1.2.2. Thu nhập trong kinh doanh thẻ:
Đầu tiên phải kể đến các khoản thu phí thường niên mà chủ thẻ phải nộp theo hợp đồng sử dụng thẻ. Khoản phí này thực tế không nhiều và chỉ đóng góp chút ít vào những khoản thu của ngân hàng. Tuy vậy, có thể nói rằng ngân hàng luôn luôn có lợi mỗi khi giao dịch thẻ phát sinh.
Với các giao dịch thẻ rút tiền mặt: chủ thẻ phải trả một khoản phí tương đối cao cho NHPH bởi ngân hàng không khuyến khích rút tiền mặt. Khoản
phí này khách hàng phải trả trước, do đó mức phí thực tế ngân hàng thu được cao hơn so với mức phí danh nghĩa quy định. Ngoài ra, chủ thẻ sẽ phải trả lãi cho các khoản phát sinh cho đến ngày sao kê. Khoản này được thể hiện trên sao kê. Đến hạn thanh toán, nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ sao kê thì sẽ được miễn lãi cho các giao dịch từ ngày sau kê đến ngày chủ thẻ trả nợ theo quy định. Nếu chủ thẻ không trả nợ hoặc chỉ trả một phần nợ, ngân hàng sẽ tiếp tục tính lãi đối với các giao dịch chưa thanh toán kể từ ngày các khoản lãi này được thể hiện trên sao kê trong kỳ tiếp theo.
Mặc dù chủ thẻ không phải trả bất kỳ một khoản phí ngân hàng nào khi sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại ĐVCNT nhưng ngân hàng vẫn phải đảm bảo được nguồn thu cố định của mình do ĐVCNT trả. Đối với ĐVCNT, khoản phí này được coi là phí cho mỗi đồng doanh thu có được từ việc chấp nhận thanh toán thẻ. Đây được coi như khoản chiết khấu thương mại. Ngoài ra, cũng như thẻ rút tiền mặt, khách hàng cũng phải trả một khoản lãi nếu như không thanh toán đầy đủ sao kê. Khoản phí chậm trả mà ngân hàng áp dụng đối với các chủ thẻ ứng với mỗi sao kê, ngân hàng buộc chủ thẻ phải thanh toán một khoản tối thiểu, phần còn lại sẽ áp dụng mức phí chậm trả mà thực chất là lãi quá hạn.
Khoản thu lớn nhất mà ngân hàng có được là từ khoản phí của ngân hàng do thực hiện thanh toán thẻ tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác hoặc cho các tổ chức phát hành thẻ tín dụng. Khoản phí này được gọi là phí đại lý thanh toán.
Ngoài ra còn có các khoản phí gia hạn mức tín dụng, phí tra soát, phí cấp lại thẻ bị mất cắp, thất lạc,…
Tất cả các khoản thu này mang lại một tỷ lệ sinh lời khá cao đóng góp vào tỷ lệ doanh thu ngoài lãi suất lên tới 20% mỗi năm cho ngân hàng, tạo sức hấp dẫn đối với những người kinh doanh thẻ. Tỷ lệ sinh lời trên kinh doanh thẻ vượt lên trên tất cả các loại hình kinh doanh khác với 1% tăng trưởng về
quy mô thị trường và gắn liền với nó là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lợi nhuận kinh doanh.
1.2.2.1. Chi phí trong kinh doanh thẻ:
Chi phí trong trang bị máy móc thiết bị cho các ĐVCNT. Đây là khoản chi phí liên quan đến tài sản cố định của ngân hàng. Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, chí phí này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh thẻ bởi tốc độ hao mòn vô hình của máy móc thiết bị.
Chi phí in ấn và mã hóa thông tin quản lý hồ sơ khách hàng: khoản chi phí này tương đối cố định và chiếm tỷ trong nhỏ.
Các tổn thất do các rủi ro phát sinh.
Lệ phí tham gia tổ chức thẻ quốc tế: khoản này cố định hàng năm và được tổ chức thẻ quốc tế quy định.
Ngoài ra, nếu ngân hàng không phát hành đủ số thẻ theo ký kết hàng năm với tổ chức thẻ quốc tế thì ngân hàng còn phải chịu phạt một khoản tiền tương ứng với số phát hành theo hợp đồng.
Tiền lương công nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh thẻ: khoản này tương đối cố định, có thể tăng theo mức tăng của doanh số kinh doanh thẻ nhưng mức tăng của nó sẽ chậm hơn mức tăng trưởng của doanh số thanh toán. Chính vì vậy mà tỷ trọng lượng và các khoản phúc lợi xã hội sẽ giảm tương đối so với tỷ trọng chi phí kinh doanh thẻ.
Các phí khác bao gồm: chi phí bảo hiểm liên quan đến tài sản cố định, các khoản trả lãi cho các số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng và các chi phí liên quan khác…
Như vậy trong thời kỳ đầu phát triển thị trường thẻ, ngân hang phải bỏ ra một khoản chi tương đối lớn cho cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật. Chính vì vậy quản lý các chi phí là một công việc không thể thiếu trong kinh doanh thẻ.