Nghĩa và vai trò của dự báo

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích và dự báo nhu cầu hàng may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt may phú hòa an (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.6. nghĩa và vai trò của dự báo

Dùng để dự báo các mức độ tương lai của hiện tượng, qua đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động trong việc đề ra các kế hoạch và các quyết định cần thiết

phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư, quảng bá, quy mô sản xuất, kênh phân phối sản phẩm, nguồn cung cấp tài chính… và chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển trong thời gian tới (kế hoạch cung cấp các yếu tố đầu vào như: lao động, nguyên vật liệu, tư liệu lao động… cũng như các yếu tố đầu vào dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ).

Trong các doanh nghiệp nếu công tác dự báo được thực hiện một cách nghiêm túc còn tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Dự báo chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung.

Dự báo chính xác là căn cứ để các nhà hoạch định các chính sách phát triển kinh tế văn hố xã hội trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân

Nhờ có dự báo các chính sách kinh tế, các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế được xây dựng có cơ sở khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ có dự báo thường xuyên và kịp thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.

1.1.6.2. Vai trò dựbáo

Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ cũng thay đổi theo từng tháng. Kết quả của dự báo sẽ có vai trị đáng kể đối với doanh nghiệp, nó được thể hiện như sau:

+ Là phần thiết yếu trong quản trị sản xuất tác nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định chiến lược cũng như chiến thuật của doanh nghiệp.

+ Có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạch định và thực hiện kế hoạch sản xuất cũng như các kế hoạch bộ phận khác của doanh nghiệp.

+ Giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đáp ứng, khơng bỏ sót cơ hội kinh doanh. + Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực.

+ Cung cấp cơ sở quan trọng để phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong toàn DN.

Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các nguồn lực được cung cấp đầy đủ, kịp thời thì địi hỏi việc dự báo của doanh nghiệp phải tương đối chính xác và phải đảm bảo tính liên tục.

Theo David (2000) cho rằng hiện nay nhiều tổ chức đang rất cần những chuyên viên biết kỹ thuật dự báo và nhu cầu tuyển dụng người làm dự báo đang có xu hướng gia tăng đáng kể, nhất là các đơn vị sản xuất kinh doanh do ba yếu tố sau:

Thứ nhất, dự báo ngày càng được sử dụng phổ biến ở hầu hết các bộ phận của

doanh nghiệp trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích tình huống kinh doanh, lập kế hoạch ngân sách vốn đầu tư,… Vì thế, những người lập kế hoạch chiến lược, phân tích tài chính, kế tốn, nghiên cứu thị trường, các nhà kinh tế… đều cần biết kỹ thuật dự báo.

Thứhai, để dự báo và người sử dụng dự báo phải thường xuyên trao đổi qua lại.

Cho nên, nếu những người sử dụng (thường là những nhà quản lý cấp cao của một tổ chức) có kiến thức về dự báo và tin cậy các kết quả dự báo sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình ra quyết định.

Thứ ba, dự báo có ý nghĩa sống cịn đối với sự thành công của một tổ chức vì

nhiều kết quả khảo sát ở Mỹ và các nước phát triển cho thấy khoảng 92% doanh nghiệp cho rằng dự báo rất quan trọng đối với sự thành cơng của doanh nghiệp.

Tóm lại, các tổ chức đang hoạt động trong một thế giới liên tục thay đổi nhưng các quyết định phải được thực hiện ngay hơm nay và ảnh hưởng sống cịn đến tương lai của tổ chức, nên dự báo dĩ nhiên luôn luôn cần thiết nếu thực sự tổ chức muốn tồn tại và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích và dự báo nhu cầu hàng may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt may phú hòa an (Trang 33 - 35)