Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU và mật độ NUÔI lên tốc độ SINH TRƯỞNG, tỷ lệ SỐNG của cá lóc BÔNG (channa micropeltes cuvier, 1831) NUÔI THƯƠNG PHẨM BẰNG GIAI đặt TRONG AO đất tại BUÔN MA THUỘT, tỉn (Trang 39 - 104)

L ời cảm ơn

2.2. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm nuôi thương phẩm cá lóc bông được thực hiện trong hệ thống giai đặt trong ao có diện tích 1.500 m2. Các giai được bố trí theo chiều dài ao, xuôi theo

hướng cấp và thoát nước. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn (RCD). Tất

cả các yếu tố phi thí nghiệm khác được bố trí hoàn toàn giống nhau.

2.2.1. Thí nghiệm I: Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng

và tỷ lệ sống của cá lóc bông nuôi thương phẩm bằng giai đặt trong ao.

Thí nghiệm trong hệ thống giai đặt trong ao, có nước trong sạch, ao có độ

sâu trung bình 1,5 m với các mật độ thí nghiệm khác nhau, thức ăn như nhau. Mỗi

mật độ nuôi là một công thức nghiệm, bố trí 03 lần lặp lại.

Mật độ thí nghiệm:

Nghiệm thức 1 2 3 Ghi chú

Mật độ (con/m3) 40 60 80

Chọn ngẫu nhiên 1.620 con cá giống cỡ 5 - 10 g/con trong số 4.000 con cá lóc bông giống được mua từ Trại sản xuất cá giống ở Đồng Tháp và được thả nuôi trong 9 giai theo các mật độ thí nghiệm, mỗi giai có thể tích 3 m3 (2 m x 1,25 m x 1,2 m).

Sơ đồ bố trí các giai thí nghiệm như sau:

Giai 2 Giai 9 Giai 3 Giai 1 Giai 7 Giai 4 Giai 5 Giai 8 Giai 6 Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn viên hỗn hợp dùng cho cá lóc

2.2.2. Thí nghiệm II: Nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lóc bông nuôi thương phẩm bằng giai đặt trong ao. trưởng và tỷ lệ sống của cá lóc bông nuôi thương phẩm bằng giai đặt trong ao.

Phương pháp tiến hành bố trí thí nghiệm II giống như thí nghiệm I, kể cả các điều kiện chăm sóc, quản lý, chế độ cho ăn và theo dõi các yếu tố về môi trường, thời gian thu mẫu định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống.

Thí nghiệm được bố trí với cùng mật độ cá nuôi là 60 con/m3, các loại thức ăn

khác nhau. Mỗi loại thức ăn là một nghiệm thức, lặp lại 03 lần. Số lượng cá nuôi trong thí nghiệm là 1.620 con, cỡ 5 - 10 g/con được bố trí trong 9 giai, mỗi giai có

thể tích 3 m3.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:

Giai 9 Giai 5 Giai 1 Giai 8 Giai 2 Giai 3 Giai 6 Giai 7 Giai 4

Thức ăn và thành phần các loại thức ăn trong thí nghiệm:

Loại thức ăn Nghiệm

thức Thành phần thức ăn

Cá tạp 1 100% cá tạp - -

Chế biến 2 70% cá tạp 25% bột đậu nành 5% khoáng chất, vitamin Viên hỗn hợp 3 41% protein 6% lipid 2,5% canxi và 5% xơ thô

2.3. Phương pháp chế biến thức ăn

2.3.1. Xay, nghiền nguyên liệu

- Đậu nành được làm thành bột mịn bằng máy nghiền.

- Cá tạp được xay nhuyễn bằng máy xay chuyên dùng.

2.3.2. Cân nguyên liệu

Các thành phần nguyên liệu được cân theo đúng tỷ lệ trong công thức thức ăn

bằng cân đồng hồ. Cân riêng từng loại nguyên liệu.

