Phản ứng đóng rắn epoxy

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHẾ tạo GIÁ THỂ ỨNG DỤNG TRONG TRỒNG RAU THỦY CANH từ TRO TRẤU, mụn dừa và NHỰA EPOXY (Trang 27 - 28)

Để nhựa epoxy có nhiều tính chất cơ lý tốt, cần phải thực hiện phản ứng đóng rắn nhựa này bằng cách chọn các chất đóng rắn phù hợp.

Do nhóm epoxy có hoạt tính rất mạnh nên phản ứng khá dễ dàng với hydro linh động của các hợp chất amin, amid, acid, methylon, phenol.

❖ Việc lựa chọn chất đóng rắn phụ thuộc vào:

- Tính chất gia cơng tốt trong hệ chưa đóng rắn như: độ nhớt thấp ở nhiệt độ gia cơng, thời gian gel, nhiệt lượng của phản ứng và độ độc hại.

- Thời gian và nhiệt độ đóng rắn.

- Những tính chất (vật lý, cơ học, điện hóa học) của hệ đóng rắn. - Giá thành.

❖ Chất đóng rắn nhựa epoxy có thể chia làm 3 nhóm chính:

- Chất đóng rắn loại amin: phản ứng đóng rắn ở nhiệt độ thường. - Chất đóng rắn loại acid: phản ứng đóng rắn ở nhiệt độ cao.

- Chất đóng rắn loại khác: các hợp chất chứa hai hay nhiều thành phần định chức như phenol formandehit,.

Trong nghiên cứu này nhóm chỉ sử dụng chất đóng rắn dạng amin. -I- Chất đóng rắn dạng amin

Khi tác dụng amin với epoxy thì xảy ra hiện tượng đứt vịng epoxy và nối amin, đồng thời khơng sinh ra bất kỳ chất nào, do đó có độ co rút nhỏ.

Chất đóng rắn này có đặc điểm là độ nhớt thấp, giá rẻ, do đó nó được sử dụng phổ biến. Đơi khi dùng các amin biến tính để cải thiện được tính chất trên.

❖ Các chất đóng rắn thường gặp như [11,12]: - DETA (dietyl triamin) hàm lượng 5 - 8%. - TETA (trietyl tetraamin) hàm lượng 7 - 10%.

Quan

Trang 12

- PETA (polyethylene polyamide) hàm lượng 10 - 20%. - Versamit 125, 135 hàm lượng 40 - 50%.

Nhiệt độ ảnh hưởng nhiều đến thời gian đóng rắn. Tốc độ đóng rắn càng nhanh thời gian càng giảm. Nếu dư amin, phản ứng xảy ra nhanh tỏa nhiệt làm phân hủy amin, tạo bọt.

Vì phản ứng kết hợp giữa amin và epoxy là phản ứng tỏa nhiệt, do đó khi sản xuất các sản phẩm có kích thước lớn cần một lượng chất phụ gia (bột thạch anh, sợi amiang) để dẫn nhiệt ra tốt.

Phản ứng đóng rắn epoxy với amin:

Nhựa epoxy R^O—CH2—C|-CH2

Chất đóng rắn H2N—R2—NH2

Sản phầm đóng rắn R1—O—Cl l2—C11—CH2—NH—R^NH2 OH

NH2 tự do cịn lại tiếp tục tấn công vào đầu epoxy của mạch diepoxy khác làm kéo dài mạch, có độ sít chặc cao hơn khi đóng rắn với amin.

❖ Ưu điểm

- Chất đóng rắn loại amin, amid có thể đóng rắn các chi tiết lớn hoặc dán gạch ốp tường.

- Khả năng bay hơi ít, khả năng phản ứng cao, có thể điều chế ở dạng khan nước.

❖ Nhược điểm

- Amin độc và khó điều chỉnh thời gian chuẩn bị. - Dung dịch nhựa với amin kém bền khi bảo quản.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHẾ tạo GIÁ THỂ ỨNG DỤNG TRONG TRỒNG RAU THỦY CANH từ TRO TRẤU, mụn dừa và NHỰA EPOXY (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w