Định hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TNHH YAKULT VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 32)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI

3.1 Định hướng phát triển của công ty

3.1.1 Mục tiêu chung

Trong năm 2021, mục tiêu chung trong các hoạt động của công ty TNHH Yakult Việt Nam sẽ là:

Lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2021 cao hơn các năm trước. Giữ vững mối quan hệ với khách hàng hiện có, tìm kiếm mối quan hệ với các khách hàng mới.

Nâng cao hiệu quả làm việc của các bộ phận tong công ty.

3.1.2 Mục tiêu của hoạt động phân phối

Đẩy mạnhlượng hàng hóa tiêu thụ tại thị trường mà công ty đang hoạt động. Đảm bảo khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốt nhất. Kiểm soát tối đa hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối. Hạn chế xung đột giữa các thành viên trong kênh.

Cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong kênh.

3.2 Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty

3.2.1 Hoàn thiện tổ chức kênh phân phối

Để hoàn thiện cấu trúc kênh phân phối của mình, cơng ty phải chú trọng tới mục tiêu hoạt động của kênh phân phối. Để thu được nhiều lợi nhuận, công ty nên lựa chọn những kênh và trung gian có khả năng phân phối tốt để tiết kiệm chi phí lưu thơng cũng như tang lợi nhuận cho mình.

Ngồi ra, sản phẩm Yakult có đặc điểm chính là dễ dàng được bán cho nhiều đối tượng, công ty cần phải sử dụng tới nhiều kênh và trung gian để có thể tăng lượng tiêu thụ. Do đó, cơng ty cần thiết lập thêm kênh phân phối cho mình. Để thực hiện được điều này, cơng ty cần phải có đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường, khảo sát tìm hiểu nhu cầu, thói quen tiêu dùng của khách hàng. Trong khi đó, đội ngũ bán hàng của

GVHD: Ths. Nguyn M Linh 23 SVTH: Đinh Thị Ngc Hunh

công ty sẽ tiềm kiếm thêm các nhà bán bn, bán lẻ có năng lực, các điều kiện phù hợp để trở thành thành viên mới trong kênh phân phối của công ty.

Đồng thời, công ty cần xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung gian sẵn có để mở rộng hoặc cắt bỏ những kênh kém hiệu quả để tiết kiệm chi phí hoạt động.

3.2.2 Quản lý hoạt động của kênh phân phối

3.2.2.1 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là hoạt động sẽ đem lại cho công ty về thông tin để đưa ra các quyết định hoạt động cho kênh phân phối, để thực hiện tốt việc nghiên cứu thị trường, công ty nên tuyển thêm nhân viên nghiên cứu thị trường. Các nhân viên nghiên cứu thị trường sẽ có nhiệm vụ thu thập thơng tin về thị trường để báo về công ty, đảm bảo độ chính xác của thơng tin ở mức cao nhất. Đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường của công ty nên tập trung thu thập các thông tin như

sau:

Các trung gian bán buôn, bán lẻ: Họ hoạt động ở đâu? Họ còn mua hàng từ nhà cung cấp nào khác? Lý do vì sao họ mua hàng từ nhà cung cấp khác? Họ thường mua những loại sản phẩm nào? Khối lượng đơn hàng mỗi lần họ mua? Họ thường mua hàng vào những thời điểm nào?

Các khách hàng trực tiếp của cơng ty: Họ có thực sự thỏa mãn nhu cầu khi tiêu dùng sản phẩm Yakult mà công ty phân phối hay không? Họ thường mua với số lượng bao nhiêu?

Các đối thủ cạnh tranh: đây là những thông tin mà nhân viên nghiên cứu thị trường cần chú ý khi làm việc. Đối với đối thủ cạnh tranh, những thông tin cần thu thập là về mức giá bán, các trung gian hoạt động trong kênh phân phối của họ, các biện pháp động viên thành viên kênh… Những thông tin về đối thủ cạnh tranh làmộtyếu tố rất quan trọng giúp cho công ty đưa

ra các quyết định cho kênh phân phối của mình để có thể tạo được lợi thế

trước đối thủ.

