4. BÀN LUẬN
4.2. Bàn luận về panel hồng cầu được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu trung ương để sàng lọc
máu trung ương để sàng lọc kháng thể bất thường
4.2.1. Bàn luận vềđặc điểm của người hiến máu nhóm O để xây dựng panel hồng cầu sàng lọc KTBT tại Viện Huyết học Truyền máu trung ương
Panel hồng cầu được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu TW để sàng lọc kháng thể bất thường được lựa chọn từ 120 người trong số 1026 người hiến máu nhóm O đã được xác định kháng nguyên của 8 hệ thống nhóm máu hồng cầu là: Rh, Kell, Duffy, Kidd, MNSs, Mia, P1, Lutheran, Lewis với 21 kháng nguyên.
Giàn panel hồng cầu sàng lọc kháng thể bất thường được xây dựng tại Viện Huyết học truyền máu TW hiện nay có nhiều ưu điểm:
- Giàn hồng cầu này được xây dựng từ người hiến máu tình nguyện do vậy cùng một lúc có thể sản xuất được một số lượng lớn panel hồng cầu đủ để cung cấp cho nhiều trung tâm truyền máu trong cả nước, khác với trước đây giàn hồng cầu được xây dựng từ nhân viên y tế nên rất khó khăn để thu một lượng máu lớn để sản xuất panel hồng cầu với một quy mô lớn.
- Tới trên 90% người hiến máu để xây dựng panel hồng cầu sàng lọc KTBT này có địa chỉ thường trú tại Hà Nội nên rất thuận tiện cho việc hiến máu để làm hồng cầu panel.
- Có trên 86,6% người hiến máu để xây dựng panel hồng cầu sàng lọc KTBT này là những người trẻ trong độ tuổi từ 20-40 tuổi do vậy có thể hiến máu lâu dài để làm hồng cầu panel.
3.2.2. Bàn luận về giàn panel hồng cầu sàng lọc KTBT được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu TW:
- Giàn hồng cầu được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu TW có đủ các kháng nguyên cần thiết để sàng lọc kháng thể bất thường, đặc biệt giàn hồng cầu này có các kháng nguyên tương đối hiếm gặp như: Mia +, Fyb +, S+, P1+, D-, đây cũng là các kháng nguyên mà trước đây rất khó lựa chọn khi xây dựng panel hồng cầu (Bảng 3-12-3-22).
Trong số những người được chọn làm panel hồng cầu, chúng tôi lựa chọn những người hiến máu nhóm O có những kháng nguyên đặc biệt tương ứng với những kháng thể có ý nghĩa lâm sàng làm nòng cốt:
Hồng cầu số 57: Có mặt 13 kháng nguyên và có các kháng nguyên D, C, c, E, e, Mia, Fyb, Jkb, Lea, k, s, Lub và P1.
Hồng cầu số 1137: Có mặt 10 kháng nguyên và có cả kháng nguyên C, c, e, Mia, Fyb, M, N, và không có kháng nguyên D.
Hồng cầu số 257: Có 13 kháng nguyên và có các kháng nguyên đặc biệt là D, C, c, e, Fyb, Jka, Jkb, Lea, N, S, s, P1 và Lub.
Hồng cầu số 767: Có 13 kháng nguyên và có các kháng nguyên đặc biệt là D, C, c, E, e, Fya, Jka, Jkb, Leb, k, s, P1 và Lub.
Hồng cầu số 764: Có 13 kháng nguyên và có các kháng nguyên đặc biệt là D, C, c, E, e, Jka, Jkb, Leb, k, M, S, s, và Lub.
Thông qua tần suất xuất hiện của các kháng nguyên trong bảng 3.11 và dựa trên công thức của Giblett (1961), chúng tôi đã xác định tần suất gây miễn dịch của các kháng nguyên trên bằng công thức sau:
Tần suất gây miễn dịch = Tỷ lệ người mang kháng nguyên x Tỷ lệ người không mang kháng nguyên.
Qua tính toán chúng tôi thấy:
- Vùng kháng nguyên ít khi tạo kháng thể bất thường: Là những kháng nguyên có tần suất xuất hiện là 100% và < 5% như kháng nguyên k, Kpb, s, Fya
- Vùng kháng nguyên thuận lợi tạo ra kháng thể bất thường: Là những kháng nguyên có tần suất xuất hiện từ 90-99% như D, C, e, M và Lub hoặc những kháng nguyên có tần suất xuất hiện từ 5-29% như S, P1, Mia và Fyb.
- Vùng kháng nguyên dễ tạo kháng thể bất thường nhất: Là những kháng nguyên có tần suất xuất hiện từ 30-89% như c, E, Jka, Jkb, Lea, Leb, N.
Qua phân tích công thức của Giblett ở trên, panel hồng cầu mà chúng tôi xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu TW cần có tối thiểu 13 kháng nguyên sau: Hệ Rh (D, C, c, E, e), hệ Kidd (Jka, Jkb), hệ Duffy (Fyb), MNSs (M, N, S, Mia), Lutheran (Lub). Tổ chức Y tế thế giới và Chương trình An toàn truyền máu cũng đã cung cấp cho chúng tôi những kháng huyết thanh để xác định các kháng nguyên hồng cầu trên.
Panel hồng cầu trước đây của Viện Huyết học Truyền máu được xây dựng từ 30 nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai và không có hồng cầu có kháng nguyên D-, để lựa chọn người cho panel hồng cầu có kháng nguyên P1+ và Fyb+ cũng rất khó khăn vì chỉ có 1/30 người là mang kháng nguyên Fyb và 2/30 người mang kháng nguyên P1+. Panel hồng cầu được xây dựng tại Bệnh viện Việt Đức cũng không có hồng cầu mang kháng nguyên D âm. Panel hồng cầu được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu TW cũng có đầy đủ các kháng nguyên để sàng lọc kháng thể bất thường như các hồng cầu panel sàng lọc kháng thể bất thường được xây dựng tại ngân hàng máu Singapore, Thái Lan hoặc hãng Diamed (Phụ lục V, VI, VII), chỉ khác trong panel của các ngân hàng máu và các hãng trên có thêm kháng nguyên K+ và Xg+. Panel được xây dựng từ ngân hàng máu Đài Loan, Thái Lan cũng không có kháng nguyên K+ như panel hồng cầu của chúng tôi. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng xây dựng panel hồng cầu để định danh kháng thể bất thường, tuy nhiên đây không phải là mục đích chính của chúng tôi trong nghiên cứu này, panel hồng cầu để định danh kháng thể bất thường này cũng có đủ các kháng nguyên và được xây dựng mang tính xen kẽ để loại trừ cũng như định danh được tên kháng thể bất thường.
4. 3. Ứng dụng panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường