Nói chuyện với những người đã và đang là mở cơng ty đó

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc: Phần 2 - ThS. Nguyễn Kim Vui (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) (Trang 71 - 74)

Sau khi lên danh sách những cơng ty đó rồi, mình tìm kiếm những người đã/đang làm việc ở đó để xin kinh nghiệm cũng như lời khuyên. Họ có thể là người bạn đã quen biết hoặc khơng biết à. Bạn có thể nhờ bạn bè giới thiệu, tìm qua Google hay qua LinkedIn. Thỉnh thoảng mình nhận được email kiểu: "Tao là [ai đó], quan tâm đến vị trí [nào đó] ở cơng ty xyz. Qua [ai đó/điều gì đó], tao biết mày đã từng làm ở xyz. Liệu mày có thể có chút thời gian chia sẻ với tao kinh nghiệm của mày về công ty được không." Nếu email lịch sự và mình có thời gian thì mình giúp à. Bạn có thể hỏi về môi trường làm việc, phong cách lãnh đạo của cơng ty, quy trình tuyển dụng, những vị trí cũng như mặt tốt/xấu của cơng ty. Cái này là hên xui nha nhưng biết đâu người đó có thể giới thiệu cho bạn nộp đơn.

6. Xả resume

Bước 4 và bước 5 hy vọng có thể giúp bạn rút ngắn những cơng ty bạn muốn nộp đơn vào cũng như hiểu hơn về những công ty này. Với danh sách đó, mình sẽ tìm thơng tin liên lạc của người chịu trách nhiệm tuyển dụng của cơng ty đó và gửi thư chào hàng bản thân + tại sao bạn muốn làm cho công ty + resume. Cơng ty nào nhỏ khơng có bộ phận HR thì đơi khi mình liên hệ trực tiếp sếp cơng ty đó. Bạn đừng có kiểu copy/paste hàng loạt nha. Mỗi lần nộp đơn, bạn nên thay đổi thư + resume cho phù hợp với cơng ty đó.

7. Follow-up

Nếu cơng ty đó liên hệ lại với bạn thì tốt q. Nhưng có rất nhiều lý do để bạn khơng nhận được câu trả lời: cơng ty có thể nhận được rất nhiều đơn, hoặc là đang không cần tuyển, hoặc là không quan tâm đến hồ sơ của bạn, hoặc là thư của bạn bị thành thư rác. Nếu sau 2 tuần bạn không được hồi âm, hãy follow up. Nếu follow up vẫn không được hồi âm, hãy nộp đơn lại từ đầu nhưng gửi vào email của người khác trong công ty.

8. Phỏng vấn

Sau khi bạn nhận được hồi âm từ công ty, rất có thể họ sẽ yêu cầu bạn phỏng vấn. Bạn nên hỏi người phỏng vấn dress code của họ là gì để có thể mặc quần áo cho hợp lý. Bạn nên hỏi người đi trước và đọc trên mạng kinh nghiệm chuẩn bị phỏng vấn như thế nào. Cái này viết ra thì dài dịng, nhưng kinh nghiệm của bản thân mình là hãy thật thà -- nếu bạn đang run mà nói dối về khả năng của mình thì người ta dễ nhận ra lắm.

Tạm thế đã mọi người nhá. Tâm thế của mình khi đi tìm cơ hội thực tập là mình biết mình cịn trẻ, thiếu kinh nghiệm, nên để bù đắp cho những cái đó thì mình phải dành nhiều cơng sức. Mình biết nhiều bạn nộp đơn cho vài cơng ty không nhận được hồi âm đã nản lịng bỏ cuộc. Ngay cả bọn bạn mình học trường xịn ra mà nhiều đứa nộp cả trăm công ty mới nhận được hồi đáp của 2, 3 cơng ty. Nhưng tụi nó cứ tiếp tục rèn luyện kỹ năng, xây dựng resume, và nộp đơn cho đến khi được nhận thì

thơi. Và sau khi được một cơng ty nhận rồi thì cả trăm lời từ chối kia đâu có quan trọng nữa đâu.

Bài tham khảo số 7:

Bí quyết thực tập tại các cơng ty nước ngồi

Huyền Chip

Mình có dịp gặp bạn Trịnh Hồng Triều, một bạn vừa tốt nghiệp đại học hiện đang là resident tại Google Brain, bộ não nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Google. Google Brain Residency là chương trình mơ ước của rất nhiều người muốn làm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và có đầu vào vơ cùng khắt khe. Năm ngoái, hơn 3000 người nộp đơn mà chỉ có 30 người được nhận. Mình biết nhiều bạn bè mình học những trường đại học tên tuổi như Stanford, Harvard, MIT nộp đơn mà vẫn bị từ chối. Khi gặp Triều, mình vừa ngạc nhiên và rất vui. Triều học đại học ở Việt Nam, chưa từng đi du học. Bạn là nhân chứng sống cho thấy các bạn sinh viên Việt Nam hồn tồn có thể cạnh tranh với sinh viên quốc tế để làm việc tại các công ty lớn, ở thung lũng Silicon hay ở bất cứ đâu. Mình có hỏi Triều bí quyết của bạn ấy, và được bạn chia sẻ như sau.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc: Phần 2 - ThS. Nguyễn Kim Vui (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)