Tổng hợp lại tất cả các kết quả nghiên cứu về hàm lượng Ni trong rau cải xoong tại bốn vùng nghiên cứu và theo ba thời vụ cho thấy được toàn bộ diễn biến về sự biến động của hàm lượng Ni trong rau cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đưa ra được những kết luận cụ thể, tìm ra được mối tương quan giữa các vùng trông rau cải xoong và giữa các thời vụ khác nhau của rau cải xoong. Phân tích và làm rõ khi trồng rau cải xoong tại các địa điểm khác nhau, thời vụ khác nhau có ảnh hưởng như thế nào đến hàm lượng Ni trong rau cải xoong.
Bảng 4.10: Tổng hợp hàm lượng Niken trong rau cải xoong tại tinh Thái Nguyên
Đơn vị: mg/kg tươi
STT Địa điểm Đầuvụ Giữa vụ Cuốivụ TB theoVùng FAO/WTC
HO*** SS với TC FAO/WHO 1 Thành Phố 0,53 0,72 0,69 0,65 0,5 +0,15 (Gấp 1,3 lần) 2 Đồng Hỷ 0,48 0,56 0,70 0,58 +0,08 (Gấp1,16 lần) 3 Võ Nhai 0,54 0,71 0,63 0,63 +0,13 (Gấp1,26 lần) 4 Phú Bình 0,37 0,46 0,47 0,43 -0,07 (Thấphơn TCCP) 5 TB theo Thời Vụ 0,48 0,61 0,62 0,57 +0,07 (Gấp1,14 lần) 6 FAO/WHO***TC 0,5 (mg/kgtươi) 7 SS với TC FAO/WHO -0,02 (Thấp hơn +0,11 (Gấp +0,12 (Gấp +0,07 (Gấp
TCCP) 1,22 lần) 1,24lần) 1,14 lần)
Nguồn: Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống – DHTN 2010
*** : Theo khuyến cáo FAO/WHO [21]
Bảng 4.10 đã tổng hợp cụ thể và đầy đủ các kết quả hàm lượng niken trong rau cải xoong của cả bốn vùng ngiên cứu (Thành phố, huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai và Phú Bình) qua ba thời diểm khác nhau (Đầu vu, giữa vụ và cuối vụ). Kết quả phân tích cho ta thấy hàm lượng niken dao động từ 0,37 – 0,72 mg/kg tươi trung bình 5,7 mg/kg tươi. So sánh với khuyến cáo của FAO/WHO tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rau hàm lượng niken trong rau ngưỡng tối đa cho phép là (0,5 mg/kg rau tươi) về mặt băng chung thì hàm lượng niken trong rau cải xoong tại Thái Nguyên đã vượt ngương cho phép gấp 1,14 lần. Xét theo khu vực thì địa bàn Thành Phố có hàm lượng niken trung bình trong rau là lớn nhất (0,65 mg/kg tươi) vượt ngưỡng cho phép 1,3 lần, tiếp theo là huyện Võ Nhai (0,63 mg/kg tươi) vượt 1,26 lần so với TC, nhỏ nhất là huyện Phú Bình (0,43 mg/kg tươi) thấp hơn ngưỡng cho phép. Theo thời vụ nhìn chung hàm lượng niken phát hiện tăng đần về cuối vụ (đầu vụ:giữa vụ:cuối vụ - 0,48:0.61:0,62 mg/kg tươi). Chỉ có thời điểm đầu vụ hàm lượng Ni trung bình nhỏ hơn ngưỡng cho phép, hai thời diểm còn lại là giữa vụ và cuối vụ đều vượt ngương cho phép, thời điểm cuối vụ hàm lượng niken trung bình là lớn nhất 0,62mg/kg tươi gấp 1,24 lần so với TCCP.