3.2.2.2 Lựa chọn các thành viên trong kênh

Một trong những mục tiêu khi hoạt động của kênh phân phối tại công ty là mở rộng kênh. Do dó, cơng ty cần đặt ra những điều kiện để tuyển chọn các thành viên mới cho kênh:

Địa bàn hoạt động: đối với nhà bán lẻ, phải có khả năng hoạt động tại ít nhất 1 phường. Đối với nhà bán bn, phải có khả năng hoạt động tại ít nhất 1 quận.

Các trung gian phải có vị trí kinh doanh thuận lợi, đủ diện tích để trưng

bày và lưu trữ sản phẩm của Yakult.

Có đăng ký kinh doanh hợp pháp.

Kinh nghiệm hoạt động tối thiểu 2 năm trong lĩnh vực phân phối hàng

hóa.

Ngồi ra, khi xu hướng tiêu dùng hiện nay có sự thay đổi, người tiêu dùng có thói quen mua hàng tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi nhiều hơn vì họ tin rằng chất lượng hàng hóa được bảo đảm, cơng ty có thể liên hệ đàm phán với các siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại các tỉnh thành phố để họ chấp nhận bày bán sản phẩm của Yakult. Khi sản phẩm Yakult xuất hiện trong các siêu thi, của hàng tiện lợi, lượng tiêu thụ sản phẩm ắt hẳn sẽ tăng cao nếu như công ty thỏa thuận được với các siêu thị, cửahàng tiện lợi về lợi ích mà các bên cùng hưởng.

3.2.2.3 Đánh giá các thành viên trong kênh

Công ty cần thực hiện đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh

thường xuyên để có thể điều chỉnh lại cấu trúc kênh phân phối của mình, lựa chọn

các thành viên có đủ khả năng hợp tác với cơng ty. Việc đánh giá hiệu quả hoạt

động của các thành viên trong kênh có ý nghĩa quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp tới kết quả kinh doanh của cơng ty. Để có thể đánh giá được hoạt động của các thành viên kênh, công ty cần đưa ra những chỉ tiêu cụ thể đối với các thành

viên. Dưới đây là các chỉ tiêu mà cơng ty có thể dùng để đánh giá các thành viên

GVHD: Ths. Nguyn M Linh 25 SVTH: Đinh Thị Ngc Hunh

Doanh số bán hàng: đối với các trung gian mới, cơng ty có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của họ qua doanh số bán hàng mà họ đạt được trong một khoảng thời gian nhất địnhvà đem so sánh doanh số này với mức yêu cầu mà cơng ty đưa ra trước đó với họ. Nếu mức doanh số vượt được yêu cầu của công ty, công ty nên tiếp tục hợp tác với họ. Ngược lại, nếu doanh số mà các trung gian mới này chưa đạt yêu cầu, công ty cần xem xét lại khả năng tiêu thụ của họ và tiềm năng từ họ đem lạ lợi ích cho cơng ty để quyết định ngừng hợp tác hay tiếp tục hợp tác với họ. Đối với các trung gian lâu năm, công ty có thể dựa vào doanh số bán hàng của họ trong cùng một định kỳ nhất định trước đó và so sánh doanh số bán hàng gần nhất của họ để đánh giá hiệu quả hoạt động.

Lượng hàng tồn kho: qua tiêu chí này cơng ty sẽ dễ dàng đánh giá được hiệu quả hoạt động của các trung gian. Công ty cần đưa ra mức dự trữ tồn kho nhất định phù hợp với quy mô hoạt động của các trung gian. Tuy nhiên, trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, nếu lượng hàng tồn kho nhiều hơn so với lượng hàng tiêu thụ chứng tỏ rằng trung gian đó chưa thực sự hoạt động hiệu quả. Ngồi ra, lượng hàng tồn kho quá lớn sẽ dẫn đến việc chi phí lưu

kho cao.

