Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên của hệ Lutheran

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng panel hồng cầu tại viện huyết học truyền máu trung ương nhằm nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễn dịch (Trang 58 - 72)

4. BÀN LUẬN

4.1.6. Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên của hệ Lutheran

Bng 4-7. So sánh tn sut xut hin kháng nguyên Lua, Lub vi các tác gi khác

Tên kháng nguyên Tần suất xuất hiện (%)

Tác giả Lua Lub

Nguyễn Anh Trí, Bùi Thị Mai An - 2007 (n= 743) 0 98,65

Đỗ Thị Mai Dung-2004 ( n= 30) 3,3 100

Tần suất xuất hiện kháng nguyên Lub của hệ nhóm máu Lutheran là rất cao (98,65 %), trong khi đó tần suất xuất hiện kháng nguyên Lua lại rất hiếm gặp (0 %), Tác giả Đỗ Thi Mai Dung (2004) [8] cũng nghiên cứu ở người hiến máu nhóm O (n=30) lại cho kết quả tần suất xuất hiện kháng nguyên Lua là 3,3 % và Lub là 100% (Bảng 4.7). 4.1.7. Bàn lun v tn sut xut hin kháng nguyên h nhóm máu P Bng 4-8. So sánh tn sut xut hin kháng nguyên nhóm máu h P Tần suất xuất hiện (%) Tác giả Tên kháng nguyên

Nguyễn Anh Trí, Bùi Thị Mai An- 2007 (n= 129) 10,1

Bạch Quốc Tuyên-1991 (n=74) 20,3

Đỗ Thị Mai Dung-2004( n= 122) 11,5

Bằng kỹ thuật gelcard, với hồng cầu đã xử lý bằng enzyme papain chúng tôi đã xác định tần suất xuất hiện kháng nguyên P1 ở 775 người hiến máu nhóm O là 12,4%, trong khi đó tác giả Đỗ Thị Mai Dung (2004) [8] cũng nghiên cứu ở người hiến máu nhóm O với kết quả nghiên cứu là 31,6%. Tác giả Bạch Quốc Tuyên khi nghiên cứu ở

người Việt Nam (n=74) lại cho kết quả nghiên cứu tần suất xuất hiện kháng nguyên là 20,3%.

4.2. Bàn luận về panel hồng cầu được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền

máu trung ương để sàng lọc kháng thể bất thường

4.2.1. Bàn lun vđặc đim ca người hiến máu nhóm O để xây dng panel hng cu sàng lc KTBT ti Vin Huyết hc Truyn máu trung ương

Panel hồng cầu được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu TW để sàng lọc kháng thể bất thường được lựa chọn từ 120 người trong số 1026 người hiến máu nhóm O đã được xác định kháng nguyên của 8 hệ thống nhóm máu hồng cầu là: Rh, Kell, Duffy, Kidd, MNSs, Mia, P1, Lutheran, Lewis với 21 kháng nguyên.

Giàn panel hồng cầu sàng lọc kháng thể bất thường được xây dựng tại Viện Huyết học truyền máu TW hiện nay có nhiều ưu điểm:

- Giàn hồng cầu này được xây dựng từ người hiến máu tình nguyện do vậy cùng một lúc có thể sản xuất được một số lượng lớn panel hồng cầu đủ để cung cấp cho nhiều trung tâm truyền máu trong cả nước, khác với trước đây giàn hồng cầu được xây dựng từ nhân viên y tế nên rất khó khăn để thu một lượng máu lớn để sản xuất panel hồng cầu với một quy mô lớn.

- Tới trên 90% người hiến máu để xây dựng panel hồng cầu sàng lọc KTBT này có địa chỉ thường trú tại Hà Nội nên rất thuận tiện cho việc hiến máu để làm hồng cầu panel.

- Có trên 86,6% người hiến máu để xây dựng panel hồng cầu sàng lọc KTBT này là những người trẻ trong độ tuổi từ 20-40 tuổi do vậy có thể hiến máu lâu dài để làm hồng cầu panel.

3.2.2. Bàn lun v giàn panel hng cu sàng lc KTBT được xây dng ti Vin Huyết hc Truyn máu TW:

- Giàn hồng cầu được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu TW có đủ các kháng nguyên cần thiết để sàng lọc kháng thể bất thường, đặc biệt giàn hồng cầu này có các kháng nguyên tương đối hiếm gặp như: Mia +, Fyb +, S+, P1+, D-, đây cũng là các kháng nguyên mà trước đây rất khó lựa chọn khi xây dựng panel hồng cầu (Bảng 3-12-3-22).

Trong số những người được chọn làm panel hồng cầu, chúng tôi lựa chọn những người hiến máu nhóm O có những kháng nguyên đặc biệt tương ứng với những kháng thể có ý nghĩa lâm sàng làm nòng cốt:

Hồng cầu số 57: Có mặt 13 kháng nguyên và có các kháng nguyên D, C, c, E, e, Mia, Fyb, Jkb, Lea, k, s, Lub và P1.

Hồng cầu số 1137: Có mặt 10 kháng nguyên và có cả kháng nguyên C, c, e, Mia, Fyb, M, N, và không có kháng nguyên D.

Hồng cầu số 257: Có 13 kháng nguyên và có các kháng nguyên đặc biệt là D, C, c, e, Fyb, Jka, Jkb, Lea, N, S, s, P1 và Lub.

Hồng cầu số 767: Có 13 kháng nguyên và có các kháng nguyên đặc biệt là D, C, c, E, e, Fya, Jka, Jkb, Leb, k, s, P1 và Lub.

Hồng cầu số 764: Có 13 kháng nguyên và có các kháng nguyên đặc biệt là D, C, c, E, e, Jka, Jkb, Leb, k, M, S, s, và Lub.

Thông qua tần suất xuất hiện của các kháng nguyên trong bảng 3.11 và dựa trên công thức của Giblett (1961), chúng tôi đã xác định tần suất gây miễn dịch của các kháng nguyên trên bằng công thức sau:

Tần suất gây miễn dịch = Tỷ lệ người mang kháng nguyên x Tỷ lệ người không mang kháng nguyên.

Qua tính toán chúng tôi thấy:

- Vùng kháng nguyên ít khi tạo kháng thể bất thường: Là những kháng nguyên có tần suất xuất hiện là 100% và < 5% như kháng nguyên k, Kpb, s, Fya

- Vùng kháng nguyên thuận lợi tạo ra kháng thể bất thường: Là những kháng nguyên có tần suất xuất hiện từ 90-99% như D, C, e, M và Lub hoặc những kháng nguyên có tần suất xuất hiện từ 5-29% như S, P1, Mia và Fyb.

- Vùng kháng nguyên dễ tạo kháng thể bất thường nhất: Là những kháng nguyên có tần suất xuất hiện từ 30-89% như c, E, Jka, Jkb, Lea, Leb, N.

Qua phân tích công thức của Giblett ở trên, panel hồng cầu mà chúng tôi xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu TW cần có tối thiểu 13 kháng nguyên sau: Hệ Rh (D, C, c, E, e), hệ Kidd (Jka, Jkb), hệ Duffy (Fyb), MNSs (M, N, S, Mia), Lutheran (Lub). Tổ chức Y tế thế giới và Chương trình An toàn truyền máu cũng đã cung cấp cho chúng tôi những kháng huyết thanh để xác định các kháng nguyên hồng cầu trên.