Kết luận: hàm lượng Ni trong rau cải xoong tại ba vung: Thành Phố Thái nguyên (0,65 mg/kg tươi); huyện Võ Nhai (0,63 mg/kg tươi); huyện Đồng Hỷ (0,58 mg/kg tươi) là rất lớn. Rau cải xoong tại ba khu vực này đã bị ô nhiễm kim loại Ni, việc sử dụng rau cải xoong tại ba khu vực này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chỉ riêng tại huyện Phú Bình hàm lượng Ni trong rau cải xoong thấp hơn TCCP nhưng cũng xấp xỉ TCCP. Nhìn chung cho toàn tỉnh Thái Nguyên thì rau cải xoong đã bị ô nhiễm kim loại Ni.
Tóm lại: kết quả phân tích hàm lượng niken trong rau cải xoong tại
lớn đến chất lượng rau cũng như sức khoẻ của người tiêu dùng. Chất lượng rau thực sự là một vấn đề rất quan trọng đối với sức khoẻ của con người. Do đó chúng cần phải được kiểm tra thường xuyên nhằm loại bỏ những tác hại mà chúng gây ra đối với con người.
Đánh giá chung
- Nhìn chung rau cải xoong trồng tại Thái Nguyên đã bị ô nhiễm KLN niken. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người sử dụng.
- Qua các kết quả phân tích mẫu đất trên ta thấy hầu hết các loại đất ở đây đều phát hiện có hàm lượng niken nhưng nằm dưới ngưỡng cho phép. Kết quả phân tích các mẫu nước thì không phát hiên sự có mặt của niken nhưng hàm lượng niken tích lũy trong rau cải xoong là lớn vượt ngưỡng cho phép. Như vậy khả năng tích lũy kim loại niken của rau cải xoong là rất cao.
- Xét về thời vụ thì hàm lượng niken tích lũy trong rau cải xoong tăng dần về cuối vụ, hàm lượng niken tích lũy cũng tỷ lệ thuận với thời gian sinh sống của rau.
HÌnh 4.3: Diễn biến hàm lượng Niken trong rau cải xoong ở bốn vùng nghiên cứu tại ba thời diểm lấy mẫu khác nhau tại Thái Nguyên 4.3.4 Hàm lượng Niken trong các bộ phận (rễ, thân và lá) của rau cải xoong
TC FAO/WHO
Các bộ phận khác nhau của rau cũng có sự hấp thụ và tồn dư các chất cũng khác nhau, sự hấp thụ và lưu giữ các chất phụ thuộc vào chức năng và vai trò của từng bộ phận trên cây rau. Khả năng tích lũy niken cũng vậy trên các bộ phận khác nhau chắc chắn sẽ có hàm lượng niken tồn dư khác nhau.
Hàm lượng Niken trong các bộ phận khác nhau của rau cải xoong được thể hiện qua bảng 4.11:
Bảng 4.11: Hàm lượng Niken ở các bộ phận rễ, thân, lá của rau cải xoong
Đơn vị: mg/kg tươi STT T.gian Bộ phận Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ TB cả vụ TC FAO/ WHO *** SS với TC FAO/WHO 1 Rễ 0,55 0,79 0,93 0,76 0,5 +0,26(Gấp 1,52 lần) 2 Thân 0,46 0,58 0,75 0,60 +0,1(Gấp 1,2 lần) 3 Lá 0,43 0,54 0,59 0,52 +0,02(Gấp 1,04 lần) 4 bộ phậnTB các 0,48 0,64 0,76 0,63 +0,12(Gấp 1,26 lần)
Nguồn: Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống – DHTN 2010
*** : Theo khuyến cáo FAO/WHO [21]
TC FAO/WHO
Hình 4.4: Diễn biến hàm lượng Niken trong các bộ phận khác nhau của rau cải xoong
