Quán triệt và vận dụng quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác tuyển dụng cán bộ, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc thực hiện công tác tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ DTTS cho các địa phương, ban, ngành, đoàn thể. Kết quả đạt được trên một số nội dung: Về tiếp nhận và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng về công tác tại các xã vùng sâu vùng xa; đưa trí thức trẻ về xã nghèo vùng miền núi dân tộc; tăng cường sĩ quan biên phịng về làm phó bí thư Đảng uỷ ở các xã biên giới, được các huyện miền núi thực thi có hiệu quả, điều đó được phản ánh qua trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ DTTS ngày càng cao. Trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ DTTS từ cấp tỉnh cho đến cấp cơ sở được nâng lên.
Tại Đảng bộ tỉnh Hồ Bình, căn cứ các quyết định của Trung ương về việc ban hành các quyết định về phân cấp quản lý cán bộ và quy chế bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xây dựng các
quyết định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo nhiệm kỳ để phù hợp với từng giai đoạn cách mạng cũng như điều kiện thực tế ở địa phương; đồng thời phân công, phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ cho các huyện, thành uỷ, đảng uỷ và các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc. Các cấp uỷ Đảng, tập thể lãnh đạo và thủ trưởng các cơ quan khi thực hiện việc điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ đều thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo khách quan, cơng khai, dân chủ, lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức, có uy tín, được quần chúng tín nhiệm cao vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý, qua đó đã cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của các đơn vị. Đồng thời, các cấp uỷ Đảng cũng đã chủ động hơn trong cơng tác bố trí và sử dụng cán bộ, đã mạnh dạn thay thế một số cán bộ tuổi cao, trình độ năng lực kém, thay vào đó là những cán bộ trẻ có phẩm chất đạo đức cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ tiêu chuẩn về năng lực chun mơn, lý luận chính trị.
Qua nghiên cứu thực tiễn, tỷ lệ cán bộ DTTS ở tỉnh Hồ Bình đang đảm đương nhiều cương vị lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, các ngành. Ở cấp tỉnh, có 34/53 cán bộ DTTS trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (chiếm tỷ lệ 64,2%); có 85/167 đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể là người DTTS (chiếm tỷ lệ 50,9%). Ở cấp huyện và thành phố, có 294/484 cán bộ DTTS tham gia Ban Chấp hành (chiếm tỷ lệ 60,7%).
Công tác tuyển dụng cán bộ cũng được cấp uỷ Đảng quan tâm, dựa trên chỉ tiêu biên chế của Trung ương giao, hằng năm, tỉnh đã tuyển dụng cán bộ vào các cơ quan khối Đảng, khối Nhà nước và có chính sách thu hút nhân tài về công tác tại tỉnh [139, tr.3].