Thái độ hợp tác của các trung gian: nếu họ tích cực tiêu thụ sản phẩm từ cơng ty, cơng ty có thể đưa ra các biện pháp khuyến khích họ tăng lượng hàng tiêu thụ. Ngược lại, nếu họ có thái độ thiếu thiện chí, bất hợp tác, dựa vào các điều khoản đã kí kết trong hợp đồng mà cơng ty có thể phạt và chấm dứt hợp tác với các trung gian này.

3.2.2.4 Động viên, khuyến khích các thành viên trong kênh

Khuyến khích, động viêncác thành viên trong kênh là một hoạt động mà bất cứ nhà quản trị kênh phân phối nào cũng phải quan tâm vì các chính sách khuyến khích, động viên sẽ giúp các thành viên kênh cảm thấy được tôn trọng bởi những nổ lực của họ, tạo cho họ những thái độ tích cực trong hoạt động phân phối. Để thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các thành viên kênh, cơng ty cần

phải trao đổi với họ, tìm hiểu nhu cầu của họ, khả năng hoạt động để đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm giúp đõ, động viên họ. Cũng cần lưu ý rằng việc thực hiện động viên, khuyến khích các thành viên trong kênh phải phụ thuộc vào khả năng của công ty.

3.2.2.5 Hồn thiện về tuyển dụng nhân sự cho cơng ty

Tùy vào mỗi vị trí làm việc mà u cầu cho vị trí đó khác nhau nhưng nhìn chung mỗi vị trí đều có những đóng góp quan trọng trong hoạt động của cơng ty. Để cơng ty hoạt động có hiệu quả, nguồn nhân lực phải có năng lực chun mơn cao cũng như đạo đức nghề nghiệp tốt. Do đó, trong chính sách tuyển dụng nhân sự của mình, cơng ty cần đưa ra những u cầu chặt chẽ. Ví dụ với vị trí nhân viên kinh doanh cần phải có một vài điều kiện như sau:

Kỹ năng giao tiếp tốt.

Có kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng tốt. Có kỹ năng làm việc nhóm tốt.

Tính cách hịa nhã phù hợp với công việc bán hàng.

Chịu được áp lực cơng việc.

Để khích lệ và động viên tinh thần làm việc của đội ngũ công nhân viên, cơng ty có thể trao thưởng hàng q cho nhân viên có thành tích làm việc xuất sắc, tổ chức những chuyến du lịch nghỉ mát. Từ đó giúp họ thêm đồn kết, hiểu nhau hơn và hiệu quả làm việc sẽ được nâng cao.

3.2.2.6 Giải quyết các xung đột trong kênh

Trong quá trình hoạt động của kênh phân phối, các xung đột xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Giải quyết được các xung đột trong kênh sẽ giúp cho hoạt động của kênh ổn định hơn và cơng ty sẽ thu được nhiều lợi ích. Khi xung đột xảy ra, cơng ty phải lập tức tìm hiểu nguyên nhân tại sao và tìm cách giải quyết mâu

thuẫn đó.

Tuy nhiên, để hạn chế tối đa các mâu thuẫn, công ty phải hiểu rõ các trung gian của mình muốn gì. Cơng ty cần củng cố mối quan hệ của mình với các trung

GVHD: Ths. Nguyn M Linh 27 SVTH: Đinh Thị Ngc Hunh

gian, thảo luận với họ, thống nhất các mục tiêu chung để hoạt động và đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu chung đó.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Kết luận

Phân phối hàng hóa là một cơng đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao nhưng nếu không thiết lập được hệ thống phân phối phù hợp thì rất khó đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Do vậy, việc xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối hiệu quả luôn là vấn đề sống cịn của mọi doanh nghiệp sản xuất.

