Các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến tình hình bệnh trên cá nuôi

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT NUÔI, TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN cá TRA (pangasianodon hypophthalmus sauvage, 1878), NUÔI THỊT TRONG AO đất tại 3 HUYỆN CHÂU PHÚ, PHÚ tân và CHỢ mới, TỈNH AN GIANG (Trang 61 - 116)

3.4.2.1. Phơi đáy ao trước khi nuôi:

Kết quả phân tích tương quan cho thấy có phơi đáy ao trước khi cấp nước thả giống nuôi tỉ lệ nghịch với tỉ lệ % hao hụt cá nuôi, có nghĩa là khi ao nuôi được phơi đáy thì tỉ lệ hao hụt khoảng 8,0 ± 5,9 %, và nếu ao không được phơi đáy trước vụ nuôi mới thì tỉ lệ hao hụt sẽ tăng lên là 14,4 ± 9,0 % (giả định không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác) thể hiện ở hình 3.17, bảng 3.11.

Hình 3.17. Phơi đáy cải tạo ao ảnh hưởng tới tỉ lệ % hao hụt của cá nuôi. Việc phơi đáy cải tạo ao nuôi trước khi thả cá là khâu rất quan trọng trong quá trình nuôi và đòi hỏi phải thực hiện trước khi đưa ao vào sử dụng lần đầu cũng như trước mỗi vụ nuôi. Mục đích của việc phơi đáy cải tạo ao là chuẩn bị cho cá nuôi có được một nền đáy ao sạch, chất lượng nước thích hợp và ổn định, ngăn ngừa hay hạn chế mầm bệnh, các sinh vật khác hay địch hại xâm nhập và phát triển trong ao nuôi. Phơi đáy cải tạo ao gồm các khâu chính là dọn tẩy ao, bón vôi và chuẩn bị nước để thả cá giống. Vật chất hữu cơ từ chất thải của cá, thức ăn thừa và phù sa tích tụ trong bùn đáy ao sau mỗi chu kỳ nuôi phải được tẩy dọn trước khi tiến hành vụ nuôi kế tiếp nhằm tránh sự tích luỹ ô nhiễm hữu cơ và mầm bệnh ở đáy ao.

Bảng 3.11. Việc phơi đáy ao ảnh hưởng đến tỉ lệ % hao hụt Phơi đáy ao Số hộ Tỉ lệ % hao hụt Trung bình Độ lệch chuẩn Không Có 57 63 14,4 8,0 a b 9,0 5,9

3.4.2.2. Mật độ cá tra giống thả nuôi.

Mật độ cá thả nuôi là yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ % hao hụt trong quá trình nuôi, theo kết quả phân tích thì mật độ có mối tương quan thuận với tỉ lệ % hao hụt cá nuôi hay nói khác hơn là có mối tương quan thuận với dịch bệnh. Điều này có nghĩa là trong một giới hạn nhất định thì khi tăng mật độ lên 1 con/m2/vụ thì dịch bệnh hay tỉ lệ % hao hụt sẽ tăng 0,1 %/vụ nuôi (giả định này là không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác). Như vậy, Mật độ giống thả nuôi ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ sống của cá, khi mật độ thả càng tăng thì tỉ lệ sống càng giảm. Theo Lê Lệ Hiền (2008), khi nuôi mật độ quá cao sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong trong môi trường ao nuôi, dẫn đến năng suất sẽ giảm. Mặt khác, khi mật độ tăng khoảng 60-80 con/m2 thì năng suất và lợi nhuận cũng tăng theo, nhưng khi mật độ vượt quá 80 con/m2 thì năng suất và lợi nhuận đều giảm [10]. Theo nhận định của Braa K. (2007), nếu thả cá giống với mật độ cao có thể gây tổn thương cho da cá, cá không khỏe và có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn, gây hại cho việc nuôi và cuối cùng dẫn đến kết quả ngược lại [4]. Ngoài ra, khi nuôi cá với mật độ cao cá sẽ cạnh tranh không gian sống, cạnh tranh thức ăn làm cá dễ phân đàn, bên cạnh đó cá tình trạng stress sẽ xuất hiện liên tục là nhân tố tác động đến sự bộc phát bệnh và gây chết cá.

