Phương pháp sản lượng hoà vốn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 27 - 28)

Theo phương pháp này lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào việc tính sản lượng hoà vốn và mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận. phương pháp xác định như sau:

Nếu gọi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đạt được trong năm là P. Tại sản lượng hoà vốn Q, doanh nghiệp có tổng doanh thu bằng tổng chi phí, doanh nghiệp hồ vốn, lợi nhuận bằng khơng .

gQ = Q ( g - v ) - F = 0

Tuy nhiên, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp khơng phải chỉ để ào vốn mà phải có lãi ( P > 0 ). Muốn vậy doanh nghiệp phải sản xuất và tiêu thụ số lượng sản phẩm hàng hố dịch vụ lớn hơn sản lượng hồ vốn ( Q' > Q ).Vậy số lượng sản phẩm cần sản xuất và tiêu thụ để đạt được lợi nhuận tương ứng là:

PQ = Q' (g - v) - F Suy ra: Q' = ( F + PQ' ) / ( g - v )

Điều đó có nghĩa là để đạt được lợi nhuận trong năm là PQ' thì doanh nghiệp phải sản xuất và tiêu thụ số lượng sản phẩm tương ứng là Q'.

Ngược lại, nếu các yếu tố Q', v là các đại lượng được xác định trước, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định được số lợi nhuận trước thuế và lãi vay:

EBIT = Q' (g - v) - F = Q'g - (Q'v + F)

Điều đó có nghĩa là lợi nhuận đạt được trong năm là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu với tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi mà doanh nghiệp bỏ ra trong năm. Phương pháp này giúp doanh nghiệp thấy được mối quan hệ giữa lợi nhuận đạt được trong kỳ với qui mơ kinh doanh và chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa lớn cho việc lựa chọn qui mô kinh doanh hợp lý để tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp.

2.3.5. Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước

Theo Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 quy định: Lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối như sau:

1. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có). 2. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế. 3. Số lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các nội dung quy định tại các Khoản 1, 2 được phân phối như sau:

a) Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển. b) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi:

– Xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện – Xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện – Xếp loại C được trích 1 tháng lương thực hiện

– Doanh nghiệp khơng thực hiện xếp loại thì khơng được trích lập

c) Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên

– Xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của Viên chức quản lý doanh nghiệp; – Xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của Viên chức quản lý doanh nghiệp; – Xếp loại C hoặc doanh nghiệp khơng thực hiện xếp loại thì khơng được trích lập quỹ thưởng người quản lý, kiểm soát viên.

d) Các doanh nghiệp trích hai quỹ khen thưởng, phúc lợi mà không đủ mức theo quy định tại Điểm b Khoản này, thì được giảm trừ phần trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi nhưng tối đa khơng vượt q mức trích vào quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính.

đ) Số lợi nhuận cịn lại sau khi trích lập theo quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này được nộp về Ngân sách nhà nước.

2.3.6. Biện pháp tăng lợi nhuận

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)