Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Kiểm sát viên và Điềutra viên, giữa Việnkiểm sát và Cơ quan điều tra 02 cấp tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai. (Trang 63 - 67)

- CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG YÊU CẦU ĐIỀUTRA CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ

3.5. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Kiểm sát viên và Điềutra viên, giữa Việnkiểm sát và Cơ quan điều tra 02 cấp tỉnh Đồng Na

- - Tăng cường quan hệ phối hợp giữa KSV và ĐTV.

- Thực tế cho thấy, mặc dù YCĐT của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ có chất lượng tốt nhưng khơng có sự phối hợp tốt với ĐTV để thực hiện thì YCĐT đó cũng khơng phát huy được hiệu lực, hiệu quả như mong muốn.

- Do vậy, để phát huy được hiệu lực, hiệu quả của YCĐT, cần phải tăng cường sự phối hợp giữa KSV và ĐTV cùng cấp trong việc thực hiện các nội dung YCĐT. Sau khi ban hành YCĐT, Kiểm sát viên phải bám sát tiến độ điều tra, kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra, các biện pháp điều tra của ĐTV, bảo đảm cho các YCĐT của KSV được thực hiện đầy đủ. KSV phải nghiên cứu kỹ những tài liệu, chứng cứ do ĐTV mới thu thập, chuyển đến để phát hiện những mâu thuẫn trong các lời khai, bản cung, những nội dung chưa được làm rõ hoặc còn thiếu, chưa được thu thập để trao đổi trực tiếp với ĐTV hoặc bổ sung YCĐT để ĐTV thực hiện. Trước khi kết thúc điều tra, KSV và ĐTV phải phối hợp để rà sốt, đánh giá tồn bộ chứng cứ, tài liệu và các thủ tục tố tụng của vụ án. Đối với vụ án chức vụ có tính chất phức tạp, có nhiều

bị can tham gia, có bị can khơng nhận tợi thì KSV và ĐTV cần phải đánh giá, phân hóa từng vấn đề cần chứng minh, nếu chưa thống nhất quan điểm nhận thức thì báo cáo lãnh đạo đề xuất họp hai ngành cho ý kiến xử lý đối với vụ án.

- Khi có khó khăn, vướng mắc, phải phối hợp chặt chẽ với ĐTV để giải quyết. Trường hợp ĐTV chưa rõ thì KVS chủ đợng trao đổi, phân tích, giải thích những vấn đề đã nêu trong YCĐT để cùng phối hợp thực hiện. Nếu giữa KSV và ĐTV không thống nhất giải quyết được phải kịp thời báo cáo lãnh đạo hai đơn vị để bàn biện pháp giải quyết. Trường hợp ĐTV thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện các nợi dung YCĐT thì KSV báo cáo, đề xuất báo cáo, đề xuất lãnh đạo lãnh đạo Viện cùng cấp kiến nghị bằng văn bản với Lãnh đạo CQĐT hoặc yêu cầu thay đổi ĐTV. Trường hợp do trở ngại kháchquan mà không thể thực hiện được đầy đủ yêu cầu điều tra thì KSV yêu cầu ĐTV giải thích, nêu rõ lý do trong bản kết luận điều tra theo quy định.

- - Tăng cường quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS.

- Lãnh đạo VKS 02 cấp cần chủ động trao đổi với Lãnh đạo CQĐT điều chuyển, phân cơng, bố trí đủ số lượng ĐTV có năng lực trình đợ và kinh nghiệm nghề nghiệp để trực tiếp tiến hành điều tra, giải quyết các vụ án hình sự về chức vụ lớn, phức tạp… ngay từ khi tiếp nhận, thụ lý nguồn tin về tội phạm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường tổ chức họp giao ban liên ngành tố tụng định kỳ để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐTV, KSV tăng cường mối quan hệ phối hợp trong giải quyết các vụ án hình sự về chức vụ, trong đó có những nợi dung liên quan đến việc phối hợp giữa KSV và ĐTV trong thực hiện YCĐT của KSV.

