Những kiến nghị với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao hiệu quả kiểm tra trị giá hải quan trong hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 78 - 83)

8. Kết cấu của Đề tài

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP TRÊN

3.3.3. Những kiến nghị với Bộ Tài chính

Thứ nhất, hiện tại mới có thơng tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Nghị định về trị giá hải quan đang trong quá trình dự thảo, do vậy Bộ Tài chính cần tập trung, quyết tâm cao hơn nữa để Nghị định sớm được trình lên Chính phủ và đi vào thực tế, giải quyết được các vướng mắc trong khâu thực hiện.

Thứ hai, cần sửa đổi Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 liên quan

đến hoạt động KTSTQ về lĩnh vực trị giá: Cần bỏ quy định chuyển kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan khi phát hiện sai phạm có nghi vấn đối với các tờ khai quá 60 ngày, với lượng tờ khai ít, mặt hàng rủi ro không cao mà phải chuyển kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp thì vừa gây tốn kém về nhân lực, vật chất từ phía cơ quan hải quan và gây mất thời gian cho doanh nghiệp.

Thứ ba, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Cơng an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tịa án và các bộ, ngành có liên quan) để xây dựng các quy chế phối hợp trong việc thi hành cưỡng chế các quyết định hành chính của cơ quan Hải quan để tránh các vụ việc phát sinh khi ấn định thuế doanh nghiệp cố tình khơng nộp, cố tình trốn tránh khi bị KTSTQ.

Thứ tư, ban hành các quy chế phối hợp chặt chẽ hơn giữa Ngân hàng thương mại với cơ quan hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác KTSTQ đặc biệt trong lĩnh vực trị giá liên quan đến các khoản thanh tốn qua các ngân hàng.

Thứ năm, có cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện Luật Kế toán và các

văn bản hướng dẫn, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ hóa đơn chứng từ, hạch tốn kế toán của doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ hải quan trong quá trình KTSTQ về trị giá.

Thứ sáu, ban hành chế độ phụ cấp công việc cho cán bộ công chức làm công tác KTSTQ đủ mức động viên khích lệ cơng tác của CBCC làm việc trong lĩnh vực KTSTQ về lĩnh vực trị giá.

KẾT LUẬN

Nền Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ từ khi gia nhập thị trường thế giới. Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, cán cân thương mại, giao lưu quốc tế không ngừng gia tăng, Việt Nam đã gia nhập thị trường thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường. Trong q trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam dần trở thành mắt xích trong chuỗi cung ứng tồn cầu, giao thương quốc tế; hình thành ngày một nhiều các khu vực ưu đãi thuế quan, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao...Q trình hội nhập khu vực, quốc tế đặt ra các yêu cầu mới cho công tác quản lý, từ việc xây dựng thể chế tạo hành lang cho hoạt động, đến hình thành tổ chức, bộ máy, cơ chế pháp lý, nguồn nhân lực triển khai, đổi mới cơ chế điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước… thực hiện các cam kết, ràng buộc theo lộ trình đề ra. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra nhiều mối quan hệ trong thương mại, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, làm xuất hiện nhiều mối quan hệ kinh tế mới, dẫn tới sự phức tạp và là thách thức cho cơng tác quản lý. Trước bối cảnh đó các cơ quan Hải quan trên thế giới đều phải thay đổi để thích ứng với tình hình mới, phức tạp nhằm mục đích vừa đảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế qua việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hải quan hiện đại vừa phải đảm bảo việc chấp hành và tuân thủ các quy định của luật pháp hải quan nhằm đảm bảo an ninh, lợi ích kinh tế quốc gia, đảm bảo an toàn cho dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế. Việc thực hiện cam kết quốc tế đặt ra yêu cầu Hải quan Việt Nam phải tiến hành cải cách, hiện đại hố nhằm đảm bảo sự phù hợp, tương thích với xu thế phát triển chung và hoà nhập với Hải quan thế giới và khu vực. Ngành Hải quan phải tiếp tục cải cách nhằm hướng đến mục tiêu tương đồng với trình độ quản lý hải quan các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Mục đích nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động KTSTQ về lĩnh vực trị giá tính thuế hàng nhập khẩu loại hình A11; Đánh giá thực

