(Đơn vị tính: người)
Trình độ chun mơn
Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Trung cấp 53 53 50 48 43
Cao đẳng 17 16 13 11 8
Đại học 109 115 123 130 134
Thạc sĩ 1 1 3 7 14
Tổng 180 185 189 196 199
Qua phân tích bảng số liệu, có thể thấy, năm 2011, số lượng cơng chức có trình độ Trung cấp là 53 người thì đến năm 2015, số lượng này đã giảm còn 43 người (chiếm 21,6 % so với tổng số công chức cấp xã của huyện Gia Lâm).
Về trình độ Cao đẳng, năm 2011, số lượng cơng chức có trình độ chun mơn Cao đẳng là 17 người, đến năm 2015, số lượng này giảm còn 8 người (chiếm 4,02% % so với tổng số công chức cấp xã).
Về số lượng công chức cấp xã có trình độ Đại học, năm 2011 là 109 người, đến năm 2015, số lượng này tăng lên là 134 người (chiếm 67,33 % so với tổng số công chức cấp xã của huyện).
Về số lượng cơng chức cấp xã có trình độ Thạc sĩ, năm 2011 là 1 người, đến năm 2015, số lượng này tăng lên là 14 người (chiếm 7,03% so với tổng số công chức cấp xã của huyện)
Như vậy, nhìn chung, trình độ chun mơn của công chức cấp xã của huyện Gia Lâm ngày càng được nâng cao. Số lượng công chức cấp xã có bằng Trung cấp ngày càng giảm xuống, số lượng cơng chức cấp xã có bằng Đại học và Thạc sĩ ngày càng tăng lên.
So với tiêu chuẩn quy định: theo quy định tiêu chuẩn tại Quyết định số 04/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, cơng chức xã, phường, thị trấn thì số lượng công chức chuyên môn cấp xã đều đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các công chức cấp xã đều học hệ đại học tại chức hoặc các chương trình liên thơng, liên kết, số lượng cơng chức cấp xã có bằng Đại học chính quy khơng cao, chủ yếu là các công chức trẻ. Do vậy, nếu chỉ căn cứ vào số liệu công chức có trình độ đại học tăng qua các năm cũng chưa thể khẳng định chất lượng công chức cấp xã được nâng cao.
Bên cạnh đó, ngồi việc tham gia các chương trình đào tạo, các hệ đào tạo cơng chức cấp xã của huyện Gia Lâm cũng chủ động nâng cao năng lực, trình độ chun mơn bằng nhiều cách như: thường xuyên đi cơ sở trò chuyện, trao đổi với cơng dân để chủ động nắm bắt tình hình thực tế, thường xuyên
tham khảo, xin ý kiến về lĩnh vực chuyên môn từ các phòng, ban phụ trách của huyện... Qua phỏng vấn một số lãnh đạo cấp huyện, tác giả thu thập được thông tin: nhiều công chức của một số xã thường xuyên gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm xử lý trong công việc và trao đổi các vấn đề liên quan đến chuyên môn, liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật từ những cán bộ phòng, ban của huyện để nâng cao trình độ chun mơn. Đây được coi là một trong những hoạt động giúp nâng cao trình độ chun mơn thiết thực và hiệu quả nhất đối với cơng chức cấp xã.
2.2.2.3. Trình độ lý luận chính trị
Trình độ lý luận chính trị của cơng chức cấp xã không chỉ được lãnh