KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 35 - 178)

Trong chương này, Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thuế và thanh tra kiểm tra thuế, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác thanh tra kiểm tra thuế. Đó là các khái niệm, bản chất, chức năng, phân loại và các nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế. Đề cập tới sự cần thiết phải thanh tra kiểm tra thuế và những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong công tác thanh tra kiểm tra thuế.

Thanh tra, kiểm tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan thuế các cấp, là quá trình sử dụng các nghiệp vụ điều tra, phân tích đánh giá việc thực hiện chấp

hành chính sách thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế, các cán bộ công chức ngành.

Giữa thanh tra và kiểm tra có những điểm giống nhau như: cùng là chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước và có cùng mục đích là phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa: mặt khác giữa thanh tra, kiểm tra đều phải tôn trọng tính thực tế khách quan của sự việc, công tác phân tích đánh giá phải đảm bảo tính trung thực…

Tuy nhiên, giữa thanh tra và kiểm tra cũng có sự khác nhau về quy mô và tích chất phức tạp của sự việc dẫn tới việc thay đổi về phương pháp, thời gian và con người khi tổ chức thanh tra hay kiểm tra. Sự khác nhau trước tiên xuất phát từ yêu cầu công việc. Tuỳ theo tính chất phức tạp của từng sự việc cụ thể, đối tượng bị thanh kiểm tra, số lượng và phạm vi, những vấn đề cần phải làm rõ mà tổ chức cuộc thanh tra hay cuộc kiểm tra.

Chương 1 này đã giúp chúng ta khái quát được toàn bộ cơ sở lý thuyết và là nền tảng cho việc phát triển nội dung ở các chương tiếp theo của toàn luận văn.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI1

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Đồng Nai giai đoạn giai đoạn 2006-2010 là 13,2%; và giai đoạn 2011-2015 dự kiến tăng từ 13-14%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 tương đương 1.630 USD.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đến năm 2010 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,2%; ngành dịch vụ chiếm 34,1%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 8,7%.

Đồng Nai là tỉnh phát triển khu công nghiệp đầu tiên và hiện là một trong các địa phương dẫn đầu phát triển công nghiệp tại Việt Nam. Đồng Nai đã được Thủ Tướng Chính Phủ cho phép qui hoạch phát triển 34 KCN diện tích khoảng 11.380 ha, trong đó đến năm 2010 đã có 30 khu công nghiệp được cấp phép thành lập diện tích 9.573 ha, cơ sở hạ tầng các KCN đang được xây dựng đồng bộ, trên 60% diện tích đất đã có nhà máy và đang sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư mới. Ngoài ta Chính Phủ đã chấp thuận chủ trương cho Đồng Nai thành lập khu công nghiệp công nghệ cao tại huyện Long Thành (500ha), khu liên hợp công nông nghiệp tại huyện Xuân Lộc và huyện Thống Nhất (2.186ha), khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học tại huyện Cẩm Mỹ (209ha)... mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư vào Đồng Nai.

Bên cạnh các khu công nghiệp, đến năm 2010 Đồng Nai đã qui hoạch phát triển 45 cụm công nghiệp và làng nghề với diện tích khoảng 2.080ha nhằm tạo thuận lợi cho việc đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đồng Nai đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất thức ăn gia súc, có nhiều trang trại chăn nuôi qui mô công nghiệp, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến. Năm 2010, Đồng Nai có đàn gia súc trên 164.000 con, đàn lợn khoảng 1,22 triệu con, đàn gia cầm khoảng 8,7 triệu con.

Đồng Nai xuất khẩu chủ yếu các loại sản phẩm nông nghiệp như mủ cao su sơ chế, cà phê, lạc nhân, hạt điều nhân, bắp, nông sản, thực phẩm chế biến, một số sản phẩm công nghiệp như giày dép, may mặc, sản phẩm cơ khí, điện tử, sản phẩm gỗ chế biến..., Nhập khẩu chủ yếu là các loại vật tư nguyên liệu như phân bón, xi măng, sắt thép xây dựng, phụ tùng thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất.

Năm 2010, Đồng Nai đạt kim ngạch xuất khẩu trên 7 tỷ USD, nhập khẩu đạt trên 7,9 tỷ USD.

Đồng Nai đang phát triển nhanh các dự án nhà ở, khách sạn, bệnh viện, trường học, các dịch vụ tài chính ngân hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng ... đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư.

Đến năm 2010, địa bàn tỉnh Đồng Nai có hơn 12.800 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa bao gồm hợp tác xã, hộ kinh tế gia đình và trang trại.

Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước, quá trình sắp xếp đổi mới đến năm 2010 còn 56 doanh nghiệp, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, kinh doanh đa ngành, ngày càng có tầm vóc về vốn, thị trường, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý điều hành.

Đối với doanh nghiệp dân doanh, tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh có trên 11.550 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 86.500 tỷ đồng là khu vực phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về ngành nghề, ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát huy nội lực và hội nhập.

Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hiện có trên 980 doanh nghiệp thuộc 32 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký trên 18,5 tỷ

USD. Đây là loại hình phát triển nhanh về qui mô và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, thể hiện sự thành công trong việc cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư tại Đồng Nai. Các nước và vùng lãnh thổ đang dẫn đầu đầu tư tại Đồng Nai là Đài Loan, Hàn quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN, EU, Mỹ... Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài triển khai thực hiện dự án nghiêm túc, đạt được những kết quả tốt và có kế hoạch đầu tư mở rộng dự án, được Chính phủ Việt Nam và tỉnh Đồng Nai đánh giá cao.

