Một số khái niệm chung

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 27 - 31)

* Khái niệm “cán bộ”

Ở Việt Nam, quan niệm “cán bộ” được du nhập và xuất hiện lần đầu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp với ý nghĩa ban đầu dùng để chỉ các sĩ quan chỉ huy trong quân đội, về sau mở rộng dần phạm vi sử dụng với ý nghĩa chỉ những người thốt ly khỏi nơng thơn, thuộc biên chế nhà nước. Trong một thời gian dài, ở Việt Nam từ “cán bộ” được dùng phổ biến, thay thế cho từ “công chức”. Bước sang thời kỳ đổi mới, đội ngũ “cán bộ” được hiểu đồng nhất với đội ngũ “công chức”. Điều 1, Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành năm 1988 cũng như Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh cán bộ,

công chức 1998 (ban hành năm 2003) đều gộp “cán bộ” và “công chức” vào

chung một khái niệm mà chưa có sự tách bạch cụ thể. Theo đó, cán bộ, cơng chức gồm những người trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, ngồi ra, cịn có lực lượng cán bộ, cơng chức ở các đơn vị sự nghiệp, bên cạnh lương được hưởng từ ngân sách nhà nước cịn có thêm các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trên quan điểm đổi mới, khoa học tổ chức ngày càng phân biệt rõ hơn giữa cán bộ chính trị với cơng chức hành chính, giữa cơng chức hành chính nhà nước với viên chức ở các đơn vị sự nghiệp. Với tư duy này, Luật Cán bộ,

cơng chức được Quốc hội nước Cộng hồ XHCN Việt Nam khoá XII, kỳ họp

thứ 4 thơng qua ngày 13-11-2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2010) đã tách riêng và quy định rõ cán bộ và công chức tại khoản 1; khoản 2, Điều

4, Chương I. Theo đó, cán bộ là cơng dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

*Khái niệm “dân tộc”, “dân tộc thiểu số”, “cán bộ dân tộc thiểu số”:

Theo cách hiểu chính thống ở Việt Nam thời kỳ hiện đại, thuật ngữ dân

tộc được bắt nguồn từ tiếng Latinh, bao gồm hai hàm nghĩa: thứ nhất, dân tộc

được hiểu là quốc gia dân tộc (nation); thứ hai, dân tộc được hiểu là cộng

đồng mang tính tộc người (ethnie) (như dân tộc Tày, dân tộc Ba Na,...).

Khái niệm “dân tộc thiểu số” (ethnic minorities) được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo định nghĩa của Từ điển bách

khoa Việt Nam, “dân tộc thiểu số” là “dân tộc có số dân ít (có thể từ hàng

trăm, hàng nghìn cho đến hàng triệu) cư trú trong một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, trong đó có một dân tộc có số dân đơng nhất” [108, tr.820]. Đây là một khái niệm được dùng phổ biến trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước ở Việt Nam.

Khái niệm “cán bộ dân tộc thiểu số” là một khái niệm kép, tập hợp của hai khái niệm “cán bộ” và “dân tộc thiểu số”. Ở Việt Nam, khái niệm này dùng để chỉ những người đang công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị có thành phần dân tộc xuất thân là các DTTS trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Như vậy, tiêu chí để phân biệt “cán bộ dân tộc thiểu số” trong “đội ngũ cán bộ” nói chung là có thành phần dân tộc xuất thân từ các “dân tộc thiểu số”. Trong một số văn kiện của Đảng và Nhà nước, cụm từ “cán bộ dân tộc thiểu số” được thay thế bằng cụm từ “cán bộ là người dân tộc thiểu số”. Đây là hai khái niệm chung nội hàm, có thể thay thế cho nhau.

Từ sự phân tích trên, nghiên cứu sinh đi tới một quan niệm chung về “cán bộ dân tộc thiểu số”: là những người công tác trong một tổ chức xác định của hệ thống chính trị, có thành phần xuất thân từ các DTTS; có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định được tổ chức giao phó; có năng lực và trình độ cơng tác đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ tuyệt đối trung thành đối với

Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, hết lòng tận tụy phục vụ nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì lợi ích tối cao của Đảng, của Tổ quốc và nhân dân.

