Mục tiêu học tập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn tin học cấp thành phố của học sinh tiểu học (Trang 33 - 99)

Mục tiêu học tập là sự thúc đẩy hoạt động học tập nhằm đạt kết quả mong muốn (tức là học để làm gì), là nhân tố kích thích quá trình học tập, thái độ học tập của HS đối với môn học. Mục tiêu học tập không phải có sẵn trong mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của HS dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên và phụ huynh.

Mục tiêu của con người được hình thành trên cơ sở hoạt động, giao tiếp của con người trong hệ thống các quan hệ xã hội. Nhưng trong hoàn cảnh buộc con người phải lựa chọn mục tiêu nào cho phù hợp để tiến hành hành động. Khi đó có quá trình đấu tranh ý chí, khả năng nhận thức sẽ giúp con người đối chiếu so sánh để lựa chọn ra mục tiêu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xung quanh, giúp chủ thể lường trước diễn biến và kết quả để hành động.

Đối với HS tiểu học làm thếnào đểcác em có được một mục tiêu học tập thật tốt. Mục tiêu đó sẽtừng bước tạo cho các em tính ham học, ham hiểu biết,

tiêu học tập tốt, theo tôi, phải tạo cho trẻ em niềm vui khi học, học mà chơi, chơi mà học, phải thấy được những điều kì diệu mà máy tính có thểlàm được.

Một trong những nghiên cứu được thực hiện tại trường trung học ở Tây Ban Nha (Marchesi và Martín, 2002), xác định kết quả học tập của HS phụ thuộc vào mục tiêu học tập của họ đặt ra hoặc là sự đáp ứng kỳ vọng của gia đình.

Charles A. Dana Center, 1999, trong nghiên cứu tìm thấy rằng các trường học có hiệu quả giáo dục cao nhờ có xu hướng kết hợp của nhiều đặc điểm: [13]

1. Mục tiêu giáo dục rõ ràng.

2. Các tiêu chuẩn cao và kỳvọng vào tất cảHS. 3. Cách quản lý lãnh đạo nhà trường.

4. Sựcộng tác và truyền thông.

5. Chương trình đào tạo, hướng dẫn, và đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn nhà nước.

6. Theo dõi thường xuyên giảng dạy và học tập. 7. Tập trung phát triển chuyên môn.

8. Môi trường hỗtrợ học tập.

9. Sựquan tâm của cha mẹvà sựtham gia của cộng đồng. Từcác lập luận trên, đềtài nêu ra giảthuyết:

Giảthuyết H3: Có mối tương quan thuận giữa mục tiêu học tập và mức độ đáp ứng kỳvọng kết quảthi HSG Tin học của HS tiểu học.

1.2.3.4. Thời gian dành cho môn tin học

Thời gian là một đại lượng biến thiên và là thành phần của một hệ thống đo lường được dùng để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, để so sánh độ dài của các sự kiện, và khoảng cách giữa chúng, để lượng hóa chuyển động của các đối tượng. Thời gian từng là một chủ đề quan trọng của tôn

giáo, triết học, và khoa học, nhưng định nghĩa thời gian theo một phương cách không gây tranh cãi và áp dụng được cho tất cả các ngành nghiên cứu là một công việc mà các học giả lớn vẫn chưa thực hiện được.

Theo tác giả Nguyễn Thanh Hương (2005) cho rằng: chính chúng ta là người quyết định sử dụng thời gian trong ngày như thế nào? Vì vậy, mỗi người cần có một thời gian biểu ghi rõ những việc phải làm hàng ngày. Chúng ta phải tự tạo ra các khoảng thời gian cho học tập, biết việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau. Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước. Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học, xem qua các tài liệu hoặc thực hành lại bài tập ngay sau giờ học. Nếu trong 24 tiếng mà không xem qua thì ta dễ quên bài nhất. Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng như bài viết phải nộp, các kì thi trước mắt và lâu dài.