Kết quả phân tích tại Bảng 4.11 cho ta thấy hàm lượng niken tích lũy của từng bộ phận trong rau cải xoong là khác nhau rất rõ rệt. xét theo từng bộ phận ta thấy hàm lượng niken trong rễ rau là cao nhất tung bình chứa 0,76 mg/kg tươi, thấp nhất là ở lá rau trung binh chứa 0,52 mg/kg tươi, bộ phận thân rau hàm lượng niken tồn dư là 0,60 mg/kg tươi. So sánh với khuyến cáo của FAO/WHO tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rau hàm lượng niken trong rau ngưỡng tối đa cho phép là (0,5 mg/kg rau tươi) thì các bộ phận của rau cải xoong có hàm lượng tồn dư niken đều lớn hơn ngưỡng cho phép, chỉ ở thời điểm đầu vụ hàm lương niken trong than rau 0,46 và lá rau 0,43 mg/kg tươi là thấp hơn ngưỡng cho phép. Điều đó cho thấy hàm lượng niken tồn dư lớn nhất của rau cải xoong tập chung ở bộ phận rễ (trung bình 0,76 mg/kg tươi) gấp 1,52 lần so với TC, thấp nhất là bộ phận lá rau (trung bình 0,52 mg/kg tươi) gấp 1,04 lần. vậy khả năng tích lũy niken lơn hơn cả là ở rễ của rau cải xoong.
Tóm Lại: Niken tích lũy trong rễ là lớn nhất, niken tích lũy trong các bộ phận của rau cải xoong đều lớn, đều vượt ngưỡng cho phép. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rau cũng như sức khỏe của người tiêu dùng, đặc biệt rau cải xoong được sử dụng trong nhiều lĩnh vực ngoài viêc sử dụng làm thực phẩm, cải xoong còn đươc dùng như một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Vì vậy việc sử dụng cải xoong bị nhiễm Ni sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng qua đó chúng ta có thể ứng dụng khả năng hấp thụ và lưu giữ kim loại niken của rau cải xoong trong việc xử lý ô nhiễm môi trừơng bị nhiễm niken.
4. 4. Tương quan hàm lượng niken trong đất, nước và rau cải xoong
Bảng 4.12: Hàm lượng Niken trong đất, nước và rau cải xoong tại tinh Thái Nguyên STT Địa điểm Hàm Lượng Ni Tỷ lệ Ni trong rau so với trong đất (%) Đất (mg/kg khô) Nước (mg/l) Rau (mg/kg tươi) 1 Thành Phố 4,75 KPH 0,65 13,68% 2 Đồng Hỷ 5,12 KPH 0,58 11,33% 3 Võ Nhai 10,57 KPH 0,63 5,96%
4 Phú Bình 2,46 KPH 0,43 17,48%
5 Trung binh 5,73 KPH 0,57 9,95%
6 TCCP 30 – 75*** 0,1** 0,5***
Nguồn: Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống – DHTN 2010
*** : Theo khuyến cáo FAO/WHO [21]
**: TCVN Theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT [6]
Qua Bảng 4.12 cho thấy hàm lượng Ni trong nước ở tất cả các vùng đều không phát hiện, chỉ có trong đất và trong rau cai xoong được phát hiện, trong đát hàm lượng Ni thấp hơn rất nhiều so với TCCP nhưng hàm lượng Ni trong rau phần lớn là vượt ngưỡng TCCP. Điều đó chứng minh ràng khả năng háp thụ và tích lũy Ni của rau cải xoong là rất lớn. So sánh kết quả phân tích Ni trong đất, nước và rau tại Thái Nguyên thì ta thấy hàm lượng niken trong đất và trong rau là tỷ lệ thuận với nhau, đất có nhiều niken thì rau ở vùng đó tích lũy niken lớn hơn hàm lượng Ni trong rau lớn hơn. Vậy có thể kết luận: Hàm lượng Ni trong rau cải xoong tỷ lệ thuận với hàm lượng Ni có trong đất trồng rau cải xoong.