2.3.3. Chế biến thức ăn

Cá tạp sau khi cân được cho vào nồi, đun sôi khoảng 15 - 20 phút. Sau khi cá tạp được nấu chín, tiếp tục cho bột đậu nành đã cân sẵn vào. Sau đó, cá tạp được

trộn đều với bột đậu nành thành dạng sệt và tiếp tục đun khoảng 5 phút đến khi hỗn

hợp chín đều. Sau khi hỗn hợp này được để nguội, tiến hành trộn thêm lượng

vitamin tổng hợp còn lại trước khi đem cho cá ăn.

2.4. Quản lý hệ thống thí nghiệm

- Cá được cho ăn 02 lần/ngày, sáng lúc 8 giờ và chiều lúc 17 giờ.

- Hàng ngày kiểm tra giai và ao thí nghiệm, quan sát hoạt động của cá để đánh

giá tình trạng sức khỏe của cá. Nước trong ao được cấp, thoát đồng thời và liên tục. Tuy nhiên, định kỳ 15 ngày/lần nước trong ao được thay khoảng 30% lượng nước

trong ao nhằm duy trì chất lượng nước ổn định trong quá trình thí nghiệm.

- Khẩu phần cho ăn:

+ Thức ăn cá tạp: 10 - 12% khối lượng thân/ngày. + Thức ăn chế biến: 5 - 10% khối lượng thân/ngày. + Thức ăn viên hỗn hợp: 3 - 5% khối lượng thân/ngày.

- Cách cho ăn: sử dụng sàn ăn, buổi sáng cho ăn 1/3 lượng thức ăn trong

ngày, buổi chiều cho ăn 2/3 phần còn lại, hàng ngày theo dõi lượng thức ăn để điều

chỉnh cho phù hợp [2].

Hình 2.2. Kiểm tra giai nuôi trong thời gian triển khai thí nghiệm

2.5. Các công thức để xác định thông số thí nghiệm

* Xác định tốc độ tăng trưởng

- Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá theo ngày (DLG : Daily Length Gain) L2 - L1

DLG = (mm/ngày)

t2 - t1

- Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá theo ngày (DWG : Daily Weight Gain) W2 - W1

DWG = (g/ngày)

t2 - t1

- Tỷ lệ gia tăng về chiều dài cá (% chiều dài) (Lt-gain: Length gain) L2 - L1

Lt-gain = x 100% L1

- Tỷ lệ gia tăng về khối lượng cá (% khối lượng) (Wt-gain : Weight gain) W2 - W1

Wt-gain = x 100% W1

Trong đó: L1, L2 : chiều dài cá tương ứng ở thời điểm t1, t2. W , W : khối lượng cá tương ứng ở thời điểm t , t .

* Hệ số phân đàn (CV: Coefficient of Variation)

- Hệ số phân đàn theo chiều dài (%) S(L)

CV(L) = x 100% Xtb(L)

- Hệ số phân đàn thao khối lượng (%)

S(W)

CV(W) = x 100% Xtb(W)

Trong đó: S(L), S(W) : độ lệch chuẩn về chiều dài và khối lượng.

Xtb(L), Xtb(W) :giá trị trung bình về chiều dài và khối lượng.

* Xác định tỷ lệ sống

Tổng số cá thu được

Tỷ lệ sống = x 100% Tổng số cá thả

* Xác định hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR : Feed Conversion Ratio)

Tổng lượng thức ăn tiêu tốn

FCR =

Tổng khối lượng khi thu - Tổng khối lượng khi thả

2.6. Phương pháp thu thập số liệu

- Qua tìm hiểu và tham khảo tài liệu.

- Các chỉ tiêu về môi trường trong ao nuôi được theo dõi và đo theo định kỳ:

+ Nhiệt độ nước, pH được đo 02 lần/ngày (sáng lúc 7 giờ và chiều lúc 14 giờ). + Hàm lượng O2, NH3

+ , NO2

-

hòa tan trong nước được đo 01 lần/tuần.

- Định kỳ 30 ngày/lần tiến hành thu mẫu để kiểm tra tốc độ sinh trưởng (bao

gồm đo chiều dài toàn thân và cân khối lượng) 30 cá thể/01 nghiệm thức. Đồng thời đếm toàn bộ số lượng cá từng nghiệm thức để xác định tỷ lệ sống.

