần phổ biến rộng rãi các quy định về sử dụng, thanh toán thẻ cho các chủ thẻ, tập huấn và cập nhật thường xuyên kiến thức nghiệp vụ, các quy định của từng tổ chức thẻ quốc tế cho các ĐVCNT và các cán bộ nghiệp vụ liên quan để thực hiện đúng quy định.

Tập trung phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế và cơ quan an ninh quốc tế phòng chống tội phạm trong lĩnh vực thẻ.

Hạn chế rủi ro tín dụng: cần cân nhắc và xem xét kỹ lượng các trường hợp cho vay tín chấp để phát hành thẻ; đặc biệt là các loại thẻ có hạn mức đặc biệt (V.I.P). Lưu ý với chủ thẻ các quyền lợi và đặc biệt là nghĩ vụ của chủ thẻ đối với ngân hàng khi sử dụng dịch vụ này; cũng như theo dõi chặt chẽ hoạt động sử dụng thẻ và tình hình chi tiêu của chủ thẻ, chú ý và có

biện pháp theo từng bước đối với các chủ thẻ trì hoãn hoặc không thanh toán sao kê để thông báo, nhắc nhở, khuyến cáo, khóa thẻ tạm thời hoặc chấm dứt hợp đồng sử dụng thẻ tùy theo hành vi của chủ thẻ.

Hạn chế rủi ro trong phát hành và sử dụng thẻ: cán bộ phát hành phải kiểm tra, xác minh các thông tin phát hành và các thông tin của khách hàng một cách kỹ lưỡng bằng nhiều hình thức phù hợp với động hoặc phát hiện sai sót phải thực hiện ngay các biện pháp sửa chữa và xử lý kịp thời.hoàn cảnh cụ thẻ. Đảm bảo các nguyên tắc an toàn như: thẻ và PIN phải được giao tận tay chủ thẻ hoặc thẻ và PIN phải được gửi tách biệt nhau. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc sử dụng chương trình quản lý rủi ro của các tổ chức thẻ quốc tế: phải thường xuyên sử dụng và cập nhật các thông tin trên các chương trình quản lý rủi ro của các tổ chức thẻ quốc tế như SAFE của MasterCard; GFIS, CRIS của VISA. Thường xuyên cập nhật vào hệ thống quản lý danh sách các thẻ mất cắp, thẻ bị hạn chế hoặc cấm lưu hành,…

Mua bảo hiểm cho nghiệp vụ thẻ, hoặc trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp cho các rủi ro phát sinh từ nghiệp vụ phát hành thẻ.

Tìm hiểu kỹ về ĐVCNT trước khi ký kết hợp đồng thanh toán thẻ, đặc biệt là về tư cách của ĐVCNT, hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính của ĐVCNT. Theo định kỳ tổ chức tập huấn và cung cấp tài liệu về chấp nhận thanh toán thẻ cho các ĐVCNT. Cung cấp các tài liệu hướng dẫn chi tiết đối với các ĐVCNT kinh doanh một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như thanh toán qua Internet, các loại hàng hóa có mức độ rủi ro cao như tiền mặt, vàng bạc, đồ trang sức,… Thường xuyên thăm và kiểm tra hoạt động thanh toán thẻ của các ĐVCNT. Kịp thời phát hiện những thay đổi lớn về doanh số thanh toán hoặc những hoạt động bất thường của các ĐVCNT. Ngoài ra, cần theo dõi các ĐVCNT mà chủ thẻ không có điều kiện quan sát nhân viên ĐVCNT thực hiện giao dịch như nhà hàng, câu lạc bộ,…

Đối với các ĐVCNT được phép thực hiện các loại hình thanh toán đặc biệt có thể yêu cầu ký quỹ, thanh toán tạm ứng một phần hoặc tạm ứng sau một thời gian cho các giao dịch đặc biệt này.

Hạn chế rủi ro nội bộ: thường xuyên kiểm tra hệ thống máy vi tính của mình, đảm bảo tính liên tục và ổn định. Tăng cường kiểm soát các bước thực hiện nghiệp vụ của các cán bộ làm việc trực tiếp. Hạn chế tối đa tình trạng trục trặc kỹ thuật trong hệ thống, khi hệ thống ngừng hoạt

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ở Việt Nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)