Cơng ty TNHH Yakult Việt Nam cũng xác định được vấn đề đó. Cơng ty đã có những bước đi đúng đắn trong cơng tác tổ chức và quản lý từng bước hồn thiện kênh phân phối của mình, tạo được vị thế trên thị trường. Từ đó nâng cao hiệu quả trong quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá lại công tác tổ chức cũng như quản lý kênh phân phối, từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện kênh phân phối của cơng ty. Hy vọng đó là những đóng góp giúp cơng ty ngày càng hồn thiện kênh phân phối của mình hơn để nâng cao vị thế trên thị trường cũng như đạt được các mục tiêu phát triển của công ty.

2. Kiến nghị

2.1 Đối với công ty

Tăng cường cơng tác kiểm sốt và theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của chi

phí nhằm hạ giá thành sản phẩm và những chi phí ngồi sản xuất.

Công ty cần linh hoạt trong việc cho khách hàng chiếm dụng vốn nhưng vẫn đảm bảo không để nợ xấu xảy ra bằng cách thường xuyên theo dõi các khoản nợ phải thu để kịp thời thu hồi đúng theo hộp đồng giao kết, không để nợ quá lâu vì khi đó

cơng ty sẽ thiếu vốn, phải đi vay làm tăng chi phí lãi vay, giảm lợinhuận của công ty.

Đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường mới nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bằng việc đảm bảo hàng hóa có chất lượng và bằng uy tín, thương hiệu của công ty.

Cập nhật thơng tin liên tục để cơng ty có thể bắt kịp được những biến đổi của thị trường về giá cả nguyên vật liệu cũng như các yếu tố đầu vào khác.

GVHD: Ths. Nguyn M Linh 29 SVTH: Đinh Thị Ngc Hunh

Có những chính sách khuyến khích bán hàng: có thể cho hưởng chiết khấu, giảm

giá cho khách hàng khi mua sản phẩm với số lượng lớn có tổng giá trị thanh toán cao.

2.2 Đối với nhà nước

Ngồi nổ lực của chính bản thân Cơng ty thì mọi chủ trương, chính do nhà nước ban hành đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Vì vậy, nhà nước cần phải:

Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thơng thống nhằm tạo mơi trườngcạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp tham gia trong ngành, xử lý

nghiêm minh mọi hành vi vi phạm, gian lận nhằm mục đích lợi nhuận.

Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trườngtiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các cơng ty có thể đầu tư nguồnvốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời, dễ dàng huy động vốn khi cần thiết mà không chịu áp lực từ lãi suất cho vay của các ngân hàng.

Giá cả của nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào trong ngành cũng như thị trường nguyên vật liệu thế giới biến động phức tạp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như các doanh nghiệp các trong ngành. Vì vậy,Nhà nước cần có những chính sách bình ổn giá cả để giúp cho các doanh nghiệp phát triển ổn định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Từ các giáo trình, sách

1. Huỳnh Thanh Nhã (2015), Marketing căn bản, Nhà xuất bản đại học Cần Thơ.

2. Nguyễn Kim Anh (2017), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Khoa họa và Kỹ thuật.

3. Ths. La Hồng Liên (2013), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học, lưu hành nội bộ, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ.

II. Từ các trang web

1. Báo cáo thực tập nhận thức nhà máy Yakult: https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/bao-cao-thuc-tap- nhan-thuc-nha-may-yakult-248946.html

2. http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/4401/3/Tomtat.pdf

3. Yakult group3: https://dokumen.tips/health-medicine/yakult-group3.html

4. Kênh phân phối: https://xungnhi.wordpress.com/2011/05/29/ch%C6%B0%C6%A1ng-9-kenh-phan- ph%E1%BB%91i/

5. http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/47492/2/PHAMTHIKIEUOANH_K32. QTR.DN_TOM%20TAT.pdf

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TNHH YAKULT VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)