Tại Đảng bộ tỉnh Điện Biên, Tỉnh uỷ đã ban hành Quy định số 02- QĐ/TU ngày 27-7-2006 và Quy định số 07-QĐ/TƯ ngày 12-02-2008 về phân cấp quản lý cán bộ, nhằm phân cấp mạnh, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm, khắc phục tình trạng chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất, không nắm chắc cán bộ, tăng cường trách nhiệm quản lý cán bộ của chi bộ, tổ chức cơ sở đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, nơi sinh hoạt và nơi cư trú; thực hiện quản lý cán bộ chặt chẽ, chống quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác trong công tác cán bộ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy chế số 05-
QC/TU ngày 03/7/2006 về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ; Quy chế số 06-QC/TƯ ngày 10/9/2007 về bổ nhiệm cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Tại Đảng bộ tỉnh Sơn La, mục tiêu nâng cao tỷ lệ cán bộ người DTTS trong cơ cấu cán bộ cấp ủy, HĐND ln được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, tổ chức tập trung tiến hành rà soát thực trạng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ DTTS nói riêng. Trên cơ sở đó, đề xuất nhu cầu làm căn cứ để tỉnh xây dựng kế hoạch tuyển dụng hằng năm. Ưu tiên đội ngũ cán bộ DTTS, chính sách tuyển dụng của tỉnh Sơn La thực hiện theo các quy định, hướng dẫn của Trung ương, đồng thời có sự bổ sung để phù hợp với thực tiễn của địa phương. Người DTTS là một trong những đối tượng được ưu tiên chính trong chính sách tuyển dụng của tỉnh Sơn La, với mức cộng 10 điểm vào kết quả chung. Nhờ chú trọng công tác quy hoạch, định hướng sớm những vị trí cơng tác phù hợp với đối tượng người DTTS nên sau tuyển dụng, cán bộ DTTS được sắp xếp vào vị trí phù hợp, đảm bảo nhanh chóng ổn định tâm lý, chuyên tâm trong công tác. Với đồng bộ giải pháp, tỷ lệ cán bộ người DTTS nhiều năm liên tục đạt và vượt định hướng của Trung ương. Đến năm 2010, tỷ lệ cán bộ cấp ủy tỉnh là người DTTS đạt 42,6%; tỷ lệ cán bộ cấp ủy huyện, thị, đảng ủy trực thuộc là người DTTS đạt 38,6%; tỷ lệ cán bộ cấp ủy cơ sở là người DTTS đạt 43,7%. Tỷ lệ đại biểu HĐND tỉnh là người DTTS đạt 58,76%; đại biểu HĐND huyện, thị xã là người DTTS đạt 59,56%; đại biểu HĐND xã, phường, thị trấn là người DTTS đạt 60,02%.
Tại Đảng bộ tỉnh Lai Châu, ngoài các quy định cụ thể về tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ được tuyển dụng (đảm bảo 70% cán bộ có trình độ đại học, 30% có trình độ cao đẳng, trung cấp), Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng chủ trương ưu
tiên tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức là DTTS. Hằng năm, tỉnh dành
từ 5-10% số biên chế được giao để tuyển chọn con em DTTS vào cơ quan, sau đó cử đi đào tạo tiếp về học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo cơ cấu trong đội ngũ cán bộ của tỉnh. Để chủ động nguồn tuyển dụng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ giữ vai trò tham mưu đã chủ động rà soát, thẩm định hồ sơ, tiêu chuẩn của các học sinh, sinh viên DTTS đã tốt nghiệp đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Hướng tới giải pháp lâu dài, các cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương đã chủ động trong lựa chọn những học sinh giỏi ở các trường phổ thơng, có chính sách đưa đi đào tạo ở các trường nội trú của huyện, tỉnh và cử tuyển đi học ở các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
Với chủ trương này, chỉ riêng trong 3 năm 2006-2008, toàn tỉnh đã tuyển dụng 4.484 cơng chức, viên chức, trong đó có 438 cán bộ DTTS, đa số là người dân tộc Thái, Tày, Mông, Giáy; một số huyện, thị đã tuyển được cán bộ người dân tộc Mảng, Xi La, Dao, Lự, Dao Tẻn, Hà Nhì, Pú Nả... Nhìn chung, đội ngũ cán bộ DTTS của tỉnh qua rèn luyện thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới đất nước, có lối sống lành mạnh.
Về bổ nhiệm, bố trí và sử dụng cán bộ, tỷ lệ cán bộ DTTS giữ cương vị lãnh đạo, quản lý ở các cấp trong tỉnh ngày càng tăng. Năm 2009, số đồng chí cán bộ DTTS là tỉnh ủy viên có 15 đồng chí (chiếm 31,25%); là ủy viên Ban Chấp hành các đảng bộ trực thuộc tỉnh có 95 đồng chí (chiếm 39,42%); ủy viên đảng ủy xã, phường, thị trấn có 851 đồng chí (chiếm 54,27%); là trưởng, phó ngành của tỉnh chiếm 19,59%; cán bộ chủ chốt cấp huyện chiếm 35,41%; cán bộ chủ chốt cấp xã chiếm 71,27% [1, tr.10].
