6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
1.2.7. Khung lý thuyết của nghiên cứu
Từ những cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, chúng tôi đã lựa chọn quan điểm Cấu trúc tâm lý vỹ mô của hoạt động của GS. TSKH. Phạm Minh Hạc để xây dựng mô hình nghiên cứu của luận văn.
Theo Phạm Minh Hạc (2005) thì động cơ, mục đích và điều kiện là các yếu tố cơ bản, đặc trƣng ảnh hƣởng đến các cấp độ khác nhau của hoạt động của con ngƣời. Ở đề tài này, chúng tôi đang cần khảo sát đánh giá các yếu tố tác động đến HĐHT của SV, do vậy ĐCHT, MĐHT và các ĐKHT là các yếu tố cần quan tâm. Ở đây, ĐCHT, MĐHT là các yếu tố bên trong bản thân sinh viên ảnh hƣởng đến mức độ, chiều hƣớng của HĐHT, còn ĐKHT chính là môi trƣờng bên ngoài, đặc trƣng riêng của từng trƣờng đại học cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến HĐHT của sinh viên.
40
Bên cạnh đó, HVHT với ý nghĩa là cách thức thể hiện ra bên ngoài của hoạt động trí óc của sinh viên trong quá trình học tập. HVHT gắn liền với ý thức của mỗi sinh viên, mang dấu ấn riêng của mỗi sinh viên. Thực chất HVHT chính là phƣơng pháp học tập với cách hiểu cụ thể nhất. Do vậy, đây cũng là một yếu tố có ảnh hƣởng quan trọng cần đƣợc xem xét trong nghiên cứu. Kết quả học tập là một trong những biểu hiện cụ thể về kết quả của HĐHT, là đích cuối cùng của quá trình học tập.
Tóm lại, với sự thúc đẩy của động cơ và mục đích bên trong bản thân sinh viên, dựa vào các điều kiện về môi trƣờng khách quan bên ngoài và bằng những cách thức, phƣơng pháp riêng, mỗi sinh viên sẽ thực hiện HĐHT của mình sao cho có đƣợc kết quả tốt nhất. Một trong những kết quả có thể nhìn thấy, cân đo, đong đém đƣợc đó là kết quả học tập. Do vậy, chúng tôi đã xây dựng mô hình nghiên cứu của luận văn gồm các yếu tố sau đây.
Hình 1.3. Khung lý thuyết của nghiên cứu
Mục đích học tập Động cơ học tập Hành vi học tập Điều kiện học tập HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Giới tính Nơi cƣ trú Kết quả học tập
41
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng thể và mẫu.
2.1.1. Tổng thể.
2.1.1.1. Vài nét về Trường ĐH CSND.
Trƣờng ĐH CSND là một trong những cơ sở đào tạo và NCKH hàng đầu của ngành Công an; nơi đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao (đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy) cho lực lƣợng CSND; nơi NCKH, chuyển giao công nghệ và phối hợp chặt chẽ với công an các đơn vị địa phƣơng, các trƣờng ĐH trên lĩnh vực bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của đất nƣớc (Trƣờng Đại học CSND 2013).
Tiền thân là trƣờng Hạ sĩ quan CSND2, Trƣờng ĐH CSND, đƣợc thành lập vào năm 1976. Đến năm 2003, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định thành lập Trƣờng ĐH CSND trên cơ sở Phân hiệu Học viện CSND. Sau quá trình phát triển, trƣờng đã đào tạo cung cấp cho lực lƣợng CSND hàng trăm thạc sĩ luật, hơn chục nghìn cử nhân luật và hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ trình độ cao đẳng, trung cấp CSND, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự (Trƣờng Đại học CSND 2013).
Hiện tại, quy mô đào tạo của trƣờng là 3.500 SV các hệ tập trung và khoảng 5.000 SV hệ vừa làm vừa học. Trƣờng đang tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và 10 chuyên ngành bậc đại (Điều tra hình sự, Trinh sát chống tội phạm kinh tế, Trinh sát chống tội phạm hình sự, Trinh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý, Trinh sát chống tội phạm môi trƣờng, Kỹ thuật hình sự, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát quản lý trật tự an toàn giao thông, Quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân và chuyên ngành Tham mƣu, chỉ huy cảnh sát vũ trang bảo vệ an ninh trật tự). Bên cạnh đó, trƣờng còn tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho học viên nƣớc ngoài và đào tạo,
42
bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ Điều tra viên, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ ngành ngoài (Trƣờng Đại học CSND 2013).
