Khái quát chung về huyệnGia Lâm

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đơng của Thủ đơ Hà Nội. Phía Bắc của huyện là quận Long Biên; phía Tây Nam có địa giới là dịng sơng Hồng, bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hồng Mai; phía Đơng Bắc và Đơng giáp với các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Huyện Gia Lâm gồm 20 xã và 02 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 114,73km2, đất nông nghiệp 6.537,98 ha, chiếm 56,02% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp 5.060,7 ha chiếm 43,36% diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng 72,56 ha chiếm 0,62% đất tự nhiên.

*Đặc điểm dân số.

Dân số toàn huyện đến 31/5/2015 là 245.100 người. Tốc độ tăng bình quân là 2,05%/năm. Lao động trong độ tuổi lao động là 124.458. Dân số ở 20 xã nông thôn là 200.731. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 101.761.

Thu nhập bình quân đạt khoảng 15,15 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,76%.

*Về kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã tiến triển rõ nét, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá, cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.

Trong lộ trình xây dựng nơng thơn mới, huyện Gia Lâm định hướng đến năm 2020 phấn đấu 100% các xã đạt nông thôn mới. Các hoạt động y tế,

văn hóa, giáo dục ln được quan tâm và phát triển sâu rộng. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, xóa đói giảm nghèo được thực hiện kịp thời, hiệu quả. Đời sống đại bộ phận gia đình nơng dân được cải thiện. Các gia đình chính sách, gia đình có cơng với cách mạng đều có mức sống từ trung bình trở lên so với cộng đồng dân cư.

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu ước tăng 9,51% so với cùng kỳ năm trước; trong đó:

- Cơng nghiệp, xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 3.368.092 triệu đồng, tăng 9,65% so với cùng kỳ năm trước

- Thương mại, dịch vụ: Các hoạt động thương mại, dịch vụ được duy trì, giá cả thị trường ổn định, khơng có hiện tượng tăng đội biến. Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ ước đạt 1.343.107 triệu đồng (giá so sánh), tăng 14,24% so với cùng kỳ năm trước.

- Nông, lâm, nghiệp, thủy sản: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 780.524 triệu đồng, tăng 1,73% so với cùng kỳ năm trước.

* Về văn hóa – xã hội.

- Huyện có 22 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 22 trường trung học cơ sở , 5 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên với tổng số học sinh trên 60 ngàn em.

- Huyện Gia Lâm có 244 điểm di tích lịch sử văn hóa và di tích cách mạng, trong đó có 110 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố ( 8 di tích được gắn biển di tích cách mạng kháng chiến). Các di tích nổi tiếng được nhân dân nhiều địa phương trong nước và quốc tế biết đến như: Đền – Chùa Bà Tấm (xã Dương Xá), Đình Chử Xá (xã Văn Đức), cụm di tích Phù Đổng, Chùa Keo, Đình Chử Xá, Đình Xn Dục, Đình Đền Chùa Sủi…

- Huyện Gia Lâm có một số làng nghề như: làng nghề gốm sứ ở xã Bát Tràng, làng nghề Quỳ vàng, may da ở xã Kiêu Kỵ, làng nghề bào chế thuốc

Nam, thuốc Bắc xã Ninh Hiệp. Làng nghề Bát Tràng là làng nghề nổi tiếng trong nước và quốc tế, đã được quy hoạch thành làng nghề kết hợp du lịch.

2.1.2. Giới thiệu bộ máy tổ chức cấp xã huyện Gia Lâm

Huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó gồm 2 thị trấn và 20 xã.

Về sơ đồ bộ máy tổ chức cấp xã của huyện Gia Lâm, hiện tại tất cả các xã và thị trấn của huyện Gia Lâm đều áp dụng mơ hình tổ chức như Sơ đồ 2.1. Trong đó:

- Hội đồng nhân dân xã là cơ quan do nhân dân của xã đó bầu ra, nhiệm kỳ mỗi khóa của HĐND là 05 năm. Thường trực HĐND cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND.

- Ủy ban nhân dân (UBND) xã do HĐND cấp xã bầu, gồm Chủ tịch, phó Chủ tịch.

+ Chủ tịch xã phụ trách chung, khối nội chính, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của xã.

+ Các phó chủ tịch UBND xã:

• Một Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế- tài chính, xây dựng

• Một Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hóa- xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.

CHỦ TỊCH UBND XÃ, THỊ TRẤN

Tài chính Địa chính Tư pháp Văn phịng Văn hóa Trưởng Chỉ huy trưởng

kế tốn nhà đất hộ tịch thống kê xã hội công an quân sụ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính cấp xã của huyện Gia Lâm PHĨ CHỦ TỊCH

PHỤ TRÁCH VỀ KINH TẾ

PHÓ CHỦ TỊCH PHỤ TRÁCH VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)