Kết quả phân tích (hình 3.18), cho thấy khi mật độ cá thả nuôi tăng thì tỉ lệ % hao hụt tăng, nếu nuôi mật độ 25 - 35 con/m2 thì hao hụt trung bình là 9,4 %, nuôi mật độ 35 - 45 con/m2 thì tỉ lệ hao hụt trung bình là 11,96 % và nếu nuôi mật độ 45 - 55 con/m2 thì tỉ lệ hao hụt trung bình là 14 %. Trong khoảng dao động mật độ nuôi theo phân chia nhóm, thì mật độ đầu nhóm một và cuối nhóm hai chênh lệch 20 con/m2 và mức độ hao hụt gia tăng là 2%. Nhưng theo kết quả thì tỉ lệ hao hụt giữa nhóm mật độ nhỏ hơn 25 và mật độ từ 25 - 35 con/m2 là rất cao khoảng 3 % và tỉ lệ hao hụt giữa nhóm mật độ từ 45 - 55 con/m2 và nhóm mật độ > 55 con/m2 là khoảng 3 %. Do vậy, chúng ta có thể nhận định rằng nuôi với mật độ 35 - 45 con/m2 là hợp lý vì tỉ lệ % hao hụt khoảng 12%/vụ và năng suất thu hoạch có thể đạt 300-350 tấn/ha/vụ. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Văn Dũng (2010), Khi nuôi cá tra thâm canh nên thả giống với mật độ từ 25 - 35 con/m2 vì trong khoảng mật độ này giảm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước, ít bệnh hơn, cá tăng trưởng tốt hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn và chất lượng thịt cá tốt hơn đáp ứng cho nhu cầu chế biến xuất khẩu [9].

Đây là một trong những yếu tố quan trọng khi quy hoạch vùng nuôi. Quy mô nuôi cá tra thâm canh như hiện nay thì hầu hết các hộ đều thả nuôi với mật độ rất cao và hậu quả sẽ gây tác động xấu đến nghề nuôi và hiệu quả kinh tế - kỹ thuật sẽ không mang lại như mong muốn. Vì vậy, giảm mức độ thâm canh là vấn đề cần thiết, thả nuôi với mật độ theo tiêu chuẩn ngành của Bộ Thủy sản (mật độ 15 - 20 con/m2, cỡ giống thả nuôi 10 - 14 cm, mực nước 2 - 3 m) sẽ đảm bảo tính bền vững trong nghề nuôi cá tra [2].

Bảng 3.12. Mật độ thả nuôi ảnh hưởng đến tỉ lệ % hao hụt.

Tỉ lệ % hao hụt Mật độ ĐVT Số hộ Trung bình Độ lệch chuẩn < 25 25-35 Con/m2 Con/m2 24 37 6,40 9,43 a ab 4,73 6,89 35-45 Con/m2 24 11,96b 8,44 45-55 >55 Con/m2 Con/m2 17 18 14,00 16,72 bc c 7,26 10,30

3.4.2.3. Số lần hút bùn đáy ao.

Trong ao nuôi cá tra thâm canh bùn đáy ao được hình thành từ các nguồn: (i) Thức ăn được đưa vào ao nuôi nhiều, hơn nữa lượng cho ăn không được tính toán và cân đối kỹ, vì vậy một lượng lớn thức ăn thừa được lắng đọng dưới lớp bùn đáy ao. (ii) Trong quá trình trao đổi chất, sự bài tiết các chất không cần thiết, những chất này tích tụ dưới đáy ao và tạo thành bùn lắng. (iii) Trong quá trình nuôi nhất định sẽ có hao hụt, xác cá chết và lượng cá chết sẽ bị phân hủy và lắng xuống đáy ao tạo thành lớp bùn.