2.1.1.2. Vài nét về Trường ĐH Luật TPHCM.
Trƣờng ĐH Luật TPHCM là trƣờng đào tạo luật hàng đầu ở khu vực phía Nam, đạt chất lƣợng cao trong giảng dạy và nghiên cứu để góp phần xây dựng cộng đồng, phát triển đất nƣớc và hội nhập, hợp tác quốc tế với các nƣớc trên thế giới và các quốc gia trong khu vực. Trƣờng đƣợc thành lập từ 1996, là thành viên của ĐHQG TPHCM. Đến năm 2000, Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định tách Trƣờng ĐH Luật thuộc ĐHQG TPHCM thành Trƣờng ĐH Luật TPHCM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (Website Trƣờng ĐH Luật TPHCM 2010).
Đến thời điểm tháng 12/2012, Trƣờng có 210 giảng viên và 111 cán bộ các phòng, trung tâm. Trong đó, có 48 tiến sĩ, 140 thạc sĩ, 01 giảng viên cao cấp, 38 giảng viên chính. Trƣờng ĐH Luật TPHCM hiện có 8 Khoa và bộ môn, đào tạo ĐH và sau ĐH, 2 trung tâm trực tiếp thực hiện công tác đào tạo. Hiện tại, Trƣờng có 6 chuyên ngành đào tạo ĐH (Luật Thƣơng mại, Luật Dân sự, Luật Quốc tế, Luật Hình sự, Luật Hành chính và Quản trị - Luật), 5 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 3 chuyên ngành tiến sĩ với gần 12.000 SV, học viên theo học. Hàng năm, có khoảng 3.300 học sinh, SV, học viên ở các trình độ trung cấp, ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp với nhiều chuyên ngành luật khác nhau, bổ sung một nguồn nhân lực quan trọng cho xã hội nói chung và khu vực các tỉnh phía Nam nói riêng (Website Trƣờng ĐH Luật TPHCM 2013).
2.1.1.3. Các điểm tương đồng giữa hai trường làm cơ sở để thực hiện nghiên cứu so sánh.
Qua nghiên cứu chƣơng trình khung giáo dục ĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chƣơng trình đào tạo các ngành của Trƣờng ĐH CSND và Trƣờng
43
ĐH Luật TPHCM, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm tƣơng đồng về mục tiêu, chƣơng trình đào tạo và tính chất nghề nghiệp giữa SV Trƣờng ĐH CSND và Trƣờng ĐH Luật thành phố TPHCM, cụ thể:
- Về cơ bản mục tiêu đào tạo của Trƣờng ĐH CSND và ngành Luật của Trƣờng ĐH Luật TPHCM có nhiều điểm tƣơng đồng. Mục tiêu đào tạo của ngành Luật của Trƣờng ĐH Luật TPHCM là “Đào tạo cử nhân Luật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật; bƣớc đầu có định hƣớng chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng thực hành, có thể giải quyết đƣợc một số vấn đề thông thƣờng trong lĩnh vực pháp luật”. Mục tiêu đào tạo của Trƣờng ĐH CSND là “Đào tạo cán bộ công an trình độ ĐH có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt; có phƣơng pháp tƣ duy khoa học; có kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp; có sức khỏe tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao” (Bộ GD&ĐT 2005, 2006).
- Sau khi tốt nghiệp SV Trƣờng ĐH CSND đƣợc phân công công tác theo chuyên ngành đào tạo tại các đơn vị nghiệp vụ trong ngành Công an (cơ quan tham mƣu, cơ quan Điều tra, cơ quan quản lý hành chính về trật tự xã hội, các trại giam…). SV ngành Luật Hình sự tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan bảo vệ pháp luật nhƣ Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan Điều tra, Thanh tra, cơ quan Thi hành án và một số cơ quan khác không thuộc khối cơ quan bảo vệ pháp luật (Trƣờng Đại học CSND 2008; Website Trƣờng ĐH Luật TPHCM 2013).
- Về chƣơng trình đào tạo cũng có nhiều nội dung giống nhau. Khối kiến thức giáo dục đại cƣơng của hai trƣờng cơ bản giống nhau về nội dung. Các môn học chính của chuyên ngành Luật Hình sự của Trƣờng ĐH Luật
44
TPHCM gồm 3 môn (Luật Hình sự, Tội phạm học, Luật Tố tụng hình sự) và 9 môn học thuộc các học phần tự chọn (Tâm lý học tƣ pháp, Tâm thần học tƣ pháp, Khoa học điều tra hình sự, Lý luận về định tội và hình phạt, Giám định pháp y, Luật Tố tụng hình sự chuyên sâu, Nghiệp vụ thƣ ký Tòa án, Nghề luật sƣ và hoạt động tƣ vấn pháp luật, Đấu tranh phòng chống một số tội phạm). Phần lớn những môn học này chính là các nội dung cơ bản trong phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp của các chuyên ngành đào tạo tại Trƣờng ĐH CSND (Bộ GD&ĐT 2005, 2006; Trƣờng Đại học CSND 2008; Trƣờng ĐH Luật TPHCM 2006).
