Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao hiệu quả kiểm tra trị giá hải quan trong hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 60 - 62)

8. Kết cấu của Đề tài

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CH

2.4.2. Những hạn chế

a. Hạn chế chung của hoạt động Kiểm tra sau thông quan.

Trong thời gian vừa qua, hoạt động KTSTQ trên địa bàn Cục Hải quan TP Hải Phịng có nhiều bước chuyển vượt bậc, thay đổi đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần phải được hoàn thiện:

Một là, Cơng tác KTSTQ chưa thống nhất, cịn chồng chéo cụ thể là việc một doanh nghiệp có nhiều đội cơng tác mời gọi kiểm tra nhiều lần trong năm gây bức xúc cho doanh nghiệp. Mỗi đội công tác triển khai các qui trình cịn có sự khác nhau, xử lý kết luận kiểm tra thiếu chính xác. Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan còn bộc lộ nhiều yếu kém như việc kiểm tra tại từng đội công tác chỉ thiên về lĩnh vực đội phụ trách thiếu tính bao qt, tồn diện dẫn đến sót lọt vi phạm; Cách thức kiểm tra còn chưa sâu, chưa áp dụng đúng các ngun tắc KTSTQ.

Hai là, Cơng tác nghiệp vụ cịn thiếu tính chuyên nghiệp, các bước chuẩn bị kiểm tra, tổ chức thực hiện kiểm tra chưa được bài bản, số lượng cán bộ đáp ứng yêu cầu làm trưởng đồn kiểm tra cịn hạn chế, số cán bộ có trình độ kiểm tra về sổ sách kế tốn, báo cáo tài chính tại doanh nghiệp cịn thiếu và yếu. Sử dụng nguồn lực chưa hợp lý, trong khi nhân lực có hạn một số mảng cơng tác chưa áp dụng đúng nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTSTQ dẫn đến việc kiểm tra tràn lan, thiếu trọng tâm, vấn đề, vụ việc rủi ro thấp thì dành nguồn nhân lực kiểm tra, vấn đề rủi ro cao, cấp thiết hơn thì lại khơng đủ nhân lực kiểm tra dẫn đến lãng phí.

Ba là, Hoạt động của công tác Kiểm tra sau thơng quan cịn kém hiệu quả thể hiện ở số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Cục Hải quan TP Hải Phòng quản lý

được kiểm tra còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp hoạt động trên 10 năm mà chưa thực hiện kiểm tra. Bên cạnh đó hoạt động KTSTQ chưa thực sự kết nối tốt với các khâu nghiệp vụ khác như trong thơng quan, chưa có tác dụng hỗ trợ rõ ràng cho khâu trong thông quan như kịp thời phát hiện các kẽ hở trong công tác quản lý để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa.

Bốn là, Hoạt động kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp còn hạn chế về số vụ kiểm

tra, lượng doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Hải Phòng cần được kiểm tra còn nhiều; Chất lượng các cuộc kiểm tra cần được tăng cường về việc kiểm tra hệ thống sổ sách kế tốn tại doanh nghiệp; Cơng tác tổ chức đồn, phân cơng cơng việc, cơng tác đánh giá rút kinh nghiệm.

Năm là, Công tác lãnh đạo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục KTSTQ còn bị chia cách, chưa phát huy được trí tuệ tập thể. Cơng tác lãnh đạo chỉ đạo của lãnh đạo cấp đội tại một số đội cơng tác cịn chưa sâu sát, thiếu bao quát công việc.

Sáu là, Công tác lưu trữ hồ sơ và nhập dữ liệu vào hệ thống để phục vụ công tác quản lý của Cục và của Ngành chưa được sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo, do đó việc lưu trữ hồ sơ và nhập liệu hệ thống cịn do cơng chức chủ động thực hiện. Chi cục cần có việc tự kiểm tra đánh giá lại đối với công tác này.

Thứ bảy, Một số công chức mới được điều động bổ sung nên chưa am hiểu nhiều về quy trình KTSTQ; Có cơng chức đã cơng tác tại đơn vị lâu năm sức ỳ lớn không phát huy được vai trò dẫn đến chất lượng và hiệu quả chưa cao.

Bên cạnh một số hạn chế chung nêu trên, hoạt động KTSTQ trong lĩnh vực trị giá hàng nhập khẩu loại hình A11 cịn một số hạn chế:

Thứ nhất, việc phân tích đánh giá rủi ro chưa được thực hiện tốt, dẫn đến việc

kiểm tra tràn lan thiếu hiệu quả, thiếu định hướng, việc phân công giải quyết các phiếu chuyển nghiệp vụ chưa khoa học dẫn đến chưa đáp ứng được tiến độ kiểm tra, lượng phiếu tồn còn lớn, phương pháp kiểm tra thực hiện như công tác tham vấn giá. Số vụ kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp thấp.

Thứ hai, chưa xây dựng được danh mục mặt hàng có độ rủi ro cao về trị giá để

đội phần đông đã quen với cách làm theo phương pháp tham vấn giá đối với hồ sơ đã thông quan trong vòng 60 ngày theo qui định của Thông tư 29/2014/TT-BTC trước đây (nay là Thông tư 38/2015/TT-BTC). Nếu thực hiện cả việc KTSTQ trong thời gian 5 năm và thực hiện chủ yếu tại trụ sở doanh nghiệp thì gặp rất nhiều lúng túng.

Thứ ba, công tác thống kê tập hợp báo cáo số liệu liên quan đến công tác chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành cịn nhiều bất cập, số liệu khơng thống nhất, thiếu chính xác.

Thứ tư, cơng tác tham mưu trong lĩnh vực kiểm tra sau thơng quan về trị giá trong tồn Cục cịn hạn chế; Cơng tác đào tạo cho cán bộ công chức trong Đội để nâng cao nghiệp vụ kiểm tra còn chưa tốt dẫn đến hiệu quả của các cuộc kiểm tra chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao hiệu quả kiểm tra trị giá hải quan trong hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 60 - 62)