Trong 5 năm (2006-2010) tỉnh Đồng Nai thu hút đầu tư nước ngoài 11,4 tỷ USD, lũy kế đến cuối năm 2010 thu hút đầu tư nước ngoài 18,6 tỷ USD là một trong những tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài thuộc nhóm cao trong cả nước, nhiểu dự án đã đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó, Đồng Nai cũng là điểm đến khá hấp dẫn của các Doanh nghiệp trong nước, chỉ tính từ năm 2007 đến nay (từ thời điểm Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Đầu tư có hiệu lực) Đồng Nai đã thu hút trên 255 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư trên 138.730 tỷ đồng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾTẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI

Cục thuế tỉnh Đồng Nai có nhiệm vụ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về thu thuế, phí, lệ phí và thu khác trên địa bàn và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Để thực hiện việc thanh tra/kiểm tra thuế, Cục thuế tỉnh Đồng Nai hiện có 03 phòng kiểm tra thuế (tổng số 194 cán bộ công chức: trình độ trên đại học: 05 công chức, trình độ đại học: 167 công chức, trình độ cao đẳng: 01 công chức, trình độ trung cấp: 17 công chức, trong đó tổng số công chức ở các phòng thanh kiểm tra là 76) và 33 đội kiểm tra thuế tại 11 chi cục thuế thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện (tổng số 663 cán bộ công chức, trình độ đại học: 271 công chức, trình độ cao đẳng: 21 công chức, trình độ trung cấp: 354 công chức, trong đó tổng số công chức ở các phòng kiểm tra là 259).

Việc thanh tra/kiểm tra thuế hiện nay được thực hiện theo Luật Quản lý thuế, Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định 85/NĐ.CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 528/NĐ.TCT ngày 29/5/2008 của Tổng Cục Thuế.

CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI

P.Tuyên truyền và hỗ trợ NNT

P.Kê khai và kế toán thuế

P.QL nợ và cưỡng chế nợ thuế

P.Tổng hợp- nghiệp vụ-dự toán

P.QL thuế thu nhập cá nhân

Phòng kiểm tra thuế số 1

Phòng kiểm tra thuế số 2

Phòng Thanh tra thuế số 1

Phòng Thanh tra thuế số 2

Phòng quản trị-tài vụ-ấn chỉ

Phòng.QL các số thu về đất

Phòng kiểm tra nội bộ

Phòng tin học

Phòng TCCB

Phòng kiểm tra thuế số 3

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Cục thuế Tỉnh Đồng Nai (Nguồn: Cục thuế Tỉnh Đồng Nai)

Do chuyển một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ từ Cục thuế về cho các chi cục thuế quản lý, dẫn đến số lượng các doanh nghiệp do chi cục thuế quản lý tăng lên đáng kể. Đội kiểm tra thuế của các phòng, các chi cục thuế được hình thành phần lớn từ lực lượng của các phòng, các đội quản lý doanh nghiệp và các đội quản lý hộ kinh doanh cá thể trước đây.

Công tác thanh tra thuế cũng được tổ chức theo Luật Quản lý thuế. Các phòng Thanh tra lập kế hoạch thanh tra các đối tượng quản lý ngay từ đầu năm để thanh tra các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế do phòng kiểm tra, các chi cục thuế chuyển đến; thanh/kiểm tra các trường hợp cổ phần hóa, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi doanh nghiệp…; giải quyết các trường hợp theo đơn thư tố cáo hoặc theo yêu cầu của Lãnh đạo Cục thuế, Tổng cục thuế. Ngoài ra, phòng thanh tra còn thực hiện thêm nhiệm vụ: tiếp dân, tổng hợp giải quyết đơn thư tố cáo trốn thuế, phối hợp với các ban ngành giám định tư pháp về thuế, tổng hợp báo cáo công tác thanh tra, tham mưu cho Lãnh đạo cục Thuế chỉ đạo công tác thanh tra.

2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ phòng Kiểm tra thuế

Phòng Kiểm tra thuế có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát kê khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế. Nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý;

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế đối với các Chi cục Thuế;

- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;

- Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế;

- Kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thuộc diện kiểm tra trước của người nộp thuế trình Lãnh đạo Cục ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế;

- Ấn định thuế đối với các trường hợp người nộp thuế khai thuế không đủ căn cứ, không đúng thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được.

- Chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ sơ, tài liệu liên quan cho bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra thuế khi có đủ điều kiện tổ chức thanh tra thuế;

- Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp ...

- Thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo qui định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng hoá đơn thuế, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn thuế; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế của người nộp thuế và của tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí;

- Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra;

- Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho bộ phận chức năng có liên quan;

- Nhận dự toán thu ngân sách thuộc các đối tượng Cục Thuế trực tiếp quản lý; trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế;

- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao;

- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ phòng Thanh tra thuế

Giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra thuế: việc chấp hành pháp luật thuế, giải quyết tố cáo hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý. Nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra thuế hàng năm; Tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ đề nghị thanh tra người nộp thuế của Phòng Kiểm tra thuế và các Chi cục Thuế chuyển đến;

- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thuộc đối tượng thanh tra;

- Tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh tra của Cục Thuế; thanh tra các trường hợp do phòng Kiểm tra thuế, các Chi cục đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra thuế;

- Phối hợp với cơ quan chức năng khác trong việc thanh tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế;

- Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định;

- Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của người nộp thuế;

- Thanh tra xác minh, giải quyết các tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 35 - 178)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w