2.1.2. Mẫu và kích thước mẫu.
Hiện tại, SV vừa học xong năm nhất của Trƣờng ĐH CSND, khóa D20S có 461 SV, trong đó có 9 SV quốc tế. Số SV nữ của khóa học là 64 SV. Tƣơng đƣơng với khóa D20S Trƣờng ĐH CSND, SV ngành Luật Hình sự hệ chính quy khóa 2010 (K35) của Trƣờng ĐH Luật TPHCM có tổng số là 324 SV, số SV nữ là 176, không có SV quốc tế (Trƣờng Đại học CSND 2013; Website Trƣờng ĐH Luật TPHCM 2013).
Sử dụng công thức tính kích cỡ mẫu do hệ thống VIDAC (2008) cung cấp:
Trong đó: n = kích cỡ mẫu đƣợc tính
z = giá trị z liên quan đến việc xác định mức độ tin cậy, chọn mức độ tin cậy là 95%, giá trị z sẽ là 1,96.
p = ƣớc tính phần trăm trong tập hợp. Trong trƣờng hợp này chúng ta không có thông tin trƣớc liên quan đến p nên thiết lập giá trị của p tới 0,5. Điều này sẽ dẫn đến một phân tách 50% - 50% để nắm bắt biến số lớn nhất có thể trong tập hợp.
45
Value associated with the chosen level of confidence (z):
1.96
Acceptable error (e): 0.05
Estimated percentage in the population (p):
0.5
(n): 384.16
Nhƣ vậy, mẫu của nghiên cứu này tối thiểu là 384 SV. Công thức trên không có giá trị kích thƣớc tổng thể. Toán học về xác suất chứng minh rằng kích thƣớc tổng thể không liên quan trừ khi kích cỡ mẫu vƣợt qua một vài phần trăm của quy mô tổng thể đang nghiên cứu.
2.1.3. Cách thức chọn mẫu và tiến hành khảo sát.
Việc khảo sát lấy ý kiến của sinh viên hai trƣờng và thu thập dữ liệu đƣợc thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6/2012. Để đạt đƣợc mẫu nhƣ trên, 500 Bảng hỏi đã đƣợc phát ra tƣơng ứng với tỷ lệ SV của mỗi trƣờng. Cách thức chọn mẫu nhƣ sau: Bảng 2.1. Mô tả cách chọn mẫu TT Lớp Số SV Tần số Tần suất (%) Ghi chú Trƣờng ĐH CSND 1 C1-D20S 89 58 65,2 2 C2-D20S 88 60 68,2 3 C3-D20S 88 60 68,2 4 QLHC-D20S 131 85 64,9 5 CTPN-D20S 26 17 65,4 Cộng 422 280 66,4 Trƣờng ĐH Luật TPHCM
46 1 Lớp 1-HS35 81 55 67,9 2 Lớp 2-HS35 81 55 67,9 3 Lớp 3-HS35 81 55 67,9 4 Lớp 4-HS35 81 55 67,9 Cộng 324 220 Tổng cộng 746 500 2.2. Mô tả mẫu.
2.2.1. Số Bảng hỏi thu hồi đƣợc từ SV Trƣờng ĐH Luật TPHCM là 217 và từ SV Trƣờng ĐH CSND là 265 Bảng. Trong đó số lƣợng Bảng hỏi có số lƣợng ô bỏ trống (không trả lời) nhiều hơn 10% bị loại bỏ. Số Bảng hỏi bị loại bỏ của SV Trƣờng ĐH CSND là 37 Bảng và của SV Trƣờng ĐH Luật TPHCM là 11 Bảng. Số Bảng hỏi đƣợc sử dụng để nghiên cứu tổng cộng là 434 Bảng (n = 434, lớn hơn kích thƣớc tối thiểu của mẫu 384). Trong đó, Trƣờng ĐH Luật TPHCM có 206 Bảng và Trƣờng ĐH CSND có 228 Bảng. Số bảng hỏi này đƣợc đánh số thứ tự từ 1 đến hết và nhập kết quả trả lời vào phần mềm SPSS 11.5 để xử lý theo quy trình nghiên cứu đã xác định. Kết quả xử lý bƣớc đầu cho thấy:
Tỷ lệ nam nữ của hai nhóm SV Trƣờng ĐH CSND và Trƣờng ĐH Luật TPHCM có sự khác nhau rất lớn. Trƣờng ĐH CSND nam chiếm đa số (85,1%), ngƣợc lại Trƣờng ĐH Luật TPHCM nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam (56,8%). Đây chính là nét khác biệt lớn về đối tƣợng tuyển sinh của hai trƣờng. Do đặc thù của ngành, Bộ Công an quy định, tỷ lệ nữ đƣợc đăng ký dự thi vào các trƣờng CAND không quá 10% tổng số thí sinh.