2.1.2.2. Vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và công tácxây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Việc nghiên cứu làm rõ vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS là cơ sở lý luận quan trọng để xác định những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và thực hiện các chính sách với cán bộ DTTS, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Mặt khác, chỉ có trên cơ sở nhận thức đầy đủ vai trị của đội ngũ cán bộ DTTS mới phát huy tốt vai trò, chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ này trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS được thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, cán bộ DTTS là một bộ phận quan trọng trong chỉnh thể đội

ngũ cán bộ nói chung. Đội ngũ này mang đầy đủ những đặc điểm chung của đội ngũ cán bộ được lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng làm nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo các lĩnh vực hoạt động.

Thứ hai, cán bộ DTTS giữ vai trò quan trọng đối với việc tham gia giải

quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở các địa phương. Thực tiễn cho thấy địa bàn miền núi, nơi đội ngũ cán bộ DTTS hoạt động có rất nhiều đồng bào các DTTS sinh sống; đồng thời, ở đó cũng là nơi diễn ra các vấn đề liên quan đến DTTS và là nơi tổ chức, quán triệt và triển khai thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, tham gia giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở vùng DTTS nước ta là một trong những nhiệm vụ thể hiện vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS.

Thứ ba, cán bộ DTTS giữ vai trị quan trọng trong q trình vận động

nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Đặc điểm tâm lý chung của đồng bào các DTTS là rất dễ tin và cũng rất dễ mất lòng tin. Khi người cán bộ đã tạo được niềm tin đối với đồng bào thì sẽ được đồng bào tin, nghe theo và thực hiện nghiêm các nội dung công tác được cán bộ triển khai. Ngược lại, có thể chỉ vì một vài hành vi nhỏ vi phạm bản sắc văn hóa dân tộc, hoặc chỉ vì khơng hiểu phong tục, tập quán của đồng bào thì sẽ làm cho đồng

bào mất niềm tin, từ chỗ là lực lượng ủng hộ nhiệt tình, có thể trở thành lực lượng đối lập với người cán bộ. Trong điều kiện đó, cán bộ DTTS có nhiều ưu điểm trong việc vận động quần chúng các dân tộc, trong việc phát triển mọi mặt công tác ở vùng DTTS vì họ sinh ra và lớn lên ở miền núi, thích nghi và am hiểu tình hình địa phương, am hiểu dân tộc mình hơn ai hết, dễ dàng liên hệ với quần chúng các dân tộc và có sự hiểu biết nhất định về lịch sử, xã hội, tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu ở miền núi, ở vùng dân tộc họ sinh sống.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ DTTS có vai trị quan trọng trong việc đáp ứng

yêu cầu, nhiệm vụ cơng tác qn sự, quốc phịng, an ninh ở địa phương, nhất là ở cơ sở, địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS trong việc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cơng tác qn sự, quốc phịng, an ninh địa phương, nhất là ở cơ sở, địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa thể hiện ở chỗ đội ngũ này có bản lĩnh cách mạng, có sức khỏe, nắm bắt sâu sắc đặc điểm địa phương. Từ đó ln xơng pha, nhiệt huyết trong nhiệm vụ cơng tác qn sự, quốc phịng, an ninh của địa phương.

Thứ năm, cán bộ DTTS góp phần quan trọng nhằm bảo đảm xây dựng hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thống chính trị vững mạnh. Đặc thù địa bàn công tác của cán bộ DTTS hết sức nhạy cảm, nơi chủ yếu là những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nơi phên dậu của Tổ quốc, nơi có nhiều cộng đồng DTTS sinh sống, nơi điều kiện kinh tế - xã hội, giao thơng, khí hậu,... cịn nhiều khó khăn, khắc nghiệt. Trong sự khắc nghiệt, khó khăn đó, yêu cầu quan trọng đầu tiên là xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đồn kết. Nhiệm vụ này gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ DTTS, củng cố, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS - những con người bản địa, sinh sống gắn bó lâu đời tại đây.

Vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ DTTS đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS - một trong những trọng tâm công tác lãnh đạo của Đảng tại khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS. Nhận thức rõ điều này, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt đề cao. Điều này đòi hỏi các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc cần nhận thức đúng đắn về vấn đề này để đề ra phương hướng,

mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS trong những năm 2006-2010.

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 27 - 31)