Kết quả phân tích tương quan đa biến trong bảng 3.10 cho thấy hệ số tương quan giữa các yếu tố kỹ thuật tới tỉ lệ % hao hụt trên cá tra nuôi thương phẩm vào cuối vụ nuôi là R = 0,663, mức độ tương quan này chưa chặt chẽ vì R << 1, hay có thể nói khác hơn mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật tới tỉ lệ % hao hụt của cá nuôi vào cuối vụ chỉ đạt 66,3 % và có mức ý nghĩa P = 0,000 < 0,05.
Nếu ao nuôi cá tra thương phẩm được diệt trùng đáy, thời gian nuôi hợp lý, nguồn nước cấp từ sông, độ sâu mức nước phù hợp và số ao nuôi vừa tầm kiểm soát thì các yếu tố này có ảnh hưởng tới tỉ lệ % hao hụt vào cuối vụ nuôi. Tuy nhiên chỉ số P của các biến nêu trên lần lượt là : 0,06; 0,08; 0,15; 0,20 và 0,31 đều > 0,05 nên sự ảnh hưởng này mức sai khác không có ý nghĩa. Có 4 yếu tố kỹ thuật như: (i) phơi đáy ao, (ii) mật độ thả nuôi, (iii) số lần hút bùn đáy ao và (iv) diện tích nuôi đã ảnh hưởng có ý nghĩa đến tỉ lệ % hao hụt trên cá nuôi vào cuối vụ với các giá trị P < 0,05 lần lượt là: 0,00; 0,05; 0,05 và 0,03.
Tỉ lệ % hao hụt trên cá nuôi có mối tương quan thuận với với các yếu tố như: diệt trùng đáy ao, mật độ cá nuôi, thời gian nuôi, diện tích nuôi và tư vấn sử dụng thuốc của cán bộ ngành. Các yếu tố có mối tương quan nghịch với bệnh trên cá nuôi là việc phơi đáy ao, nguồn nước cấp, số lần hút bùn đáy ao, độ sâu mực nước khi nuôi, số ao trên hộ nuôi và vấn đề tiếp nhận kỹ thuật từ cán bộ quản lý ngành.
Các yếu tố về phơi đáy ao, mật độ cá thả nuôi, số lần hút bùn đáy và diện tích nuôi của hộ đều có chỉ số P < 0,05 thể hiện sự sai khác có ý nghĩa được phân tích sau.