Khái niệm về hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy (Trang 25)

6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

1.2.2. Khái niệm về hoạt động

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), hoạt động là một phƣơng pháp đặc thù của con ngƣời quan hệ với thế giới xung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hƣớng phục vụ cuộc sống của mình.

Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, hoạt động của con ngƣời bao gồm hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần. Hoạt động vật chất (thực tiễn) là những hoạt động mà chủ thể sử dụng phƣơng tiện vật chất tác động vào đối tƣợng vật chất nhất định nhằm cải tạo chúng theo nhu cầu của con ngƣời. Kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn là những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của cá nhân và cộng đồng. Có thể chia

22

ra ba hình thức hoạt động cơ bản là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học. “Trên cơ sở những hình thức thực tiễn cơ bản trên, một số lĩnh vực của thực tiễn nhƣ hoạt động giáo dục, hoạt động nghệ thuật,… cũng đƣợc hình thành. Nó cũng tác động vào quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Đó là những hình thức thực tiễn phát sinh, hình thức đặc thù của thực tiễn” (Đoàn Quang Thọ 2008, tr. 358-361).

Theo Rubinstain (1973), nhà tâm lý học nổi tiếng của Liên Xô cũ thì “Hoạt động đƣợc hiểu là một hệ thống thao tác hay hành vi ứng xử ít nhiều có ý thức. Đặc trƣng cho thao tác là có sự tham gia của ý thức vào điều chỉnh hành động, trong đó ý thức dùng để chỉ thái độ của chủ thể đối với khách thể mà hoạt động nhằm tới”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)