Hình 4.5: Tương quan hàm lượng Niken trong dất trồng, nước tưới và trong rau cải xoong tại Thái Nguyên
4.5. Một số khuyến cáo về hàm lượng Niken trong raucải xoong tại Thái Nguyên cải xoong tại Thái Nguyên
Qua các kết quả phân tích và đánh giá của đề tài về hàm lượng Ni trong rau cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi đưa ra một số khuyến cáo như sau:
- Đối với các nha quản lý: Tiếp tục mở rộng nghiên cứu khả năng hấp thụ và tích lũy KLN nói chung và Ni nói riêng của rau cải xoong để đưa ra kết quả thật chính xác hơn nữa. Các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm đến hàm lượng Ni tồn dư trong cải xoong tại Thái Nguyên để đưa ra các chính sách và biện pháp xử lý và khắc phục phù hợp. Tăng cường nghiên cứu và sử dụng cải xoong vào lĩnh vực xử lý môi trường đất, nước bị ô nhiễm kim loại Ni. Cần xây dụng một quy trình chuẩn về sản xuất rau cải xoong sạch và an toàn.
- Đôi với người sản xuất: Cần phải có một quy trình sản xuất cải xoong sạch đảm bảo chất lượng. Cẩn phải nghiên cứu điều kiện đất trồng nước tưới phù hợp trước khi sản xuất rau cải xoong, không ô nhiễm dặc biệt là Ni tồn dư trong đất, trong nước phải rất thấp mới phù hợp cho việc sản xuất rau cải xoong vì rau cải xoong hấp thụ Ni rất mạnh. Không nên sử dụng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật… có chứa nhiêu nguyên tố Ni để bón cho rau cải xoong.
- Đôi với người tiêu dùng: Hạn chế sử dụng rau cải xoong làm thực phẩm cũng như các mục đích khác vì trong cải xoong tại Thái Nguyên đã bị ô nhiễm kim loại Ni, việc sử dụng rau cải xoong sẽ có hại cho sức khỏe của người sử dụng.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Sau khi nghiên cứu các tính chất cơ bản và hàm lượng Ni của đất, nước và hàm lượng Ni trong rau cải xoong tại Thái Nguyên, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận sau:
- Thành phần của đất: Hầu hết các mẫu đất phân tích các chỉ tiêu (pH, OM, N-P-K) đều phù hợp với tiêu chuẩn cho phép. Trong đó hàm lượng Ni là: Thành phố: 4,75; Đồng Hỷ: 5,12; Võ Nhai: 10,57; Phú Bình: 2,46 (đơn vị mg/kg khô). Đều dưới mức cho phép.
- Thành phần của nước: Các mẫu nước tưới phân tích các chỉ tiêu(pH, N- P-K) đều phù hợp với với tiêu chuẩn cho phép, chỉ riêng chỉ tiêu TSS tại tất cả các vùng đều vượt TCVN (50 mg/l) rất cao cụ thể: Thành phố: 230,1; Đồng Hỷ: 304,9; Võ Nhai: 163,7; Phú Bình: 74,8 và Trung bình: 193,38 (đơn vị mg/l). Trong đó hàm lượng Ni trong nước ở tất cả các vùng đều không phát hiện.
- Hàm lượng Ni trong cải xoong tại các vùng khác nhau (Thành Phố, Đồng Hỷ, Võ Nhai và Phú Bình) là khác nhau. Hàm lượng niken biến động từ 0,43 – 0,65 mg/kg tươi, So sánh TC FAO/WHO (0,5 mg/kg tươi), thì hàm
lượng niken trong rau cải xoong các khu vực huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ và Thành Phố vượt ngưỡng cho phép. Hàm lượng niken tại huyện Phú Bình thấp hơn ngưỡng cho phép, hàm lương niken lớn nhất được phát hiên tại vùng Thành Phố (0,65 mg/kg tươi), hàm lượng niken phát hiện thấp nhất là ở Phú Bình (0,43 mg/kg tươi).
