Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 32 - 33)

Trong q trình lãnh đạo cách mạng, Tây Bắc ln là địa bàn được Đảng, Chính phủ quan tâm với nhiều chính sách đầu tư, ưu đãi nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, thực hiện Nghị quyết số 37- NQ/TW ngày 01-7-2004 của Bộ Chính trị Về phát triển kinh tế - xã hội và

bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, Chính phủ đã dành một khối lượng vốn khá lớn tập trung vào đầu tư,

thơng qua các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, các dự án quốc gia, các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ, cơng trái giáo dục, các hỗ trợ có mục tiêu khác và thơng qua các dự án, chương trình trong chương trình hành động của Chính phủ. Nhiều dự án quốc gia được triển khai đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong vùng.

Tuy nhiên, ở các địa phương Tây Bắc vẫn tồn tại nhiều vấn đề kinh tế - xã hội. Do vị trí xa trung tâm, không thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển, hầu hết các xã vẫn cịn trong tình trạng đặc biệt khó khăn, thiếu các điều kiện phát triển, hạ tầng yếu kém. Chất lượng kết cấu hạ tầng mới chỉ đáp ứng ở mức tối thiểu nhu cầu sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân. Trên địa bàn các tỉnh miền núi Tây Bắc vẫn có nhiều xã chưa có đường ơ tơ đến trung tâm, chưa có điện lưới, trạm xá,... Trình độ sản xuất ở các vùng dân tộc miền núi Tây Bắc còn rất lạc hậu, hạn chế các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư chuyển giao kỹ thuật mới, năng suất lao động thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất chậm, kinh tế hàng hoá chưa phát triển, sản phẩm của nơng dân sản xuất ra chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế thấp, hạn chế việc phát huy nội lực của đồng bào DTTS ở các địa phương. Tình hình kinh tế và đời sống của đồng bào hết sức khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn cịn rất cao.

Những khó khăn này địi hỏi Đảng bộ các tỉnh khu vực Tây Bắc phải tiếp tục quan tâm hơn nữa và có hướng phát triển đồng bộ, tồn diện và hiệu quả tại vùng đồng bào DTTS. Chú trọng yếu tố con người, cụ thể và trực tiếp là đội ngũ cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh ở khu vực Tây Bắc cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng, phát triển đội ngũ này đảm bảo những yêu cầu về số lượng và trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức.

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 32 - 33)