47
Bảng 2.2. Mô tả mẫu theo giới tính
ĐH CSND ĐH Luật TPHCM Tổng cộng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Nam 194 85,1 89 43,2 283 65,2 Nữ 34 14,9 117 56,8 151 34,8 Tổng 228 100 206 100 434 100
Về nơi cƣ trú của hai nhóm SV ở hai trƣờng không có sự khác biệt, số SV cƣ trú ở nông thôn, miền núi, vùng sâu đều cao hơn số SV cƣ trú ở thành phố, thị xã. Tuy nhiên, ở Trƣờng ĐH CSND tỷ lệ này vẫn cao hơn số với Trƣờng ĐH Luật TPHCM (tƣơng ứng là 67,1% và 61,1%)
Bảng 2.3. Mô tả mẫu theo nơi cƣ trú
ĐH CSND ĐH Luật TPHCM Tổng cộng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Nông thôn- miền núi - vùng sâu 153 67,1 124 61,1 277 64,3 Thành phố - thị xã 75 32,9 79 38,9 154 35,7 Tổng 228 100 203 100 431 100
2.2.2. Công cụ thu thập dữ liệu là Bảng hỏi đƣợc thiết kế chung cho SV cả hai trƣờng và dữ liệu đƣợc cung cấp từ Phòng Quản lý học viên Trƣờng ĐH CSND và Khoa Luật Hình sự Trƣờng ĐH Luật TPHCM.
Sau khi phân tích dữ liệu thu thập đƣợc thông qua bảng hỏi và các tài liệu liên quan, để khẳng định thêm các nhận định, tác giả đã phỏng vấn sâu 04
48
sinh viên năm nhất hệ chính quy của Trƣờng Đại học CSND và 04 sinh viên năm nhất hệ chính quy chuyên ngành Luật Hình sự của Trƣờng Đại học Luật TPHCM. Nội dung phỏng vấn gồm 11 vấn đề (Phụ lục 1, trang…), tập trung làm rõ các quan điểm, đánh giá của sinh viên về MĐHT, ĐCHT, HVHT, ĐKHT và HĐHT của bản thân, của bạn bè và của nhà trƣờng.
2.2.3. Biến độc lập là các yếu tố tác động đến HĐHT thuộc bản thân SV (gồm: ĐCHT, MĐHT, HVHT) và các ĐKHT của nhà trƣờng.
2.2.4. Biến phụ thuộc là HĐHT của SV.
2.3. Quy trình nghiên cứu.
2.3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu.
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài
2.3.2. Nghiên cứu thăm dò.
Bảng hỏi đƣợc kiểm tra trƣớc khi thực hiện chính thức với việc phát ra cho 126 SV khóa D20S Trƣờng ĐH CSND.
Cơ sở lý thuyết
Đánh giá độ tin cậy của thang đo; phân tích, rút trích nhân tố
Thống kê mô tả, kiểm định sự bằng nhau giữa trị trung bình của hai nhóm sinh viên ở hai trƣờng.
Tính hệ số tƣơng quan Pearson giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (so sánh hai nhóm SV
ở hai trƣờng)
Thang đo nghiệm (n=126) Định lƣợng thử
Hồi quy tuyến tính (so sánh hai nhóm SV ở hai trƣờng)
Định lƣợng chính thức
49
Trong bƣớc này, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Qua nghiên cứu thử nghiệm đã rút ra đƣợc một số kết luận giúp cho việc hoàn thiện Bảng hỏi và mở ra một số gợi ý về sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến HĐHT của SV cho nghiên cứu chính thức.
2.4. Xây dựng và đánh giá độ tin cậy của thang đo.
2.4.1. Xây dựng thang đo.
Trong nghiên cứu này có 2 khái niệm quan sát gồm: Giới tính và nơi cƣ trú; 6 khái niệm ở dạng tiềm ẩn gồm: ĐCHT, MĐHT, ĐKHT, HVHT, HĐHT và kết quả học tập.
Thang đo Likert 5 điểm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này để đo các khái niệm tiềm ẩn với hai dạng gồm:
Dạng thứ nhất để đo thái độ ngƣời trả lời: từ mức 1 đến mức 5 tƣơng ứng với 5 thái độ sau:
1) Rất không đồng ý 2) Không đồng ý 3) Trung lập 4) Đồng ý 5) Rất đồng ý
Dạng thứ hai để đo mức độ thực hiện các hành động của ngƣời trả lời: từ mức 1 đến mức 5 tƣơng ứng với 5 mức độ sau:
1) Không bao giờ 2) Hiếm khi 3) Thỉnh thoảng 4) Thƣờng xuyên