Panel hồng cầu trước đây của Viện Huyết học Truyền máu được xây dựng từ 30 nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai và không có hồng cầu có kháng nguyên D-, để lựa chọn người cho panel hồng cầu có kháng nguyên P1+ và Fyb+ cũng rất khó khăn vì chỉ có 1/30 người là mang kháng nguyên Fyb và 2/30 người mang kháng nguyên P1+. Panel hồng cầu được xây dựng tại Bệnh viện Việt Đức cũng không có hồng cầu mang kháng nguyên D âm. Panel hồng cầu được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu TW cũng có đầy đủ các kháng nguyên để sàng lọc kháng thể bất thường như các hồng cầu panel sàng lọc kháng thể bất thường được xây dựng tại ngân hàng máu Singapore, Thái Lan hoặc hãng Diamed (Phụ lục V, VI, VII), chỉ khác trong panel của các ngân hàng máu và các hãng trên có thêm kháng nguyên K+ và Xg+. Panel được xây dựng từ ngân hàng máu Đài Loan, Thái Lan cũng không có kháng nguyên K+ như panel hồng cầu của chúng tôi. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng xây dựng panel hồng cầu để định danh kháng thể bất thường, tuy nhiên đây không phải là mục đích chính của chúng tôi trong nghiên cứu này, panel hồng cầu để định danh kháng thể bất thường này cũng có đủ các kháng nguyên và được xây dựng mang tính xen kẽ để loại trừ cũng như định danh được tên kháng thể bất thường.

4. 3. Ứng dụng panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường

4.3.1. Bàn lun vđặc đim KTBT bnh nhân b bnh máu

Bng 4-9. So sánh t l kháng th bt thường bnh nhân b bnh máu vi mt s tác gi Tên tác giả Tỷ lệ % Năm nghiên cứu Nguyễn Anh Trí , Bùi Thị Mai An (2007) 6,9 2007 Trần Thị Thu Hà 12,7 2000

Nguyễn Thị Thanh Mai 27,4 2005

Tỷ lệ kháng thể bất thường được xác định ở bệnh nhân bị bệnh máu là 6,9% (Bảng 3.26). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi Thị Mai An (1995): 13,04% [4]; Trần Thị Thu Hà (2000): 12,76% [6] và Nguyễn Thị Thanh Mai (2005): 27,4% [9] và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các tác giả

khác có thể được lý giải tại Viện Huyết học Truyền máu TW đã thực hiện thường quy xét nghiệm phản ứng hòa hợp trong điều kiện kháng globulin cho mọi bệnh nhân trước khi được truyền máu từ năm 2006.

Kết quả ở bảng 3.27 cho thấy tỷ lệ kháng thể bất thường gặp ở nhóm tuổi trên 60 là cao nhất (11,1%), tuy nhiên các kháng thể bất thường này hầu hết là kháng thể hoạt động ở 22°C và không có ý nghĩa trên lâm sàng. So sánh giữa các nhóm tuổi với nhau thì chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,4.

Bng 4-10. So sánh t l kháng th bt thường bnh nhân b bnh máu liên quan đến s ln truyn máu vi mt s tác gi

Số lần truyền máu Tên tác giả Chưa truyền máu ≤ 5 lần > 5 lần Nguyễn Anh Trí Bùi Thị Mai An (2007) 0 5,6 7,5 Vi Đình Tuấn (2005) 0 9,09 15,4 Trần Thị Thu Hà (1999) 8,04 16,79

Tỷ lệ kháng thể bất thường có liên quan đến số lần truyền máu, ở những bệnh nhân đã được truyền máu trên 5 lần thì có tỷ lệ KTBT cao hơn những bệnh nhân được truyền máu ít hơn hoặc bằng 5 lần. Tác giả trần thị Thu Hà (1999) cũng cho nhận xét tương tự (Bảng 4-10) [6], mặc dù những bệnh nhân đã truyền máu trên 5 lần thì có tỷ lệ KTBT cao hơn ở những bệnh nhân truyền dưới năm lần, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p= 0,2.

