Ao nuôi cá tra thương phẩm thường kéo dài 6 -7 tháng/vụ và cá được thả với mật độ rất cao (30 - 50 con/m2), đầu tư thức ăn lớn, đặc biệt gần đây đã có một tỷ lệ không nhỏ người nuôi quay về sử dụng loại thức tự chế biến (17,5 %) hoặc kết hợp vừa thức ăn chế biến và thức ăn tổng hợp (38,3 %) để giảm giá thành. Do vậy,
lượng thức ăn dư thừa và chất thải của cá trong ao là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và phát sinh bệnh tật. Bảng 3.8 trình bày các kỹ thuật chủ yếu để quản lý chất lượng môi trường ao nuôi cá tra tại An Giang.
Các số liệu trong bảng 3.8 đã cho ta thấy thay nước ao là một kỹ thuật được dùng hàng ngày (1 - 2 lần/ngày) nhằm giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi, tuy nhiên số lần thay nước cũng còn phụ thuộc vào tháng nuôi trong ao, càng về cuối vụ nuôi số lần thay nước càng nhiều hơn. Lượng nước thay mỗi lần của các ao nuôi trong vùng điều tra dao động từ 10 - 50 % trong một lần. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bùi Quang Tề (2006), tỉ lệ thay nước khoảng 30 % trong các tháng cuối của ao nuôi cá tra giúp giảm chất thải trong ao, cải thiện môi trường nước trong ao và kích thích sự phát triển của cá [38].
Bảng 3.8. Kỹ thuật quản lý chất lượng môi trường ao nuôi cá tra thịt
Các chỉ tiêu kỹ thuật
Các chỉ tiêu
phân tích Châu Phú Phú Tân Chợ Mới(n=40) (n=40) (n=40) Cả vùng(N=120) 1.Tần suất thay nước (%)
1 lần/ngày 2 lần/ngày 45 55 40 60 25 75 36,7 63,3 2.Tỷ lệ thay nước (%) từ- đến 10-40 10-50 15-40 10-50 3.Nơi xả thải (%) 4.Hút bùn đáy ao - Sông,kênh(rạch) - Đất nông nghiệp - Ao lắng ngày/lần 30 67,5 2,5 20-60 25 72,5 2,5 15-60 100 - - 30-90 52,5 45,8 1,7 15-90 Có tới 52,5 % số hộ nuôi được điều tra (N=120) đã thải nước của ao trực tiếp ra sông-rạch, có 45,8 % người nuôi đã thải nước ao trực tiếp ra vùng đất nông nghiệp và chỉ có 1,7 % người nuôi có hệ thông ao chứa lắng để chứa nước thải. Ngoài việc thay nước, thì trong quá trình nuôi và sau khi thu hoạch chuẩn bị cho một vụ nuôi mới, các hộ nuôi đều sên vét hoặc hút bùn đáy ao để loại bỏ các chất thải.
Sau mỗi vụ nuôi người nuôi cá tra đều tiến hành vét chất thải đáy ao và cải tạo ao là việc làm cần thiết, ngoài ra chất thải đáy ao cũng được định kỳ làm sạch trong quá trình nuôi. Các hộ sử dụng máy hút, lặn rà các nơi mà chất thải đáy ao tích tụ hút thải ra bên ngoài. Quá trình này được tiến hành trong một vài ngày tùy
theo kích thước ao nuôi lớn hay bé, số lượng nhân công thực hiện và công suất máy. Khi thực hiện việc vét chất thải đáy ao vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của cá.
Qua khảo sát (bảng 3.8), trong một vụ nuôi, thời gian cho một lần vét hút bùn đáy dao động 15 - 90 ngày/lần, tùy từng giai đoạn phát triển của cá. Quan sát hình 3.7, thì có 34,2 % số hộ khảo sát xả thải trực tiếp ra môi trường (sông-rạch) mà không qua hệ thống xử lý; 28,3 % hộ có ao xử lý; 18,3 % dùng bổ sung nguồn phân cho đất nông nghiệp, 1,7% sử dụng nâng cao nền nhà và 17,5 % dùng cho nhiều mục đích khác (lắp chỗ trũng, cho hộ lân cận,...).
Hình 3.7. Việc xả thải chất thải của ao nuôi cá tra thịt.
Kết quả điều tra này là một thực tế rất đáng quan tâm và tìm hướng giải quyết của các nhà quản lý của địa phương. Việc thải trực tiếp nước ao, bùn đáy ao nuôi cá tra ra sông - rạch, vào đất nông nghiệp luôn có nhiều rủi ro, các loại mầm bệnh có cơ hội để phát tán và lây lan không phải chỉ cho động vật thủy sản mà còn cho cây trồng. Ngoài ra, một khi sông rạch đã vượt quá sức tải của nó thì nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi cá da trơn và đời sống người dân địa phương sẽ chịu hậu quả nặng nề.