Hiện nay, nuôi cá tra với mức độ thâm canh cao nên việc sử việc sử dụng thuốc và hóa chất là không thể thiếu. Theo kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi cá tra thâm canh đều sử dụng thuốc hóa chất để phòng trị bệnh cá, xử lý môi trường và diệt tạp. Phương pháp trị bệnh được áp dụng nhiều là dùng kháng sinh (100 % số hộ
trong vùng khảo sát) trộn vào thức ăn và để trị bệnh cho cá nuôi. Liều lượng, chủng loại của các kháng sinh dùng để trị bệnh cá rất đa dạng, thuốc thành phẩm và thuốc nguyên liệu được dùng chung, ngay cả sử dụng các loại nguyên liệu thuốc không rõ nguồn gốc, các loại hạn chế và cấm sử dụng. Ngoài ra, người nuôi chỉ cần cho thông tin về bệnh sẽ được người bán thuốc cho một lượng thuốc mang về trị bệnh cho cá nuôi. Các loại thuốc thường được sử dụng: Oxytetracycline, Amoxcicline, Ampiciline... và các loại kháng sinh nhóm Fluoroquinolones đã bị hạn chế và cấm sử dụng : Enrofloxacine, Norloxacine, Ciprofloxacine ...
Kết quả (hình 3.12), các chất được sử dụng phòng trị bệnh cho cá nuôi như các lọai chế phẩm sinh học, vôi, muối, BKC, Clo, Iod trong khảo sát lần này có đến 73 % số hộ sử dụng vôi và 42 % sử dụng muối, 19 % sử dụng chế phẩm sinh học, 19 % sử dụng BKC và Iod là 11 % điều này cho thấy các hộ có nhận thức về các hóa chất xử lý môi trường nên mức độ sử dụng thấp là Clo 11 % số hộ. Kết quả khảo sát này không có sự sai khác với khảo sát của Nguyễn Chính (2005), những hóa chất sử dụng phổ biến nhất vẫn là vôi, muối, BKC và sulphat đồng [7].
Hình 3.12. Số hộ sử dụng các chất quản lý môi trường ao nuôi và trị bệnh cá. Đã có nhiều nghiên cứu trong việc cải tiến kỹ thuật, năng suất cũng như trong phòng trị bệnh trong quy trình nuôi cá tra thâm canh. Nhưng cách phòng trị mới chưa phát huy hết tác dụng thì người nuôi vẫn dùng các phương pháp truyền thống là sử dụng các loại hóa chất rẽ tiền nhưng bị hạn chế hoặc cấm sử để điều trị bệnh cá. Hiện nay, việc quản lý thuốc hóa chất trong nuôi trồng thủy sản chưa chặt
chẽ, có nhiều hộ cố ý sử dụng quá mức cho phép hoặc sử dụng các hóa chất kháng sinh cấm và thuốc bảo vệ thực vật để xử lý môi trường. Việc sử dụng này hầu như xảy ra ở những hộ thiếu vốn sản xuất, khả năng đầu tư thấp nên đã chọn lựa những hóa chất rẽ tiền thay cho những loại hóa chất đắc tiền chi phí cao. Việc sử dụng hóa chất cấm như là một phương pháp làm giảm chi phí sản xuất. Do vậy, vấn đề này cần được sự quan tâm của các ngành chức năng để các hóa chất cấm trong nuôi thủy sản sẽ không còn sử dụng để thực hiện chương trình nuôi thủy sản bền vững và an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, một số chất cũng được người nuôi bổ sung vào thức ăn nhằm thúc đẩy tăng trọng, tăng khả năng miễn dịch, nâng cao sức khỏe cá nuôi (hình 3.13). Trong đó việc sử dụng Vitamin C nguyên liệu chiếm tỉ lệ cao 89 % số hộ, các chất men khoáng chiếm 73 %, … và các hộ thường bổ sung nguyên liệu như sorbitol, methionine và thức ăn cho cá nuôi.
Hình 3.13. Tỉ lệ hộ sử dụng chất bổ sung dùng để quản lý sức khỏe cá nuôi. Qua khảo sát ở các địa phương, An Giang hầu như chưa có hệ thống dịch vụ công về thú y thủy sản, nên vai trò người bán thuốc và hóa chất rất có ý nghĩa đối với người sử dụng thuốc cho nuôi trồng thủy sản. Người nuôi có kinh nghiệm thì tìm mua các loại thuốc mà kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả về để điều trị, nhưng với người nuôi ít kinh nghiệm thì người bán kiêm vai trò dịch vụ thú y thủy sản là định bệnh và điều trị bệnh cho thủy sản nuôi. Hình 3.14 thể hiện cơ sở hiểu biết trong việc dùng thuốc trị bệnh cho cá tra ở An Giang.
Hình 3.14. Quyết định sử dụng thuốc trong nuôi cá tra thâm canh
Việc mua bán thuốc cho thủy sản nuôi là hoàn toàn tự do giữa người nuôi và đại lý mà không cần có bất cứ một điều kiện nào ràng buộc do đó rất khó khăn trong quản lý của cơ quan chức năng và cũng không thể thống kê được số lượng thuốc, hóa chất được lưu thống, sử dụng trong vùng nuôi ngay cả các loại thuốc hóa chất cấm.
Theo kết quả khảo sát, nhìn chung về trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi, hiểu biết về các quy định của pháp luật tương đối khá nhưng hiểu biết về bệnh học, về thuốc hóa chất và các văn bản pháp luật của ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm thì nhiều người còn khá mơ hồ. Vì vậy khi xảy ra bệnh thì đến các đại lý thuốc thú y, hoàn toàn giao phó cho người bán thuốc và tin tưởng vào những gì được ghi trên nhãn thuốc.
Trong quá trình bệnh xảy ra ở các vùng nuôi hầu như không có dự báo trước các thông tin về thời tiết, môi trường nước, bệnh … từ các ngành chức năng nên người nuôi không có sự chuẩn bị trong việc phòng bệnh cho cá nuôi. Qua kết quả (hình 3.15), cho thấy nguồn thông tin kỹ thuật người nuôi nhận được từ Chi Cục Thủy sản 14 % số hộ phỏng vấn, 32 % từ quảng bá của công ty thuốc, 55 % từ nguồn thông tin báo đài và 64 % từ các kỹ thuật viên thủy sản của địa phương.
Hình 3.16: Thao tác pha thuốc và trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn.