Bàn luận về đặc điểm KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng panel hồng cầu tại viện huyết học truyền máu trung ương nhằm nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễn dịch (Trang 61 - 63)

4. BÀN LUẬN

4.3.1. Bàn luận về đặc điểm KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu

Bng 4-9. So sánh t l kháng th bt thường bnh nhân b bnh máu vi mt s tác gi Tên tác giả Tỷ lệ % Năm nghiên cứu Nguyễn Anh Trí , Bùi Thị Mai An (2007) 6,9 2007 Trần Thị Thu Hà 12,7 2000

Nguyễn Thị Thanh Mai 27,4 2005

Tỷ lệ kháng thể bất thường được xác định ở bệnh nhân bị bệnh máu là 6,9% (Bảng 3.26). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi Thị Mai An (1995): 13,04% [4]; Trần Thị Thu Hà (2000): 12,76% [6] và Nguyễn Thị Thanh Mai (2005): 27,4% [9] và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các tác giả

khác có thể được lý giải tại Viện Huyết học Truyền máu TW đã thực hiện thường quy xét nghiệm phản ứng hòa hợp trong điều kiện kháng globulin cho mọi bệnh nhân trước khi được truyền máu từ năm 2006.

Kết quả ở bảng 3.27 cho thấy tỷ lệ kháng thể bất thường gặp ở nhóm tuổi trên 60 là cao nhất (11,1%), tuy nhiên các kháng thể bất thường này hầu hết là kháng thể hoạt động ở 22°C và không có ý nghĩa trên lâm sàng. So sánh giữa các nhóm tuổi với nhau thì chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,4.

Bng 4-10. So sánh t l kháng th bt thường bnh nhân b bnh máu liên quan đến s ln truyn máu vi mt s tác gi

Số lần truyền máu Tên tác giả Chưa truyền máu ≤ 5 lần > 5 lần Nguyễn Anh Trí Bùi Thị Mai An (2007) 0 5,6 7,5 Vi Đình Tuấn (2005) 0 9,09 15,4 Trần Thị Thu Hà (1999) 8,04 16,79

Tỷ lệ kháng thể bất thường có liên quan đến số lần truyền máu, ở những bệnh nhân đã được truyền máu trên 5 lần thì có tỷ lệ KTBT cao hơn những bệnh nhân được truyền máu ít hơn hoặc bằng 5 lần. Tác giả trần thị Thu Hà (1999) cũng cho nhận xét tương tự (Bảng 4-10) [6], mặc dù những bệnh nhân đã truyền máu trên 5 lần thì có tỷ lệ KTBT cao hơn ở những bệnh nhân truyền dưới năm lần, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p= 0,2.

Tỷ lệ KTBT ở các nhóm bệnh máu khác nhau thì khác nhau và có sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,03. Nhóm bệnh nhân lơ xê mi có tỷ lệ kháng thể bất thường thấp nhất (2,2%), điều này có thể giải là bệnh nhân lơ xê mi là những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và thời gian điều trị thường ngắn hơn so với bệnh nhân STX và RLST. Nhóm bệnh nhân RLST và nhóm bệnh nhân suy tủy xương có tỷ lệ KTBT khá cao với thứ tự là 10,9% và 9,8%, đây là những bệnh nhân được truyền rất nhiều máu trong quá trình điều trị.Chưa gặp bệnh nhân hemophilie nào có kháng thể bất thường (Bảng 3-30). Nhận xét của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai (2000) và Vi Đình Tuấn (2005).

Tỷ lệ KTBT gặp ở những bệnh nhân nhóm A và AB cao hơn các nhóm máu khác, tuy nhiên chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,7.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng panel hồng cầu tại viện huyết học truyền máu trung ương nhằm nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễn dịch (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)