KỸ NĂNG CHUẨN BỊ CHO NHỮNG CƠNG VIỆC CỊN CHƯA RA ĐỜ

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc: Phần 2 - ThS. Nguyễn Kim Vui (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) (Trang 64 - 67)

Nguyễn Phi Vân Hôm qua, gặp cô phụ trách các chương trình giáo dục của Unicef, cơ nhận xét điều khó khăn nhất trong việc triển khai các chương trình gíao dục kỹ năng thế kỷ 21 tại Việt Nam là tư duy của người giảng dạy. Theo phương pháp giáo dục mới của các quốc gia phát triển nhất về giáo dục, giáo viên chỉ đóng vai trị là facilitator – người tạo điều kiện, người kích hoạt mà thơi. Tương tự như vậy, trong thời gian làm việc với phòng giáo dục và gặp gỡ các dự án giáo dục tại Phần Lan, tôi hiểu rằng điều được xem là ưu việt trong giáo dục của họ đơn giản là tập trung vào việc giúp trẻ tự mình, hoặc qua hợp tác nhóm, tìm ra cách giải quyết vấn đề. Cuối cùng, mục tiêu của giáo dục là tạo ra những con người có tư duy và khả năng nhận biết vấn đề, đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất để lựa chọn, thử nghiệm để chọn lựa cách gảii quyết hợp lý nhất so với nguồn lực và hồn cảnh hiện có. Cịn việc các em sử dụng kiến thức và kỹ năng gì để làm được điều đó, đó chính là những gì các em biết mình cần phải tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu, phản biện với mục tiêu giải quyết vấn đề.

Nghe thì có vẻ dễ nhưng thật ra là rất khó, vì chúng ta đã quen với cách “control” môi trường và học sinh. Các em phải ngồi nghe giáo viên giảng, nhiều khi khơng hiểu tại sao mình học cái mình đang học. Và học xong thì mới kiến thức đó có liên quan gì đến cuộc đời mình. Khơng hiểu nên khơng học tốt hoặc là học vẹt. Vậy nên, học xong khi ra đời cũng khơng giải quyết được vấn đề gì, vì quá thiếu kỹ năng và kiến thức tương lai. Trong khi đó, theo diễn đàn kinh tế thế giới, 65% trẻ em bước vào trường cấp 1 hôm nay sẽ làm những loại cơng việc cịn chưa được khai sinh. Đó là vì chúng ta đang sống trong sự giao thoa của 2 luồng biến chuyển lớn trong xã hội. Một là sự chuyển đổi từ kinh tế sản xuất sang kinh tế tri thức. Hai là sự thay đổi hoàn toàn về cách tiếp cận tri thức của thế hệ trẻ qua internet. Thế giới thay đổi. Kinh tế và đòi hỏi về nguồn nhân lực cho nền kinh tế thay đổi. Cách học thay đổi. Trong những thay đổi mang tính nền tảng đó, giáo dục đã thay đổi gì và thay đổi thế nào? Hay ta vẫn đang nuôi gà công nghiệp?

Job cịn chưa biết là gì? Ta dạy các em sao? Trong cuốn “Global Achievement Gap – Khoảng cách thành tựu toàn cầu” của tác giả Tony Wagner, giám đốc nhóm đào tạo lãnh đạo tại đại học Havard, ông khuyến cáo rằng ngay cả một số trường loại xịn trên thế giới chưa chắc đã đang cung cấp cho các em đúng kỹ năng tương lai mà các em cần đến. Vì vậy, phụ huynh, nhà trường, hệ thống giáo dục, cần hết sức dũng cảm nhìn nhận rằng, tương lai là bất định. Cái chưa biết là chưa biết. Cái đang có một số đã hết sức lỗi thời. Điều duy nhất có thể làm trong giai đoạn giao thoa này là chuẩn bị cho các em những kỹ năng nền tảng của tương lai mà nền kinh tế tri thức đòi hỏi, theo cách các em tiếp cận xã hội mới. Còn những kiến thức cụ thể các em cần cho những công việc chưa được khai sinh, khi chúng được khai sinh thì ta update cho các em tiếp vậy.

Vậy, những kỹ năng tương lai và nền tảng đó có thể là gì?

1. Critical thinking & problem solving – Tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề.

2. Collaboration across networks and leading by influence – Hợp tác giải

quyết vấn đề bằng cách kết nối những hệ thống khác nhau (đó là lý do vì sao cần dạy STEAM - khoa học, cơng nghệ, cơ khí, nghệ thuật, tốn học) và khả năng lãnh đạo bằng cách tạo ảnh hưởng với các hệ thống khác nhau.

3. Agility and adaptability – sự linh hoạt và khả năng thích ứng cao

4. Initiative and entrepreneurialism – Khả năng đưa ra sáng kiến và tinh

thần doanh nhân (khả năng thương mại hố sáng kiến của mình)

5. Effective oral and written communication – Kỹ năng giao tiếp hiệu quả,

nói và viết.

6. Accessing and analyzing information – Khả năng tiếp cận và phân tích,

xử lý thơng tin.

7. Curiosity and imagination – Tính ham học hỏi & khả năng tưởng tượng.

Trong những kỹ năng trên đây, cha mẹ có mấy kỹ năng? Thầy cơ có mấy kỹ năng? Những người làm quản lý và phát triển giáo dục có mấy kỹ năng?

Tất cả đều mới, với tất cả mọi người. Cha mẹ học thì con mới học. Thầy cơ học thì trị mới học. Xã hội học thì trẻ em được học. Những gì chúng ta từng biết đã quá cũ và lỗi thời rồi. Ta học, thì các em được học.

Bài đọc thêm số 5:

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc: Phần 2 - ThS. Nguyễn Kim Vui (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)