Khi tham gia kỳthi Tin học cấp thành phố,để có kết quảthi như mong muốn, các em cần biết cách sử dụng thời gian cho môn Tin học ngoài các môn học cơ bản ở trường cho hợp lý. Đối với môn Tin học cần tham gia đầy đủ các giờ học ở trường, sau khi học lý thuyết thì cần phải dành thời gian để thực hành ngay các bài tập và vềnhà thì dành thời gian rảnh rỗi thực hành lại các bài tập đã học cũng như đọc thêm sách tham khảo và cuối tuần nếu nhà trường có tổ chức bồi dưỡng Tin học thì cần tham gia để nâng cao kiến thức tham dựkỳthi tốt hơn.

Giả thuyết H4:có mối tương quan thuận giữa thời gian dành cho môn Tin học với mức độ đáp ứng kỳvọng kết quảthi HSG Tin học của HS tiểu học.

1.2.3.5. Phương pháp học tập

Phương pháp học tập là cách thức hoạt động của nhà giáo dục và của người học được thực hiện thống nhất với nhau nhằm hoàn thành những nhiệm vụgiáo dục phù hợp với mục tiêu học tậpđềra.

Phương pháp học tập là những cách thức phương tiện hoạt động thống nhất của nhà giáo dục và người học nhằm giúp cho người học chuyển hoá những chuẩn mực xã hội thành những hành vi, thói quen đạo đức, vốn sống kinh nghiệm của cá nhân phù hợp với mục đích giáo dục. Các phương pháp học tậpđược thực hiện trong các hình thức giáo dục đa dạng ởtrên lớp, trong trường và ngoài trường và chịu sựchi phối của nội dung giáo dục.

Theo tác giả Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp học tập là cách thức để đạt đến mục tiêu, là các hoạt động được xếp đặt theo phương thức nhất định[5]. Cũng có thể hiểu phương pháp học tập là cách thức để xem xét đối tượng một cách có tổ chức và có hệ thống.

Học tin cũng như học các môn học khác đòi hỏi các em HS, nhất là các em HS nhỏtuổi cần phải đạt được từng bước sau đây:

Trước hết, các em phải tạo cho mình một nề nếp học tập tốt. Giờ nào việc nấy, giờ học là phải tập trung, chơi ra chơi, học ra học. HS cần rèn luyện một thói quen cẩn thận, chu đáo, cẩn thận trong từng cách sử dụng máy tính, và tập dần thói quen kiểm tra lại bài làm của mình. Tiếp đó, các em nhỏ nên rút kinh nghiệm dần qua từng bài học để tìm ra một cách học thích hợp nhất đối với bản thân. Các thầy cô giáo, cha mẹ nên quan tâm đến điều này bên cạnh việc dạy kiến thức cho trẻ.

Phương pháp học tập thường được biểu hiện ở các khía cạnh sau: lập kế hoạch học tập, ngoài ra các em còn phải biết tự mày mò, học hỏi những điều ngoài kiến thức thầy cô dạy, đọc thêm sách tham khảo ngoài sách giáo khoa, phát biểu xây dựng bài, những điều chưa biết thì phải hỏi thầy cô. Vì vậy, giả thuyết cuối cùng được đưa ra là:

Giảthuyết H5: có mối tương quan thuận giữa phương pháp học tập với mức độ đáp ứng kỳvọng kết quảthi HSG Tin học của HS tiểu học.

1.2 4. Phát triển Mô hình lý thuyết cơ bản của đềtài

Theo tổng quan tài liệu và mô hình tham khảo của Dickie (1999), các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kết quảhọc tập của HS cơ bản gồm gia đình, nhà trường và HS. Phát triển từ mô hình này, tác giả ứng dụng và xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu của mình gồm 3 yếu tốlà yếu tốthuộc về gia đình, yếu tố thuộc về nhà trường và yếu tố thuộc về người học, cụ thể là mục tiêu học môn Tin học của HS, thời gian dành cho môn Tin học của HS và phương pháp học tập của HS. Đây là cơ sở đểhình thành nên mô hình nghiên cứu của đềtài này. Do đó, mô hình lý thuyết cơ bản của đềtài được thểhiện như sau:

Hình 1.6. Mô hình lý thuyết cơ bản của đề tài

Các yếu tốthuộc về gia đình Các yếu tốthuộc về nhà trường Mức độ đáp ứng kỳvọng kết quảthi HSG môn Tin học H1 H2 H3 H4 H5 Các yếu tốthuộc vềngười học

Thời gian dành cho môn Tin học Mục tiêu học môn Tin học

1.3. Cơ sởthực tiễn

1.3.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tựnhiên 1.255,253 km2 , chiếm 0,39% diện tích cả nước, có 6 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn) và 2 huyện (Hòa Vang, và huyện đảo Hoàng Sa). Phía bắc cách thủ đô Hà Nội 759 km, phía nam cách thành phốHồChí Minh 960 km. Phía bắc tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và phía tây nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp với biển đông.

Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông bắc nam về đường bộ (quốc lộ 1A), đường sắt, đường biển, đường hàng không. Quốc lộ 14B nối cảng Tiên Sa với các tỉnh Tây Nguyên và nối hệ thống đường xuyên Á qua Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan, Myanma. Là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến với các nước vùng Đông Bắc Á. Là cửa ngõ phía đông của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.

Vị trí địa lý của thành phố cảng là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phốmởrộng giao lưu kinh tếvới các tỉnh trong vùng Duyên Hải, Tây Nguyên, cảnước và với nước ngoài, là tiền đềquan trọng góp phần để các ngành kinh tếcủa thành phốphát triển, tạo động lực đểthành phốtrở thành một trong những trung tâm phát triển của vùng trọng điểm Miền Trung.

Chính những điều kiện tự nhiên thuận lợi đó, tự nó là sự hấp dẫn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giỏi về đây. Đồng thời cũng là điều kiện để phát triển công tác đào tạo có chất lượng nhờ giao lưu với các luồng văn hóa trong nước và văn minh của nước ngoài.

Thành phố Đà Nẵng có vịtrí quan trọng ở miền Trung Việt Nam. Vịtrí địa lý, môi trường cảnh quan, khí hậu của Đà Nẵng đã tạo thuận lợi quan trọng để mở rộng giao lưu kinh tế, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụvà du lịch trong nước và quốc tế, phát triển nhanh các lĩnh

vực KT-XH, tạo cho Đà Nẵng trở thành vùng kinh tế trọng điểm của Miền Trung, là động lực cho cảkhu vực phát triển. Như vậy với đặc điểm thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, thành phố Đà Nẵng có lợi thế so sánh rất lớn trong phát triển kinh tế, trong đó tác động và chi phối đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Với vị trí vai trò quan trọng như vậy, Đà Nẵng đã được quan tâm đầu tư xây dựng cả về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong đó giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được tập trung đầu tư nhiều nhất.

Đà Nẵng là một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 13 trường đại học, học viện; 18 trường cao đẳng; 50 trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghềvà gần 300 trường học từmầm non đến phổthông.

Theo sốliệu Thống kê Tiểu học năm 2012, Đà Nẵng có 100 trường tiểu học với 2066 lớp gồm cả 5 khối lớp. Tổng thể học sinh là 69388 em, gần 5000 em tham gia học 2 buổi/ ngày. Cán bộquản lý, giáo viên, nhân viên gồm 3969 người. Để đáp ứng nhu cầu học tập của thành phố, ngành GD&ĐT Đà Nẵng trang bịhơn 2000 phòng học, trong đó có 89 phòng tin học rãi đều ởcác trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Hầu hết các trường tiểu học đều có phòng máy vi tính đểphục vụ việc học Tin học của học sinh, riêng tại huyện Hòa Vang là một huyện miền núi nên có một vài trường chưa được trang bị phòng máy vi tính. Vì vậy, các em học sinh của trường này được học ghép môn tin học tựchọn với các trường có phòng máy gần đó.(Phụlục 7)