Số lần hút bùn đáy ao là yếu tố ảnh hưởng đến tình hình bệnh hay nói khác hơn là ảnh hưởng đến tỉ lệ % hao hụt của cá nuôi. Kết quả phân tích tương quan cho thấy số lần hút bùn tỉ lệ nghịch (B = - 0,63) với tỉ lệ % hao hụt của cá nuôi và là sự tác động có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), như vậy khi số lần hút bùn tăng thì tỉ lệ % hao hụt cá nuôi sẽ giảm. Tuy nhiên, qua hình 3.18 cho thấy trong một vụ nuôi nếu thực hiện việc hút bùn từ 6 - 7 lần/vụ nuôi thì tỉ lệ hao hụt là 6,9 ± 6,0 %, nếu hút bùn trên 7 lần/vụ nuôi thì tỉ lệ hao hụt lại tăng.

Hình 3.19. Số lần hút bùn đáy ao ảnh hưởng đến bệnh (tỉ lệ % hao hụt). Điều này có thể nhận định rằng, trong quá trình hút bùn đáy ao sẽ làm xáo trộn nền đáy ao và càng về cuối vụ nuôi trọng lượng cá tăng làm cho mật độ về sinh học gia tăng cá sẽ cạnh tranh không gia sống dẫn đến sự mất cân bằng trong môi trường ao nuôi. Nếu tiến hành hút bùn nhiều lần dễ dẫn đến tình trạng gây stress do

xáo trộn không gian sống dẫn đến hao hụt. Do vậy, trong một vụ nuôi cá tra thâm canh chỉ cần hút bùn đáy 6 - 7 lần/vụ là hợp lý, nếu số lần hút bùn cao hơn 7 lần/vụ thì sẽ tốn chi phí và tỉ lệ % hao hụt tăng.

Bảng 3.13. Số lần hút bùn ảnh hưởng đến tỉ lệ % hạo hụt Số lần hút bùn đáy ĐVT Số hộ Tỉ lệ % hao hụt Trung bình Độ lệch chuẩn 2-3 Lần/vụ 43 15,4a 7,3 4-5 Lần/vụ 20 13,2 a 9,3 6-7 >7 Lần/vụ Lần/vụ 41 16 6,9 7,4 b b 6,0 6,9 3.4.2.4. Diện tích nuôi.

Diện tích của ao nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hiện trạng đất đai, nguồn kinh phí đầu tư, trình độ quản lý, tay nghề, ... và diện tích nuôi có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ % hao hụt của cá nuôi (bệnh). Theo kết quả phân tích tương quan cho thấy diện tích ao nuôi của hộ tỉ lệ thuận với tình hình bệnh hay nói khác hơn là tỉ lệ thuận với tỉ lệ % hao hụt của cá nuôi. Điều này có ý nghĩa trong một giới hạn nhất định khi diện tích ao nuôi tăng thêm 1 ha thì tỉ lệ hao hụt sẽ tăng thêm 6,18 %/vụ (giả định này không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác).

Hình 3.20. Diện tích ao nuôi ảnh hưởng đến tỉ lệ % hao hụt (bệnh). Hình 3.20. cho thấy tỉ lệ % hao hụt (bệnh) tăng khi diện tích ao nuôi tăng từ 0,2 ha trở lên, theo bảng 3.13. chỉ số a, b thể hiện sự sai khác của hai thông số. Với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nguồn tài chính gia đình, … thì diện tích ao

nuôi của cá tra của nông hộ từ 0,6 - 0,8 ha là hợp lý và tỉ lệ % hao hụt của cá là 16,5 ± 7,5 % lượng cá thả.

