Giới thiệu tổng quan về Làng cổ Phước Tích

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ứng dụng digital marketing vào quảng bá du lịch cộng đồng tại làng cổ phước tích (Trang 42 - 43)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu tổng quan về Làng cổ Phước Tích

2.1.1. Vị trí địa lý

Làng cổ Phước Tích xưa thuộc Tổng Phò Trạch, Phủ Thừa Thiên, đến năm 1945 thuộc xã Phong Lâu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi sáp nhập tỉnh và huyện thì đổi thành là xã Phong Hịa, huyện Hương Điền, tỉnh Bình Trị

Thiên, nay thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. TừHuế đi theo đường Quốc lộ1A ra phía Bắc khoảng 40 km, đến gần cầu MỹChánh (huyện Hải Lăng, Quảng Trị), rẽ phải theo Quốc lộ 49B đi khoảng 1km qua cây cầu bắc ngang sơng Ơ Lâu, là đến Phước Tích.

Làng cổ Phước Tích nằm ở vị trí 16038’174” vĩ Bắc và 107018’ 717” kinh

Đơng, có diện tích khoảng 1 km2. Làng cổ Phước Tích địa thế khá đặc biệt : Sơng Ơ Lâu bao bọc quanh làng trừlối thơng ra ngồi tại Cống (Trước đây gọi là Cống ơng Khóa Thạo) ởphía chính Bắc và cầu Phước Tíchở phía Tây - Tây Nam, phía Bắc và Đơng Bắc giáp các làng Phú Xuân, Mỹ Xuyên,đi về Ưu Điềm (thị trấn –

huyện lỵcũ của huyện Phong Điền) khoảng 4 km theo hướng Đơng Bắc.

Phía Tây Nam là làng MỹChánh, chợ và ga MỹChánh, từga MỹChánh theo

đường sắt vào cố đô Huế là 40 km và theo đường Quốc lộ1 thì từcầu MỹChánh ra Quảng Trị là 19 km. Phía Nam là làng Hội Kỳ - nơi có mộ phần ngài Thủy tổ của họ Lê Trọng ở Phước Tích. Làng Phước Tích bao gồm cả Hà Cát xứ ở hữu ngạn sơng Ơ Lâu dành làm nghĩa trang, nơi để mộ phần của những người quá cố. Đây vốn là một doi cồn cát. Phía Tây Bắc làng có một cái hà (hồ) rộng khoảng 2 mẫu, theo truyền thuyết thì doi cồn cát là cây bút còn cái hồ là nghiên mực. Có lẽ do vậy mà người làng Phước Tích thường theo nghiệp bút nghiên và làng có tiếng là làng hiếu học, nhiều người đỗ đạt,ở thời kỳnào của lịch sửcũng có

người đỗ đạt cao, làm những chức quan to cả văn lẫn võ, có cơng với triều đình, nhà nước và xã hội.

2.1.2. Mơ hình quản lý du lịch tại Làng cổ Phước Tích

Được thành lập vào ngày 05 tháng 01 năm 2013 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 03 năm 2013. Ban quản lý làng cổ Phước Tích đãđưa ra kế

hoạch và tiến hành thực hiện những chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch, bảo tồn và phát huy giá trịdi sản tại làng cổ Phước Tích.

Bộ máy nhân sự với tổng số tám người bao gồm ban lãnh đạo có hai đồng

chí(giám đốc và phó giám đốc), một viên chức kế toán và năm viên chức khai thác du lịch và phát huy bảo tồn di sản.

Nguồn thu từdu lịch được thực hiện theo quy chếlàm việc của Ban quản lý và các dịch vụ du lịch tại làng cổ Phước Tích theo tỉ lệ 70% thuộc về người dân và 30% trích lại cho chi phí viết hóa đơn, phí mơi trường và chi phí quản lý.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ứng dụng digital marketing vào quảng bá du lịch cộng đồng tại làng cổ phước tích (Trang 42 - 43)