trạng mảng nghiệp vụ này đang diễn ra tại Cục Hải quan TP Hải Phòng như thế nào, qua đó tìm ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân để làm cơ sở đề xuất những biện pháp hữu hiệu, thiết thực nhất để giải quyết hiệu quả công việc; Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời chống gian lận thuế qua giá, gian lận thương mại, tạo sự cơng bằng, bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan. Tôi hy vọng rằng nếu các giải pháp trên được thực hiện thì hoạt động KTSTQ về lĩnh vực trị giá tính thuế hàng nhập khẩu loại hình A11 tại Cục Hải quan TP Hải Phịng nói riêng và các Cục Hải quan trên tồn quốc nói chung sẽ ngày càng chính quy chun nghiệp, qua đó sẽ kiểm sốt tốt hơn hành vi gian lận thuế qua giá của Doanh nghiệp.

Nghiên cứu về giải pháp kiểm soát trị giá hàng nhập khẩu loại hình A11 trong hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan TP Hải Phòng là một đề tài khó và phức tạp bởi tính thời sự của lĩnh vực giá trong cuộc sống hàng ngày, các quy định của Pháp luật luôn đi sau nên không thể kiểm soát được hết các ngõ ngách, trong khi hành vi gian lận thuế qua giá của một số Doanh nghiệp ngày càng tinh vi. Mặc dù người viết đã cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Q thầy cơ góp ý để tơi hồn thiện đề tài, giúp bản thân người viết rút ra các bài học để ứng dụng trong thực tiễn công tác./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài chính (2015). Thơng tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.

Bộ Tài chính (2015). Thơng tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 Quy định về trị

giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩ, Hà Nội.

Chi cục Kiểm tra sau thông quan (2016). Báo cáo thành tích năm 2016; Đề án

KTSTQ 2016; Xây dựng kế hoạch công tác 2017;Tổng kết năm 2017 kế hoạch năm 2018 của đội 1, Hải Phịng.

Chính phủ (2015). Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết

biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám

sát, kiểm soát hải quan, Hà Nội.

Cục Hải quan TP Hải Phòng (2013, 2014, 2015, 2016, 2017). Báo cáo tổng kết năm, Hải Phòng.

Chi cục Kiểm tra sau thông quan (2014, 2015, 2016, 2017). Báo cáo giao ban cuối

năm, Hải Phòng.

Cục Hải quan TP Hải Phịng (2016). Cơng văn số 604/HQHP-TXNK ngày

26/01/2016 về việc triển khai công tác kiểm tra trị giá năm 2016; công văn

số 1760/HQHP-TXNK ngày 17/03/2016 về việc hướng dẫn công tác kiểm

tra trị giá; công văn số 738/HQHP-TXNK ngày 19/05/2016 về việc thống nhất công tác KTSTQ về trị giá; 4097/HQHP-TXNK ngày 26/05/2016 về việc hướng dẫn công tác kiểm tra trị giá; 7864/HQHP-TXNK ngày

06/09/2016 về việc kiểm tra trị giá hải quan, Hải Phòng.

Quốc hội (2014). Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014, Hà Nội; Quốc

hội (2001). Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/06/2001, Hà Nội. Tài liệu hội nghị tập huấn công tác KTSTQ các năm 2014; 2015; 2016.

Tổng cục Hải quan (2015). Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/05/2015 về việc

Tổng cục Hải quan (2015). Quyết định số 2344/QĐ-TCHQ ngày 07/08/2015 về việc ban hành quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng, cơ sở dữ liệu trị giá Hải

quan, Hà Nội.

Tổng cục Hải quan (2016). Công văn số 167/TCHQ-TXNK ngày 26/07/2016;

7978/TCHQ-TXNK ngày 17/08/2016 về việc kiểm tra trị giá hải quan sau

khi hàng hóa đã thơng quan và thực hiện chỉ đạo về công tác trị giá trên hệ

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao hiệu quả kiểm tra trị giá hải quan trong hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)