CHƯƠNG 1 : NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới kênh phân phối của công ty
2.3.1 Môi trường vi mô
2.3.1.1Khách hàng
Đối với bất cứdoanh nghiệp nào, khách hàng chính là yếu tố đem lại nguồn thu nhập cho họ. Dựa vào mục đích sử dụng sản phâm mà cơng ty chia khách hàng của mình thành 2 nhóm: khách hàng tiêu dùng và khách hàng thương mại.
Nhóm khách hàng tiêu dùng: đây là nhóm khách hàng đem lại một khoản doanh thu cho công ty. Những khách hàng này mua sản phẩm với mục đích phục vụ cho sức khỏe bản thân và gia đình. Nhóm khách hàng tiêu dùng này thường mua với giá trị đơn không nhiều, tuy nhiên số lượng thuộc nhóm khách hàng này tương đối lớn nên cơng ty cần chú trọng đến dịch vụ cũng như sản phẩm cung cấp cho họ.
Nhóm khách hàng thương mại: đây là nhóm khách hàng bao gồm những nhà bán buôn, các đại lý phân phối, nhà bán lẻ, mua sản phẩm từ công ty để bán lại cho người tiêu dùngcuối cùng là các cá nhân và hộ gia đình. Đối với nhóm khách hàng này, những đơn hàng của họ thường có giá trị cao hơn so với nhóm khách hàng tiêu dùng. Ngồi ra, thời gian mà nhóm khách hàng này mua hàng từ cơng ty là khó xác định do phải phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ hàng hóa của họ. Đây cũng là nhóm khách hàng mà cơng ty cần phải chú trọng vì họ mang lại nguồn doanh thu chính cho công ty.
2.3.1.2 Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường của công ty khá là nhiều. Đối thủ trực tiếp là sữa chua Probi của vinamilk, sữa uống lên men Betagen. Đối thủ gián tiếp là sữa chua Ba Vì, Yomost, Wel Yo. Nhìn chung, ngành phân phối sữa uống lên men là ngành kinh doanh khó đem lại lợi nhuận cao, bởi ngồi việc ln phải đối mặt với nhiều cạnh tranh, sản phẩm còn phải đáp ứng được các đòi hỏi cao và ln thay đổi của khách hàng. Thêm vào đó, cịn hàng loạt chuẩn kiểm định chất lượng sản phẩm hà khắc địi hỏi cơng ty cần tn thủ nghiêm ngặt.
GVHD: Ths. Nguyễn Mỹ Linh 21 SVTH: Đinh Thị Ngọc Huỳnh
Với việc xác định rõ đối thủ cạnh tranh của mình, cơng ty sẽ tìm hiểu được những thơng tin về họ để từ đó xây dựng hệ thống phân phối có thể cạnh tranh với các cơng ty trên thơng qua các chính sách sản phẩm hay các chương trình xúc tiến bán hàng hay hỗ trợ các trung gian…
2.3.2 Môi trường vĩ mô
2.3.2.1 Môi trường kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, môi trường cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn với những cơ hội và thách thức mới cho doanh nghiệp. Do đó, cơng ty ln phải nắm bắt được những thay đổi của nền kinh tế để tạo ra được những lợi ích cho riêng mình và đóng góp vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nược.
2.3.2.2 Mơi trường chính sách, pháp luật
Ngày 31/7/2009, Bộ Chính trị đã ban hành văn bản số 264-TB/TW về việc tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Sau thời
điểm này, chương trình đã được phát động trên tồn quốc.
Hưởng ứng cuộc vận động này, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đầu tư,
hiện đại hóa máy móc thiết bị, tạo ra sản phẩm mới, hạ giá thành, cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập để chiếm lĩnh thị phần trong nước.
Ngoài ra, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, luật lệ như
Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp… để chi phối và điều hành các hoạt động
lưu thơng hàng hóa trên thịtrường do đó hoạt động kênh phân phối của cơng ty
đều bị ảnh hưởng bởi những quy định, chính sách của chính quyền.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN KÊNH PHÂN
PHỐICỦA CÔNG TY TNHH YAKULT VIỆT NAM–CHI NHÁNH CẦN
THƠ