Tỷ lệ KTBT ở các nhóm bệnh máu khác nhau thì khác nhau và có sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,03. Nhóm bệnh nhân lơ xê mi có tỷ lệ kháng thể bất thường thấp nhất (2,2%), điều này có thể giải là bệnh nhân lơ xê mi là những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và thời gian điều trị thường ngắn hơn so với bệnh nhân STX và RLST. Nhóm bệnh nhân RLST và nhóm bệnh nhân suy tủy xương có tỷ lệ KTBT khá cao với thứ tự là 10,9% và 9,8%, đây là những bệnh nhân được truyền rất nhiều máu trong quá trình điều trị.Chưa gặp bệnh nhân hemophilie nào có kháng thể bất thường (Bảng 3-30). Nhận xét của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai (2000) và Vi Đình Tuấn (2005).

Tỷ lệ KTBT gặp ở những bệnh nhân nhóm A và AB cao hơn các nhóm máu khác, tuy nhiên chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,7.

4.3.2. Bàn lun vđặc đim KTBT người hiến máu

Bng 3-18. Bàn lun v t l kháng th bt thường gp người hiến máu

Số mẫu nghiên cứu Số mẫu dương tính Tỷ lệ %

100 0 0

Qua khảo sát 100 người hiến máu, chúng tôi chưa gặp người hiến máu nào có kháng thể bất thường, nhận xét của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của tác giả Bùi thị Mai An (1995) [4].

KẾT LUẬN

Qua các kết quả nghiên cứu và bàn luận trên, chúng tôi bước đầu rút ra một số kết luận sau:

1. Xây dựng panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện

Huyết học truyền máu trung ương.

1.1. Qua nghiên cứu xác định tần suất xuất hiện kháng nguyên các nhóm máu hệ Rh, Kell, Duffy, Kidd, MNSs- Mia, P1, Lewis, Lutheran của 1026 người hiến máu chúng tôi đã lựa chọn được 120 người hiến máu để xây dựng panel hồng cầu sàng lọc kháng thể bất thường. Panel hồng cầu sàng lọc kháng thể bất thường được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu TW gồm các kháng nguyên sau:

STT HÖ nhãm m¸u C¸c kh¸ng nguyªn

1 Rh D+, D-, C+, c+, E+, e+.

2 Kell K+, Kpa+

3 Duffy Fya+, Fyb+

4 Hệ nhóm máu Kidd Jka+, Jkb+

5 Lewis Lea+, Leb+

6 MNSs M+, N+, S+,s+, Mia+

7 P P1 +

8 Lutheran Lub +

1.2. Lựa chọn 120 người hiến máu trong số 1.026 NCM nhóm O đã được xác định các kháng nguyên nhóm máu của hệ Rh, Kell, Duffy, Kidd, MNSs, P1, Lutheran, Lewis để xây dựng bộ panel hồng cầu sàng lọc kháng thể bất thường. Những hồng cầu mang một hoặc nhiều kháng nguyên đặc biệt được chọn làm những hồng cầu nòng cốt để xây dựng panel hồng cầu.

1.3. Giàn Panel hồng cầu được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu TW gồm có 3 hồng cầu với 21 hoặc 19 kháng nguyên đã được xác định và có đầy các kháng

nguyên cần thiết để sàng lọc kháng thể bất thường: Hệ Rh (D, C, c, E, e), Kidd (Jka, Jkb, Duffy (Fyb), MNSs (Ss, Mia, M, N), Kell (k), P1, Lutheran (Lub).

1.4. Giàn panel hồng cầu sàng lọc kháng thể bất thường được xây dựng tại Viện Huyết học truyền máu trung ương có các ưu điểm sau:

+ Được xây dựng và sản xuất từ máu của người hiến máu tình nguyện + Mang tính đặc trưng cho người Việt Nam

+ Có kết quả xét nghiệm HIV, HBV, HCV âm tính

+ Vận chuyển, cung cấp cho các cơ sở truyền máu trong toàn quốc thuận tiện hơn mua của nước ngoài.

