Vai trò dinh dưỡng của protein

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU và mật độ NUÔI lên tốc độ SINH TRƯỞNG, tỷ lệ SỐNG của cá lóc BÔNG (channa micropeltes cuvier, 1831) NUÔI THƯƠNG PHẨM BẰNG GIAI đặt TRONG AO đất tại BUÔN MA THUỘT, tỉn (Trang 29 - 31)

L ời cảm ơn

1.6.1. Vai trò dinh dưỡng của protein

Protein là thành phần rất quan trọng của thức ăn, được coi là “vật chất xây

dựng” để xây dựng nên các tổ chức mô, cơ quan trong cơ thể động vật và để hình thành nên các vật chất có hoạt tính sinh học cao hay các sản phẩm khác [6].

Protein ngoài vai trò cấu trúc còn có những vai trò quan trọng khác như: tạo

chất xúc tác (enzyme), hormone; vận chuyển như hemoglobin; tham gia chức năng cơ giới như calogen; chức năng bảo vệ như kháng thể; chức năng thông tin như

protein thị giác và tạo năng lượng [8].

Protein là vật chất cao phân tử. Tất cả protein đều chứa các nguyên tố C, H,

O và N. Một số khác chứa một lượng nhỏ S. Ngoài ra, một số protein còn chứa một lượng rất nhỏ các nguyên tố như: Fe, P, Mg, Ca … Đơn vị cấu trúc của protein là các amino acid. Trong protein tự nhiên tồn tại khoảng trên 200 loại amino acid

nhưng phổ biến khoảng 20 loại. Trong đó 10 amino acid không thay thế mà cá không có khả năng tự tổng hợp, phải được cung cấp cho cá qua thức ăn bao gồm:

methionine, arginine, threonine, tryptophan, histidine, isoleucine, lysine, leucine, valine and phenylalanine. Trong số này thì lysine và methionine thường thiếu và cần được bổ sung nhiều hơn [6], [24].

Thức ăn được chế biến từ nguyên liệu protein có nguồn gốc thực vật (khô đỗ tương) thường thiếu methionine, vì vậy cần bổ sung thêm methionine khi phối trộn

nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng và sức khoẻ của cá nuôi. Để chế biến được thức ăn cho cá điều quan trọng là phải nắm được nhu cầu protein và nhu cầu về các

amino acid của mỗi loài cá nuôi [6].

Hàm lượng protein trong thức ăn thuỷ sản trong khoảng 28 - 32% cho cá da

trơn, 22 - 30% đối với cá rô phi, 38 - 40% đối với cá hồi vân. Yêu cầu protein thường thấp hơn ở cá ăn thực vật và ăn tạp so với cá ăn thức ăn động vật, và nhu cầu protein cao hơn đối với cá nuôi ở mật độ cao (nuôi trong bể, lồng) so với cá

Nhu cầu protein ở cá nhỏ cao hơn so với cá trưởng thành vì cá lớn thì nhu cầu protein thường giảm. Nhu cầu protein cũng chịu ảnh hưởng bởi hệ thống nuôi,

nhiệt độ và chất lượng nước, chất lượng di truyền của cá giống và cách cho ăn.

Protein trong thức ăn sẽ được sử dụng cho sinh trưởng cơ thể khi hàm lượng carbonhydrate và lipid được cung cấp đầy đủ. Khi dinh dưỡng không được cấp đủ

thì một phần protein trong thức ăn sẽ được chuyển hoá tạo năng lượng và hỗ trợ các

hoạt động sống của cơ thể [6].

Thành phần protein thường chứa 50% carbon, 16% nitrogen, 21,5% oxygen

và 6,5% hydrogen [6], [25]. Cá có thể sử dung thức ăn có hàm lượng protein cao, tuy nhiên đến 65% thì protein có thể bị mất do cá thải ra ngoài môi trường. Hầu hết

protein không hấp thụ được cá thải ra dưới dạng NH3 qua mang, chỉ khoảng 10% được thải dưới dạng chất thải rắn [26]. Sự tăng hàm lương protein không được cá hấp thụ ra môi trường gây hiện tượng phú dưỡng là vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm. Biện pháp quản chất lượng thức ăn và cách cho ăn là nhằm hạn chế

sự ô nhiễm nguồn nước thải ra từ nuôi trồng thuỷ sản là rất cần thiết [6].

Để sản xuất thức ăn cho một đối tượng nuôi thì phải biết thành phần dinh dưỡng (protein, lipid …) của nguyên liệu sử dụng để sản xuất thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng nuôi. Có thể bằng cách phân tích hóa học các nguyên liệu

hoặc coi tỷ lệ phần trăm các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn cần đạt được để cho tốc độ tăng trưởng tối đa. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến số lượng thức ăn,

vì lượng thức ăn khác nhau thì lượng protein mà cá tiếp nhận sẽ khác nhau. Do đó, để đánh giá đầy đủ nhu cầu protein thì cần phải xác định nhu cầu protein tương đối

và protein tuyệt đối. Nhu cầu protein tương đối được xác định là tỷ lệ protein có

trong thức ăn và nhu cầu protein tuyệt đối là lượng protein cá tiếp nhận từ thức ăn

trên một đơn vị thể trọng cá (gram protein trong thức ăn/kg cá/ngày) [7].

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein như: Kích thước và độ tuổi, nhiệt độ nước, năng lượng trong thức ăn, chất lượng thức ăn, loại thức ăn được sử dụng

và các yếu tố sinh thái [6].

Vai trò dinh dưỡng của amino acid:

hợp, amino acid phân thành 2 nhóm: amino acid cần thiết (không thể thay thế) và amino acid không cần thiết (có thể thay thế); Các amino acid cần thiết không thể

tổng hợp được trong cơ thể động vật chúng phải bắt buộc cung cấp từ thức ăn; Các

amino acid không cần thiết là những amino acid mà cơ thể có thể tự tổng hợp được,

chúng không nhất thiết phải được cung cấp từ thức ăn. Giá trị dinh dưỡng của

protein trong thức ăn phụ thuộc chủ yếu vào thành phần amino acid của chúng. Đa

số các nguyên liệu sử dụng để sản xuất thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, và nuôi trồng thủy sản có khả năng tiêu hóa cao, có đầy đủ các amino acid, tỷ lệ các

amino acid cần thiết và không cần thiết thường là 1:1; Thành phần amino acid của

thức ăn protein chất lượng cao từ thực vật không có sự khác biệt so với protein động

vật. Tuy nhiên, protein thực vật thường thiếu hụt một hoặc một vài amino acid cần

thiết. Sự thiếu hụt này có thể khắc phục bằng cách phối hợp hai hay nhiều thức ăn

protein thực vật với nhau [6].

- Nhu cầu amino acid: Có khoảng 20 amino acid thường gặp trong thức ăn protein và trong cơ thể động vật, trong đó có khoảng 10 amino acid cần thiết. Các

amino acid cần thiết nhất thiết phải được cung cấp từ thức ăn. Nhu cầu của các

amino acid cần thiết đối với cá và động vật thủy sản khác như: arginine, histidine,

isoleucine, leucine, valine, lysine, threonine, tryptophan, các amino acid mạch vòng và các amino acid có chứa lưu huỳnh [6].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU và mật độ NUÔI lên tốc độ SINH TRƯỞNG, tỷ lệ SỐNG của cá lóc BÔNG (channa micropeltes cuvier, 1831) NUÔI THƯƠNG PHẨM BẰNG GIAI đặt TRONG AO đất tại BUÔN MA THUỘT, tỉn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)