- Hàm lượng Ni trong cải xoong tại các thời vụ thu hoạch khác nhau là khác nhau. Hàm niken trung bình của các vùng theo thời vụ thu hoạch biến động từ 0,48 – 0,62. Hàm lượng trung bình của niken trong rau cải xoong tăng dần từ đầu vụ đến cuối vụ, So sánh TC FAO/WHO (0,5 mg/kg tươi), thì hàm lượng niken trung bình trong rau cải xoong tại các thời điểm giữ vụ, cuối vụ là: 0.61 và 0,62 mg/kg tươi vượt ngưỡng so với tiêu chuẩn cho phép. Tại thời điểm đầu vụ thì hàm lượng niken trung bình là 0,48 mg/kg tươi nhỏ hơn ngưỡng TCCP.
- Hàm lượng Ni trong các bộ phận khác nhau của cải xoong là khác nhau. Hàm lượng niken trong rễ rau là cao nhất trung bình chứa 0,76 mg/kg tươi, thấp nhất là ở lá rau trung binh chứa 0,52 mg/kg tươi, bộ phận thân rau hàm lượng niken tồn dư là 0,60 mg/kg tươi. So sánh với TC FAO/WHO (0,5
mg/kg tươi) thì các bộ phận của rau cải xoong có hàm lượng tồn dư niken đều
lớn hơn ngưỡng cho phép.
- hàm lượng Ni trong rau cải xoong tỷ lệ thuận với với hàm lượng Ni trong đất
5.2. Đề nghị
Để có kết quả một cách chính xác và đầy đủ hơn chúng tôi đề nghị tiếp tục cho nghiên cứu khả năng hấp thụ Ni nói riêng và khả năng hấp thụ kim loại nặng của rau cải xoong nói chung ở những vùng khác nhau không riêng tại tỉnh Thái Nguyên mà cần nghiên cứu rộng khắp trên cả nước để đưa ra một kết quả đầy đủ về khả năng hập thụ KLN và lượng tồn dư KLN trong rau cải xoong.
Mở rộng diện tích trồng rau cải xoong trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, và trên khắp cả nước vì đây là loại rau đem lại giá trị kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng rất cao, đăc biệt ưu tiên những vùng có hàm lượng KLN tồn dư trong đất trồng và nước tưới cho rau thấp.
Khuyến cáo người dân sử dụng rau cải xoong nên sử dụng vào thời điểm đầu vụ nhiều hơn, hạn chế sử dụng vào thời diểm cuối và giữa vụ vì ở thời điểm này hàm lượng tồn dư Ni là lớn nhất vượt ngưỡng cho phép
Áp dụng khả năng hấp thụ rất tốt Ni của rau cải xoong vào lĩnh vực xử lý Môi trường, đặc biệt là môi trường đất và nước bị nhiễm độc Ni.
I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Lan Anh (2000), Tìm hiểu khả năng hấp thụ Cu, Pb, Zn, Cd qua rễ
và lá của rau cải xanh, Báo cáo tốt nghiệp, ĐHQG Hà Nội.
2. Bộ Khoa học và công nghệ (10/01/2006), quyết định 03/2006, Bộ Khoa học và công nghệ, Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1993), Dự thảo tiêu chuẩn rau sạch. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Quyết định 04/2007, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy định về sản xuất rau an toàn. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (2006), Ảnh hưởng của KLN đến
sức khoẻ con người và sinh vật, http://www.monre.gov.vn/.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (2008), Quyêt định số 16/2008,
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
7. Hoàng Anh Cung, Nguyễn văn Hiền (1996), Nghiên cứu một số yếu tố gây
ô nhiễm trên rau và xây dựng quy trình sản xuất rau sạch, Báo cáo khoa
học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
8. Phan Thị Dung (2007), Đánh giá hiện trạng môi trường và hàm lượng
KLN trong đất trồng rau ở một số vùng ngoại thành Hà Nội, Báo cáo tốt