1.3.2. Chương trình giảng dạy Tin học cấp tiểu học

Nội dung chương trình giảng dạy Tin học tự chọn cấp tiểu học gồm 3 phần với khuyến nghị dạy tương ứng cho các lớp 3, 4, 5. Mỗi phần ứng với 70 tiết. Phần 1: Thông tin xung quanh ta, bước đầu làm quen với máy tính, sử

thảo văn bản đơn giản, phần mềm đồ họa, khai thác phần mềm học tập; phần 2: Kỹ năng sử dụng những thiết bị thông dụng, soạn thảo văn bản đơn giản, phần mềm đồ họa, khai thác phần mềm học tập, kỹ năng sử dụng những thiết bị thông dụng, khai thác phần mềm học tập, soạn thảo văn bản, sử dụng phần mềm đồ họa, phần mềm âm nhạc, khai thác phầm mềm vi thế giới; phần 3: Khai thác phần mềm học tập, sử dụng phần mềm đồ họa, soạn thảo văn bản, trình diễn đa phương tiện, khai thác phần mềm vi thế giới, bước đầu làm quen với Internet và Email. (Phụ lục 2)

Chương trình này giúp cho HS tiểu học bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có ứng dụng công cụ Tin học, bồi dưỡng năng lực trí tuệ, thấy được vai trò của máy tính điện tử trong đời sống và rèn luyện một số phẩm chất của con người hiện đại: tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, thói quen tự kiểm tra…

Tóm tắt chương 1: Chương 1 đã thu thập, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài nghiên cứu và tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan. Các kết quả nghiên cứu trong phần cơ sở lý luận cho thấy các yếu tố thuộc về gia đình, nhà trường và cá nhân HS... ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS. Phần tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, đề tài đã tập trung phân tích các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có nội dung liên quan đến các yếu tố tác động đến kết quả học tập của HS.

Chương 2

THIT K ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

2.1. Quy trình nghiên cứu đềtài

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu đề tài

Cơ sởlý luận - Phỏng vấn CBQL - Hỏi ý kiến chuyên gia Điều chỉnh bảng hỏi Nghiên cứu định lượng (n =267) Đánh giá sơ bộthang đo - Phân tích độtin cậy Cronbach Alpha - Phân tích nhân tốkhám phá EFA Phác thảo bảng hỏi Nghiên cứu chính thức - Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.4 - Kiểm tra hệ số alpha, loại bỏ thành phần có hệsốalpha nhỏhơn 0.6 - Loại các biến có hệ số factor loading nhỏ hơn 0.5 - Kiểm tra yếu tố trích được. - Kiểm tra phương sai trích được

Thang đo chính thức Đo lường kết quả nghiên cứu Thực hiện các nghiên cứu phụ Phân tích thực trạng Kết luận

Từcơ sở lý luận, tác giả phác thảo bảng hỏi ban đầu và sử dụng phiếu hỏi để phỏng vấn sâu 20 cán bộ quản lý, giáo viên để điều chỉnh bảng hỏi và áp dụng đểnghiên cứu chính thức. Từ đây, bảng hỏi được phát ra cho 267 em học sinh tiểu học tham gia kỳthi HSG môn Tin học cấp thành phốnăm 2012 đểkhảo sát lấy ý kiến.

Dữliệu sau khi thu thập được nhập liệu và làm sạch bằng phần mềm tin học chuyên dụng SPSS 18. Mục đích của nghiên cứu này làđánh giá thang đo bằng bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha để loại bỏ mục hỏi và thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các câu hỏi. Từ đây, mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh phù hợp sau khi thang đo được đánh giá và tiếp tục phân tích hồi quy để kiểm định mô hình và đo lường kết quảphân tích. Cuối cùng kết luận nghiên cứu đềtài.

2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng hỏi và nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn tin học cấp thành phố của học sinh tiểu học (Trang 33 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)