Các yếu tố thuộc vềgia đình (mua sách tham khảo, hướng dẫn học...), các yếu tố thuộc về nhà trường (máy vi tính, internet...), và các yếu tố thuộc về người học (mục tiêu học tập (biết sử dụng máy vi tính, thi Tin học cấp thành phố...), thời gian dành cho môn Tin học (tham gia tất cả các giờ học trên lớp, thực hành lại các bài tập tin ở nhà...) và phương pháp học tập (đọc thêm sách tham khảo, hỏi ý kiến thầy cô...)) có mối quan hệtrực tiếp đến kết quả học tập môn Tin học của HS tiểu học. Sau đây là các giả thuyết về mối quan hệgiữa các yếu tốnày và mức độ đáp ứng kỳvọng kết quảthi HSG môn Tin học cấp thành phố.
1.2.3.1. Các yếu tốthuộc vềgia đình
Gia đình là một trong những yếu tố quan trọng đối với chất lượng giáo dục của HS Tiểu học hiện nay. Ở Việt Nam, các em HS tầm tuổi này nhận thức vềcuộc sống chưa nhiều, nhưng cũng không còn trẻcon khó dạy bảo. Sự quan tâm của gia đình sẽ thôi thúc sự cố gắng bên trong của HS để nâng cao chất lượng và kết quảhọc tập.
Đểcó được một kết quảtốt cần có sựkết hợp khoa học giữa gia đình và nhà trường với các yếu tố bên ngoài mới có thể giúp các em HS nâng cao được chất lượng học tập. Gia đình là nền tảng giúp các em có động lực và điều kiện học tập, còn nhà trường là nơi dạy dỗ, cung cấp tri thức đối với HS. Các gia đình có điều kiện kinh tế khá giảsẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các HS học tập, chẳng hạn: mua nhiều sách tham khảo cho con đọc, sắm máy vi tính và kết nối internet để tiện trong việc học tập cho con em. Tuy nhiên trẻ tiếp xúc với máy tính quá sớm có thểdễ dẫn tới nghiện game, các bậc phụhuynh
dụng, kể cả trong trường hợp nội dung tốt nhưng thời lượng sử dụng quá nhiều trong một ngày cũng có hại cho sức khỏe, tâm lý. Do đó, các bậc phụ huynh nên quan tâm, thường xuyên theo dõi thời khóa biểu học tập của con và hướng dẫn con cách học tin và sửdụng máy tính một cách hiệu quảcho việc học.
Hoover-Dempsey & Sandler (2005), nghiên cứu về phụ huynh tham gia vào quá trình học tập của con cái cho thấy rằng cha mẹ có liên quan đến giáo dục con em mình có thể cải thiện cơ hội của con em mình thành công trong trường học[11]
. Từ đây, tôi đưa ra giảthuyết:
Giả thuyết H1:có mối tương quan thuận giữa các yếu tố thuộc về gia đình với mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi HSG môn Tin học cấp thành phốcủa HS Tiểu học.
1.2.3.2. Các yếu tốthuộc vềnhà trường
Cơ sở vật chất trong nhà trường là yếu tố bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Ngày nay, việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp giảng dạy và bổ sung các môn học tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội đòi hỏi rất lớn sự tương thích vềcơ sở vật chất và trang thiết bịdạy học. Cơ sở vật chất và trang thiết bịhiện đại, phương tiện kỹthuật dạy học giữvai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố, hệthống hóa, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Trong thời đại công nghệthông tin, việc ứng dụng công nghệthông tin vào dạy và học là khá phổbiến. HS tiểu học sửdụng Tin học có thểchủ động học hỏi, tìm tòi các bài học trên máy tính. Đối với nhà trường cấp tiểu học, số lượng máy tính là có hạn, không thể đảm bảo mỗi HS đều sử dụng trên một máy mà thường là hai-ba em thực hành trên một máy. Số lượng máy vi tính tác động trực tiếp đến kết quả học môn Tin học của HS. Với mỗi HS được
thực hành trên một máy thì kết quảsẽcao hơn so với nhiều HS sửdụng chung một máy.
Năm 1988, hai giáo sư tại Đại học East Tennessee State điều tra sự khác biệt về thành tích HS, sức khỏe và hành vi giữa hai nhóm HS trong các trường học có các điều kiện cơ sở vật chất khác nhau. Một trường được xây dựng vào năm 1939 và đã có tu bổ rất ít về cơ sở vật chất và một trường mới xây dựng với cơ sở vật chất hiện đại. Các HS và giáo viên trong cả hai trường cơ bản giống nhau. Qua phân tích dữ liệu cho thấy một sự khác biệt đáng kể về kết quả học tập của HS giữa hai trường trên. Nghiên cứu Sandersđã được nhân rộng ở Georgia vào năm 1998 với kết quả tương tự.[27]
Giảthuyết H2:có mối tương thuận giữa các yếu tốthuộc vềnhà trường với mức độ đáp ứng kỳvọng kết quảthi HSG Tin học của HS tiểu học.