Hình 2.3. Đo chiều dài cá

Hình 2.4. Cân xác định khối lượng cá

2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các mẫu thức ăn được phân tích các chỉ tiêu: protein, lipid, tro, ẩm, fatty acid tại

Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang. Tất cả số liệu được xử lý trên phần mềm MS Excel 2003 và phần mềm thống

kê SPSS 16.0. Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố ANOVA với độ tin cậy 0,95% để đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn, mật độ và tỷ lệ sống.

Dùng phương pháp LSD (Least Significant Difference) so sánh sự khác nhau giữa

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Các số liệu về môi trường trong thí nghiệm

Chất lượng nước đóng vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Sự sống, sinh trưởng và phát triển, sinh sản của các động vật dưới nước có phụ thuộc rất lớn

vào các yếu tố môi trường.

Các yếu tố môi trường nước như: nhiệt độ, pH, O2, NO2, NH3/NH4 là những

thông số cơ bản để đánh giá sơ bộ mức độ phù hợp của chất lượng nước trong thủy

vực với sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi, từ đó đưa ra các biện pháp

quản lý chất lượng nước phù hợp giúp thủy sản nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tiến hành bố trí thí nghiệm I và II cùng một đợt và kết quả đo các yếu tố môi trường như:

Bảng 3.1. Các số liệu về môi trường thu được ở thí nghiệm I và II

Thông số môi

trường nước Đơn vị Sáng (7

h

) Chiều (14h)

Độ sâu cm 150

Màu sắc Nõn chuối

Nhiệt độ oC 26,66 ± 0,95 30 ± 1,05 pH 7 - 7,6 7,6 - 8,5 O2 mg/L 2 - 4 4 - 6 NO2 mg/L 0 0 NH3/NH4 + mg/L 0 - 0,5 0 - 0,5

Giá trị trên thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn.

3.1.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ nước trong ao thí nghiệm dao động có tính quy luật giữa ngày và

đêm được thể hiện qua Bảng 3.1

Kết quả theo dõi nhiệt độ nước trong ao suốt thời gian thí nghiệm từ 26 - 31oC.

Độ dao động nhiệt độ giữa các tháng trong thời gian theo dõi cho thấy nhiệt độ nước

nằm trong khoảng ổn định trung bình từ 26,26oC thấp nhất vào buổi sáng và cao nhất o

có những ngày nắng gay gắt, buổi chiều nhiệt độ tăng cao nhưng ngược lại ban đêm có sự tỏa nhiệt lớn nên buổi sáng nhiệt độ chỉ cao hơn so với các tháng còn lại rất ít.

Nhiệt độ thích hợp cho cá lóc bông sinh trưởng, phát triển nằm trong khoảng

20 - 39oC. Khoảng nhiệt độ trung bình của nghiên cứu này nằm trong khoảng 26,66oC

đến 30oC là hoàn toàn thích hợp cho quá trình sinh trưởng của cá lóc bông [12].

3.1.2. Oxy hòa tan

Cá lóc bông có cơ quan hô hấp phụ nên có thể chịu đựng ở những nơi có hàm lượng oxy thấp (0,3 mg/L) [12].

Oxy hòa tan trong ao nuôi thí nghiệm được trình bày qua Bảng 3.1 cho thấp

oxy vào buổi sáng luôn thấp hơn ở buổi chiều, điều này hoàn toàn phù hợp với quá

trình thay đổi các tính chất thủy lý, thủy hóa trong ao nuôi.