- Đối với những vụ án phức tạp, nhạy cảm, có những quan điểm khác nhau và phân tích, đánh giá chứng cứ việc xác định tội phạm, người phạm tội, định tội danh...VKSND cần chủ động đề nghị CQĐT tổ chức họp liên ngành thường xuyên, định kỳ để cùng nhau đánh giá tiến độ điều tra, kết quả thực hiện YCĐT của VKS, bàn các bước điều tra tiếp theo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc khơng thống nhất được quan điểm giải quyết thì phải kịp thời phối hợp báo cáo Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, Thường trực Tỉnh ủy (thơng qua Ban Nợi chính Tỉnh ủy Đồng Nai) để thống nhất chỉ đạo, đặc biệt là đối với những vụ án lớn, phức tạp, nhạy cảm, án do Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.

- Kết luận chương 3

- Việc đề ra YCĐT và yêu cầu CQĐT thực hiện đầy đủ, triệt để tất cả nội dung YCĐT là nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV trong suốt quá trình THQCT và KSĐT đối với các VAHS về chức vụ. Để góp phần nâng cao chất lượng YCĐT cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các YCĐT của KSV trong giai đoạn điều tra VAHS về chức vụ, chương 3 của đề tài đã đề xuất đồng bợ nhiều giải pháp cụ thể, trong đó giải pháp có ý nghĩa quan trọng, quyết định là nâng cao nhận thức, trình đợ năng lực và trách nhiệm của đội ngũ KSV, ĐTV hai cấp tỉnh Đồng Nai trong việc đề ra YCĐT và thực hiện YCĐT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ; đồng thời cần phải tăng cường mối quan hệ phối hợp tốt giữa KSV và ĐTV, giữa VKS và CQĐT trong việc thực hiện các nợi dung YCĐT. Chính chất lượng nợi dung YCĐT và năng lực của KSV sẽ chi phối mối quan hệ giữa ĐTV và KSV, tạo nên hiệu lực, hiệu quả của YCĐT và kết quả giải quyết vụ án hình sự về chức vụ. Các giải pháp này được đề xuất trên cơ sở lý luận và có tính khoa học, tính thực tiễn…nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ có tính khả thi cao.

- KẾT LUẬN

- Cơng tác đấu tranh phịng chống tợi phạm về chức vụ trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc phát hiện, thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh tội phạm và người phạm tợi hết sức khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy, tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra là một trong những nội dung trọng tâm của cải cách tư pháp trong đó việc đề ra YCĐT là mợt trong những hoạt động tố tụng thể hiện rõ nhất việc gắn chức năng công tố với hoạt động điều tra, thể hiện đầy đủ nhất chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của VKS trong hoạt động điều tra.

- Với mục tiêu ban đầu đã đặt ra của đề tài: “Yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong

giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” đã được tác giả nghiên

cứu, khái quát hóa những vấn đề cơ bản nhất về lý luận và pháp luật về YCĐT của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ như đưa ra khái niệm, đặc điểm, vai trị, mục đích và ý nghĩa của YCĐT, về thẩm quyền, phạm vi đề ra YCĐT của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ; về các quy định của pháp luật và của ngành về YCĐT; tổng hợp, đánh giá thực trạng đề ra YCĐT và thực hiện bản YCĐT của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến năm 2020; từ đó đưa ra nhóm các giải pháp cụ thể và đồng bợ, trong đó giải pháp có ý nghĩa quan trọng, quyết định là nâng cao nhận thức, trình đợ năng lực và trách nhiệm của KSV trong việc đề ra YCĐT và tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa KSV và ĐTV, giữa VKS và CQĐT trong việc thực hiện YCĐT của KSV. Đồng thời, đề tài cũng đề xuất các giải pháp cụ thể để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến bản YCĐT… nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả YCĐT của KSV góp phần giải quyết các vụ án hình sự về chức vụ tại tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới đảm bảo có căn cứ, đúng người đúng tội và đúng pháp luật; không làm oan người vô tội,không bỏ lọt tội phạm, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò, trách nhiệm của KSV trong việc “tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” theo yêu cầu cải cách tư pháp. Các giải pháp mà đề tài luận văn đã đề xuất được dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn do đó, nếu được áp dụng sẽ mang tính khả thi cao./.

Một phần của tài liệu Yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai. (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w