Bảng 3.14. Diện tích ao nuôi ảnh hưởng đến tỉ lệ % hao hụt.

Tỉ lệ hao hụt (%)

Dien tich bq/ao ĐVT Số hộ Trung bình Độ lệch chuẩn

< 0,2 Ha 36 7,9 a 5,9 0,2-0,4 Ha 29 7,8a 6,5 0,4-0,6 0,6-0,8 Ha Ha 25 17 11,8 16,5 a b 9,0 7,5 > 0,8 Ha 13 18,6b 7,7

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

1. Kết luận.

1.1. Hiện trạng kỹ thuật nuôi cá tra thịt trong ao đất tại An Giang.

- Hộ nuôi cá tra thịt có diện tích ao từ 0,08 - 1,8 ha/ao, trung bình là 0,56 ha/ao. Trong đó ao nuôi ở huyện Phú Tân thường nhỏ, trong khi đó ao nuôi ở huyện Chợ Mới lại lớn hơn. Mỗi hộ nuôi có từ 1 - 13 ao/hộ, trung bình là 2,9 ao/hộ. Độ sâu dao động của ao là 3 - 5 m. Diện tích nuôi càng lớn thì tỉ lệ hao hụt càng cao.

- Các hộ nuôi đã áp dụng kỹ thuật tẩy dọn ao nuôi khá tốt, như: phơi đáy ao sau mỗi vụ nuôi, định kỳ hút bùn đáy ao. Tuy vậy, ao có độ sâu cao nên kỹ thuật phơi đáy, hút bùn đáy ao khó thực hiện và điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến tỉ lệ sống sót của của cá tra nuôi thịt và cuối vụ.

- Kích cỡ con giống cá tra nuôi thịt thường ≤ 3 cm. Cá giống được chọn nuôi chủ yếu bằng cảm quan thông qua kinh nghiệm của người nuôi. Ở An Giang hầu như chưa có sự hỗ trợ của các phòng xét nghiệm chuyên nghiệp.

- Mật độ cá tra nuôi thịt ở An Giang khá cao từ 17 - 80 con/m2. Tuy nhiên, khi mật độ nuôi từ 35 - 45 con/m2 có thể giảm tỉ lệ hao hụt ở cuối vụ nuôi, sản lượng thu hoạch từ 300 - 350 tấn/ha/vụ, kích cỡ thu hoạch từ 1 - 1,1 kg/con.

1.2. Tình hình bệnh ở cá tra nuôi thịt trong ao đất tại An Giang:

- Cá tra nuôi thịt trong ao đất thường xuất hiện các bệnh: Đốm đỏ xuất huyết, gan thận mủ, trắng gan trắng mang, xơ vây, vàng da, sưng bóng hơi và cá có biểu hiện bất thường do ký sinh trùng. Trong đó, có 3 bệnh rất thường gặp hầu hết các hộ nuôi là: (i) Bệnh xuất huyết có tần suất bắt gặp là 96,7 %; (ii) Bệnh gan thận mủ có tần suất bắt gặp là 95 %; (iii) Bệnh trắng gan trắng mang có tần suất bắt gặp là 75,8 %. Các bệnh nêu trên chủ yếu xuất hiện vào mùa mưa hoặc giao thời giữa 2 mùa: mùa mưa - khô hay mùa khô - mưa, cá nuôi vào mùa khô ít bị bệnh.

- Hầu hết các hộ nuôi đều dùng kháng sinh để phòng, trị bệnh cho cá tra nuôi thịt. Trong đó, có một số kháng sinh đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được dùng khá phổ biến cho cá tra nuôi thịt. Hiện tượng này có thể đưa đến rủi ro để lại do dư lượng kháng sinh trong thịt cá, nếu không đủ thời gian đào thải hợp lý.

- Chưa có loại vaccine phòng bệnh nào được dùng cho cá tra nuôi thịt tại An Giang.