Tại Đảng bộ tỉnh Lào Cai, căn cứ chỉ tiêu, biên chế được giao và tiêu chuẩn công chức theo quy định, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã có những chính sách thu hút, ưu tiên, tạo điều kiện khi tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ người DTTS công tác từ cấp tỉnh, đến cấp huyện, xã. Do đó, tỷ lệ cán bộ là người DTTS so với tổng số cán bộ toàn tỉnh được nâng lên đáng kể. Cụ thể, ở cấp tỉnh cán bộ DTTS có 1.371 người (18,36%), trong đó lãnh đạo, quản lý 205/1.052 người (19,49%); cơng chức hành chính 175/1.309 người (13,37%); viên chức sự nghiệp 991/5.106 người (19,41%). Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 có 17/55 đồng chí là người DTTS (30,91%). Cấp huyện và thành phố: cán bộ DTTS 3.686 người (22,57%), trong đó lãnh đạo, quản lý có 157/598 người (26,25%); cơng chức hành chính 201/896 người (22,43%); viên chức sự nghiệp 3.328/14.834 người (22,43%). Ban chấp hành đảng bộ 9 huyện, thành phố nhiệm kỳ 2010-2015 có 154/370 đồng chí là người DTTS
(41,62%). Ban Chấp hành Đảng bộ các xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2010- 2015 có 1270/2112 đồng chí là người DTTS (60,13%) [116].
Tại Đảng bộ tỉnh Yên Bái, ngày 13-7-2007, HĐND tỉnh Yên Bái ban hành Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND Nghị quyết về chính sách thu hút,
khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái. Theo đó, những đối tượng sinh
viên là con em cán bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh và ngoài tỉnh tốt nghiệp các trường đại học hệ chính quy loại khá trở lên thuộc các chuyên ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Công nghiệp, Thương mại và Du lịch, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Giao thơng, Y tế, Giáo dục, Bưu chính viễn thơng được ưu tiên xem xét tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị có nhu cầu và bố trí đúng trình độ, ngành nghề đào tạo. Được bổ sung biên chế ngoài biên chế tỉnh giao hằng năm, nếu đơn vị khơng cịn biên chế.
Nếu có đơn tình nguyện và cam kết phục vụ lâu dài tại các xã vùng cao, huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn được xét tuyển dụng vào biên chế của những cơ quan, đơn vị đang có nhu cầu sử dụng (khơng phải thực hiện chế độ thi tuyển). Được bố trí đúng trình độ, ngành nghề đào tạo, được hưởng mọi quyền lợi theo chính sách thu hút của tỉnh [104, tr.2].
Cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết của HĐND, UBND tỉnh Yên Bái ban hành hai Quyết định: Quyết định số 1338/2007/QĐ-UBND ngày 05- 9-2007 Về việc ban hành chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ
cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái; Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 04-9-2008 Về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1338/2007/QĐ-UBND về việc ban hành chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số;...
Để có cơ sở giúp các huyện, thị, thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh thực hiện, Sở Tài chính có Văn bản số 149/STC-HCSN, ngày 09-3- 2009 Về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách thu
hút, khuyến khích và đào tạo cán bộ; Sở Nội vụ ban hành Văn bản số
341/SNV-ĐT, ngày 28-7-2010 đôn đốc các huyện thị, thành phố, các sở, ban, ngành, đồn thể tỉnh thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội
ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ DTTS tỉnh Yên Bái;...
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hằng năm, tỉnh Yên Bái dành nguồn kinh phí hỗ trợ cán bộ, cơng chức, viên chức trong tỉnh tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm các khoản: hỗ trợ tiền thuê nhà ở hàng tháng, tiền học phí, tiền mua tài liệu, tiền đi thực tế, kinh phí hỗ trợ sau khi có bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương,...