Sơ đồ cấu tạo: Hệ thống ESA gồm có các cảm biến khác nhau, ECU

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ (Trang 57 - 60)

2. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động

2.1. Sơ đồ cấu tạo: Hệ thống ESA gồm có các cảm biến khác nhau, ECU

động cơ, các IC đánh lửa, cuộn dây đánh lửa và các bugi.

* Vai trò của các cảm biến

– Cảm biến vị trí trục câm (tín hiệu G): Cảm biến này phát hiện góc quay chuẩn và thời điểm của trục câm.

– Cảm biến vị trí trục khuỷu (tín hiệu NE): Cảm biến này phát hiện góc quay trục khuỷu và tốc độ của động cơ.

– Cảm biến lưu lượng khí nạp hoặc cảm biến áp suất đường ống nạp (tín hiệu VG hoặc PIM): Cảm biến này phát hiện khối lượng khí nạp hoặc áp suất đường ống nạp.

– Cảm biến vị trí bướm ga (tín hiệu IDL): Cảm biến này phát hiện điều kiện chạy không tải.

– Cảm biến nhiệt độ nước (tín hiệu THW): Cảm biến này phát hiện nhiệt độ của nước làm mát.

– Cảm biến tiếng gõ (tín hiệu KNK): Cảm biến này phát hiện tình trạng của tiếng gõ.

– Cảm biến oxy (tín hiệu OX): Cảm biến này phát hiện nồng độ của oxy trong khí xả.

* Vai trị của ECU động cơ: ECU động cơ nhận các tín hiệu từ các cảm biến, tính tốn thời điểm đánh lửa tối ưu theo các tình trạng động cơ, và truyền tín hiệu đánh lửa (IGT) đến IC đánh lửa.

* Vai trò của IC đánh lửa: IC đánh lửa nhận tín hiệu IGT do ECU động cơ phát ra để ngắt dòng điện sơ cấp trong cuộn đánh lửa một cách gián đoạn. Nó cũng gửi tín hiệu xác nhận đánh lửa (IGF) đến ECU động cơ.

150

Mạch đánh lửa: ECU động cơ xác định thời điểm đánh lửa dựa vào tín hiệu G, tín hiệu NE và các tín hiệu từ các cảm biến khác. Khi đã xác định được thời điểm đánh lửa, ECU động cơ gửi tín hiệu IGT đến IC đánh lửa. Trong khi tín hiệu IGT được chuyển đến để bật IC đánh lửa, dòng điện sơ cấp chạy vào cuộn dây đánh lửa này. Trong khi tín hiệu IGT tắt đi, dòng điện sơ cấp đến cuộn dây đánh lửa sẽ bị ngắt.

Đồng thời, tín hiệu IGF được gửi đến ECU động cơ.

Hiện nay, mạch đánh lửa chủ yếu dùng loại DIS (hệ thống đánh lửa trực tiếp). ECU động cơ phân phối dòng điện cao áp đến các xi lanh bằng cách gửi từng tín hiệu IGT đến các IC đánh lửa theo trình tự đánh lửa. Điều này làm cho nó có thể tạo ra việc điều chỉnh thời điểm đánh lửa có độ chính xác cao.

Mạch đánh lửa kiểu phân phối

Mạch đánh lửa kiểu phân phối là một hệ thống sử dụng một bộ chia điện để gửi dòng điện cao áp tới các bugi.

Mạch đánh lửa kiểu phân phối về cơ bản thực hiện việc điều chỉnh giống như loại DIS.

Tuy nhiên vì chỉ có một IC đánh lửa và một cuộn đánh lửa, chỉ có một IGT và IGF được truyền đi.

Điện áp cao sinh ra bởi cuộn dây đánh lửa được bộ chia điện phân phối đến mỗi xi lanh.

151 * Tín hiệu IGT Và IGF

- Tín hiệu IGT

ECU động cơ tính tốn thời điểm đánh lửa tối ưu theo các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau và truyền tín hiệu IGT đến IC đánh lửa.

Tín hiệu IGT được bật ON ngay trước khi thời điểm đánh lửa được bộ vi xử lý trong ECU động cơ tính tốn, và sau đó tắt đi. Khi tín hiệu IGT bị ngắt, các bugi sẽ đánh lửa.

- Tín hiệu IGF

IC đánh lửa gửi một tín hiệu IGF đến ECU động cơ bằng cách dùng lực điện động ngược được tạo ra khi dòng sơ cấp đến cuộn đánh lửa bị ngắt hoặc bằng giá trị dòng điện sơ cấp. Khi ECU động cơ nhận được tín hiệu IGF nó xác định rằng việc đánh lửa đã xảy ra. (Tuy nhiên điều này khơng có nghĩa là thực sự đã có đánh lửa).

152

hành và một DTC được lưu trong ECU động cơ và chức năng an toàn sẽ hoạt động và làm ngừng phun nhiên liệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ (Trang 57 - 60)