- Có 4 chỉ tiêu kỹ thuật liên quan tới tỉ lệ hao hụt cá tra nuôi thịt là: diện tích nuôi lớn, không phơi đáy ao, mật độ thả cao và không hút bùn trong vụ nuôi sẽ ảnh hưởng đến sự gia tăng tỉ lệ hao hụt vào cuối vụ nuôi.

2. Đề xuất.

- Vào mùa mưa (tháng 4 - 10 âm lịch) hoặc thời điểm giao thời giữa 2 mùa: mùa khô - mưa (tháng 4 - 5 âm lịch) và mùa mưa - khô (tháng 10 - 11 âm lịch) là các thời điểm bệnh thường xuất hiện trên cá nuôi. Các hộ nuôi nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế hao hụt như: thả giống vào thời điểm thích hợp tháng 2 - 3 âm lịch, định kỳ vét chất thải đáy ao trong quá trình nuôi, diện tích ao nuôi 0,6 - 0,8 ha tiện việc quản lý, mật độ thả nuôi phù hợp với điều kiện ao nuôi và đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho cá nuôi.

- Hộ nuôi không nên xả thải nước thải và chất thải đáy ao ra sông rạch mà chưa qua xử lý. Mỗi hộ nuôi cần có quỹ đất để xây dựng ao lắng chứa nước thải, chất thải và được xử lý trước khi cho ra môi trường nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm và lây lan của bệnh.

- Cá tra nuôi tại An Giang đã xuất hiện bệnh mới có dấu hiệu chính là bóng hơi phình to. Do vậy đề nghị các cơ quan chức năng cần tập trung nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra cách phòng trị tổng hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9.

Bộ NN & PTNT, 2008. Báo cáo tháng 1/ 2008.

Bộ Thủy sản, 2004. Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 211:2004 Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).

Bộ Thủy sản, 2005. Chất lượng và thương hiệu cá tra, ba sa Việt Nam. Báo cáo hội nghị tháng 12/2004 tại An Giang.

Braa, K. 2007. Công nghiệp cá da trơn Việt Nam – các quy phạm hiện tại, sự phát triển và các vấn đề liên quan đến xuất khẩu và EU. Trường Đại học Wageningen và Nghiên cứu cho Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững (WSSD). Hội thảo tháng 4/2007 tại TP Cần Thơ.

Lê Văn Cát, 2006. Nước nuôi thủy sản-Chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng. NXB Khoa học và kỹ thuật.

Cục Thống kê An Giang, 2009. Niên giám Thống kê 2009. Báo cáo kết quả sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2009.

Nguyễn Chính, 2005. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá tra Pangasius hypophthalmus thâm canh ở An Giang và Cần Thơ. Luận văn Cao học.

Trần Anh Dũng, 2005. Khảo sát các tác nhân gây bệnh trong nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) thâm canh ở tỉnh An Giang. Luận văn Cao học. Nguyễn Văn Dũng, 2010. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến chất lượng môi trường nước, tốc độ tăng trưởng, bệnh và hiệu quả kinh tế của cá tra

(Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878) nuôi thâm canh trong ao đất tại xã Châu Bình - Giồng Trôm - Bến Tre. Luận văn Cao học.

10. Lê Lệ Hiền, 2008. Phân tích tình hình cung cấp và sử dụng giống cá tra

(Pangasianidon hypophthalmus) ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Luận văn Cao học.

11. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội (2004),

12. Lê Thanh Hùng & ctv, 2006. Tình hình sử dụng thức ăn trong nuôi cá tra và basa ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học 2006. Đại học Nông Lâm TP HCM. Trang 65 - 67.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT NUÔI, TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN cá TRA (pangasianodon hypophthalmus sauvage, 1878), NUÔI THỊT TRONG AO đất tại 3 HUYỆN CHÂU PHÚ, PHÚ tân và CHỢ mới, TỈNH AN GIANG (Trang 61 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w