Phân biệt giữa kiểm tra thuế và thanh tra thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 30 - 31)

1.1.5.1 Điểm giống nhau

Thanh tra là hoạt động kiểm tra, nên giữa kiểm tra và thanh tra có những điểm tương đồng sau:

- Thanh tra và kiểm tra đều có cùng mục đích là ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về thuế…. Góp phần cho tổ chức, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ, bảo vệ tài sản của Nhà nước.

- Cả hai đều đánh giá dựa trên các hoạt động thực tế của ĐTNT, để từ đó thu thập thông tin, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, tình hình thực tế ĐTNT một cách chính xác, khách quan, trung thực, làm rõ đúng sai, chỉ ra nguyên nhân, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục, xử lý những sai phạm.

1.1.5.2 Điểm khác nhau

Thanh tra và kiểm tra tuy có những điểm tương đồng trên nhưng cũng có những điểm khác nhau sau:

- Nội dung của cuộc thanh tra thường là trên phương diện rộng, phức tạp, ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, cơ cấu tổ chức phức tạp.

- Phạm vi tiến hành thanh tra thường là kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, có thể có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau.

- Về thời gian: thanh tra thường được tổ chức theo từng cuộc nên thời gian thường kéo dài, theo quy định là không quá 30 ngày và có thể kéo dài thêm trong trường hợp cần thiết, ngược lại kiểm tra thường thời gian ngắn hơn, theo quy định là không quá 05 ngày.

- Về hình thức tổ chức: Thanh tra khi tiến hành thường được lập thành Đoàn và Đoàn thanh tra thực hiện việc thanh tra theo quy định. Ngược lại, kiểm tra có thể lập hoặc không, và có khi chỉ cần một người thực hiện việc kiểm tra theo yêu cầu của cấp trên.

- Về biện pháp áp dụng: Thanh tra thường áp dụng các biện pháp mạnh hơn ( tạm giữ tang vật, tài liệu, khám nơi cất tang vật…)

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 30 - 31)