Trung bình oxy hòa tan giữa sáng và chiều qua các tháng trong ao nuôi thí

nghiệm dao động trung bình 2 - 6 mg/L, trong suốt thời gian theo dõi, oxy ổn định

nằm trong khoảng từ 2 - 4 mg/L thấp nhất vào buổi sáng tháng 4 và 4 - 6 mg/L vào buổi chiều. Tuy hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi thấp (< 5 mg/L) vào buổi sáng

nhưng cá lóc bông càng lớn sẽ có sự tiêu hao hàm lượng oxy càng nhỏ [12] do vậy

cá có khả năng sống và tồn tại được ở những nơi có hàm lượng oxy thấp, bên cạnh đó cá có cơ quan hô hấp phụ nên cá lóc bông là một trong những đối tượng nuôi lý tưởng ở những nơi có điều kiện môi trường tương đối khắc nghiệt.

Tóm lại, hàm lượng oxy hòa tan trong ao thấp vào buổi sáng có thể do ban đêm tảo không quang hợp và ao nước tĩnh, nằm trong vườn kín nên mức độ khuếch tán, trao đổi oxy bị hạn chế. Tuy nhiên, hàm lượng oxy này nằm trong khoảng mà sự sinh trưởng của cá lóc bông không bị ảnh hưởng.

3.1.3. pH nước

Theo dõi pH trong ao nuôi thí nghiệm thể hiện ở Bảng 3.1 cho thấy pH nằm trong ngưỡng trung bình thích hợp cho sự phát triển của cá; pH thấp nhất vào buổi

sáng đo được là 7,20 ± 0,03 và cao nhất vào buổi chiều là 8,16 ± 0.05.

Biến động pH trong ao nuôi qua Bảng 3.1 cho thấy pH buổi sáng thấp hơn

bông nói riêng do ao này được cải tạo thường xuyên hàng năm nên nhận được

lượng vôi lớn, giúp cho pH nước trong ao luôn đạt mức thích hợp. Khoảng pH cực

thuận cho sự sinh trưởng và phát triển của cá lóc bông là 4,02 - 10,01 [12]; điều này cũng hoàn toàn phù hợp trên cá lóc với nhận định của Varma (1979) là cá lóc sống

thích nghi với nước có giá trị pH từ 4,25 - 9,4 [5].

Ngưỡng pH cá lóc bông dao động lớn, ngưỡng pH trên là 11,33 - 11,67 và

ngưỡng dưới là 1,95 - 2,1 [12]. Theo Boyd (1998) thì pH nước thích hợp cho sự

phát triển của cá trong khoảng từ 6,5 - 9,0, pH quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá [5]. Như vậy, kết quả theo dõi pH trong ao nuôi thí nghiệm

qua các tháng trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy pH trung bình từ 7,23 ± 0,13 vào buổi

sáng và 8,04 ± 0,02 vào buổi chiều, khoảng dao động này hoàn toàn thích hợp cho

sự sinh trưởng của cá lóc bông.

Qua nghiên cứu này, nguồn nước dùng để nuôi thí nghiệm có các chỉ số về

nhiệt độ, oxy hòa tan, pH hoàn toàn phù hợp cho sự phát triển của cá lóc bông mà không bị ảnh hưởng xấu bởi yếu tố môi trường; Cá lóc bông là loài rộng nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho cá sống và phát triển dao động từ 19 - 40oC [12]. Ngưỡng nhiệt độ

trên của cá là 42 - 43oC, ngưỡng nhiệt độ dưới là 15 - 17oC [12]. Cá càng lớn khả năng chịu nhiệt của cá càng tốt. Ngưỡng pH dao động lớn, ngưỡng pH trên của cá lóc bông là 11,33 - 11,67 và ngưỡng dưới là 1,95 - 2,1. Giá trị pH từ 4 - 10 cho thấy

cá vẫn sống và hoạt động bình thường [5].

3.2. Ảnh hưởng mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống cá lóc bông theo thời gian theo thời gian

3.2.1. Ảnh hưởng mật độ nuôi lên tốc độ tăng trưởng cá lóc bông theo thời gian

Sinh trưởng của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khẩu phần thức ăn, mật độ nuôi, giới tính, tuổi, môi trường sống, điều kiện quản lý chăm sóc …

Kết quả Bảng 3.2 cho thấy khối lượng cá lóc bông khi kết thúc thí nghiệm: ở

nghiệm thức nuôi với mật độ 80 con/m3 (NT3) cho tăng trưởng cao nhất đạt 219,17

± 3,65 (g/con), tiếp theo nghiệm thức nuôi với mật độ 60 con/m3 (NT2) đạt 207,36 ±

4,17 (g/con), nghiệm thức nuôi với mật độ 40 con/m3 (NT1) là thấp nhất 204,73 ± 3,83 (g/con).

Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) cho thấy các

chỉ tiêu tăng trưởng như: khối lượng, chiều dài cá khi kết thúc thí nghiệm; tỷ lệ gia tăng về khối lượng, chiều dài; tốc độ tăng trưởng về khối lượng, chiều dài ở các mật độ thí nghiệm đều khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Bảng 3.2. Khối lượng, chiều dài của cá ở thí nghiệm ảnh hưởng mật độ

Mật độ nuôi Chỉ tiêu đánh giá

NT1 (40 con/m3) NT2 (60 con/m3) NT3 (80 con/m3) Khối lượng đầu (g) 8,00 ± 0,14 7,93 ± 0,21 8,04 ± 0,08 Chiều dài đầu (cm) 9,57 ± 0,08 9,43 ± 0,16 9,22 ± 0,73 Khối lượng cuối (g) 204,73 ± 3,83 207,36 ± 4,17 219,17 ± 3,65 Chiều dài cuối (cm) 27,85 ± 1,14 28,69 ± 0,52 29,22 ± 0,61

Wt-gain (%) 24,59 ± 0,24c 25,18 ± 1,03b 26,26 ± 0,65a

Lt-gain (%) 1,91 ± 0,10c 2,04 ± 0,03b 2,18 ± 0,28a

DWG (g/ngày) 1,64 ± 0,03c 1,66 ± 0,04b 1,76 ± 0,03a

DLG (mm/ngày) 1,53 ± 0,09c 1,60 ± 0,03b 1,67 ± 0,09a

- Giá trị trên thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn.

- Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa

thống kê ở mức (P < 0,05)

Hình 3.1. Đồ thịảnh hưởng mật độ nuôi lên khối lượng, chiều dài cá lóc bông

8 9,57 204,73 27,85 7,93 9,43 207,36 28,69 8,04 9,22 219,17 29,22 0 50 100 150 200 250

Khối lượng đầu (g) Chiều dài đầu (cm) Khối lượng cuối (g) Chiều dài cuối (cm)

Hình 3.2. Đồ thị ảnh hưởng mật độ nuôi lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ gia tăng

về khối lượng, chiều dài cá lóc bông

Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy cùng với sự tăng trưởng về khối lượng trung

bình từ 1,64 ± 0,03 (g/ngày) đến 1,76 ± 0,03 (g/ngày), chiều dài trung bình của cá

cũng được tăng lên từ 1,53 ± 0,09 (mm/ngày) đến 1,67 ± 0,09 (mm/ngày). Kết quả

phân tích bằng phương pháp LSD cho thấy giá trị trung bình về khối lượng, chiều

dài của cá ở các mật độ thí nghiệm khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

3.2.1.1. Ảnh hưởng mật độ nuôi lên khối lượng cá lóc bông theo thời gian

Bảng 3.3. Khối lượng của cá lóc bông theo thời gianở thí nghiệm ảnh hưởng mật độ (g)

Nghiệm

thức Ban đầu Sau 28 ngày Sau 59 ngày Sau 89 ngày Sau 120 ngày

NT1 (40 con/m3) 8,00 ± 0,14 47,90 ± 0,56b 75,23 ± 2,45b 101,14 ± 2,42c 204,73 ± 3,83c

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU và mật độ NUÔI lên tốc độ SINH TRƯỞNG, tỷ lệ SỐNG của cá lóc BÔNG (channa micropeltes cuvier, 1831) NUÔI THƯƠNG PHẨM BẰNG GIAI đặt TRONG AO đất tại BUÔN MA THUỘT, tỉn (Trang 39 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)