+ Giá thành rẻ hơn (Giá thành chỉ bằng ½ so với mua của nước ngoài).

2. Bước đầu ứng dụng panel hồng cầu đã được sản xuất tại Viện Huyết học

Truyền máu để sàng lọc kháng thể bất thường

2.1. Tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh nhân bị bệnh máu là 6,9 %.

2.2. Chưa thấy có sự khác biệt có ý giữa thống kê về tỷ lệ KTBT với tuổi, giới, số lần truyền máu. Các nhóm bệnh nhân bị bệnh máu khác nhau có tỷ lệ KTBT khác nhau

2.3. Giàn panel hồng cầu được xây dựng tại Viện Huyết học truyền máu TW được sử dụng để triển khai việc sàng lọc kháng thể bất thường cho những bệnh nhân đã nhận máu nhiều lần nhằm nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễn dịch.

KIẾN NGHỊ

1. Đề tài này cần được triển khai nghiên cứu tiếp giai đoạn hai là: Nghiên cứu sản xuất, bảo quản và cung cấp panel hồng cầu cho các cơ sở truyền máu trong cả nước để đưa xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường vào sàng lọc thường quy cho cả người hiến máu và bệnh nhân nhằm nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễn dịch.

2. Những bệnh nhân đã truyền máu nhiều lần cần được làm xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường trước khi được nhận máu ở những lần truyền tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Bùi Thị Mai An (2004), Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu

kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu, Một số chuyên đề Huyết học - Truyền máu

tập 1, NXB Y học, tr. 177-187.

2. Bùi Thị Mai An (2004), Các biện pháp bảo đảm an toàn truyền máu, Một số chuyên đề Huyết học - Truyền máu tập 1. NXB Y học, tr.230-237.

3. Bùi Thị Mai An (2006), Những hiểu biết mới về nhóm máu hệ hồng cầu và ứng

dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu kháng nguyên nhóm máu hệ

hồng cầu, Một số chuyên đề Huyết học-Truyền máu tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr.1970-1987.

4. Bùi Thị Mai An, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Thị Thu Hà, Phan Thị Kim Dung, Nguyễn Anh Trí (2006), Nghiên cứu một số nhóm máu hệ hồng cầu ở người hiến

máu tại Viện Huyết học Truyền máu TW, Công trình nghiên cứu khoa học Huyết

học Truyền máu, Y học thực hành số 545, tr.365-367.

5. Bùi Thị Mai An, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Vi Đình Tuấn (2006), Nghiên cứu sàng lọc kháng thể bất thường hệ hồng cầu ở bệnh nhân bị bệnh máu tại Viện Huyết

học Truyền máu TW (2004-2005), Công trình nghiên cứu khoa học Huyết học

Truyền máu, Y học thực hành số 545, tr.347-348.

6. Trương Thị Kim Dung (2006), Tình hình truyền máu tại thành phố Hồ Chí Minh

trong 5 năm (2001-2005), Công trình nghiên cứu khoa học Huyết học Truyền

máu, Y học thực hành số 545, tr.285-290.

7. Đỗ Thị Mai Dung (2004), Nghiên cứu nhóm kháng nguyên hồng cầu ngoài hệ ABO sử dụng trong xây dựng panel hồng cầu phục vụ an toàn truyền máu, Luận văn thạc sỹ y học.

8. Trần Thị Thu Hà (1999), Nghiên cứu kháng thể bất thường hệ hồng cầu ở bệnh

nhân nhận máu nhiều lần, Luận văn thạc sỹ Y học, tr. 4-16.

9. Nguyễn Thị Thanh Mai (2005), Nghiên cứu các kháng thể bất thường kháng hồng cầu ở một số đối tượng tại Bệnh viện nhi trung ương, Luận án tiến sỹ sinh học, tr.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng panel hồng cầu tại viện huyết học truyền máu trung ương nhằm nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễn dịch (Trang 58 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)