Nhu cầu protein

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU và mật độ NUÔI lên tốc độ SINH TRƯỞNG, tỷ lệ SỐNG của cá lóc BÔNG (channa micropeltes cuvier, 1831) NUÔI THƯƠNG PHẨM BẰNG GIAI đặt TRONG AO đất tại BUÔN MA THUỘT, tỉn (Trang 25 - 27)

L ời cảm ơn

1.5.1.Nhu cầu protein

Protein là vật chất hữu cơ chủ yếu xây dựng lên các tổ chức mô của cá cũng như của động vật, protein chiếm khoảng 60 - 75% tổng số vật chất khô của cơ thể.

Cá sử dụng protein để đáp ứng nhu cầu amino acid. Protein sau khi được các

enzyme proteasa thực hiện quá trình tiêu hóa hóa học giải phóng các amino acid tự

máu vận chuyển đến các tổ chức cơ quan, các tổ chức mô khác nhau, ở đó chúng sẽ

tham gia vào quá trình tổng hợp protein mới.

Người ta chia nhu cầu protein của cá làm hai loại: nhu cầu duy trì và nhu cầu

sản xuất [8]. Nhu cầu protein phụ thuộc vào việc sử dụng các amino acid để xây

dựng nên các protein mới hoặc để thay thế các protein già cũ. Thức ăn thiếu protein

sẽ làm tốc độ sinh trưởng của cá cũng như động vật giảm vì chúng phải huy động

các nguồn protein từ các tổ chức trong cơ thể để đáp ứng nhu cầu amino acid.

Ngược lại nếu thức ăn quá dư thừa protein thì chỉ một phần từ protein thức ăn sẽ được sử dụng để tổng hợp nên các protein mới trong cơ thể, phần còn lại sẽ được

chuyển hóa thành năng lượng hoặc bài tiết ra ngoài. Protein là thành phần có giá

thành cao nhất trong thức ăn vì vậy, nếu hàm lượng protein trong thức ăn quá cao sẽ

gây ra lãng phí làm giảm hiệu quả nuôi [2], [6], [7].

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chất đạm của cá bao gồm loài, kích cỡ

cá, nhiệt độ nước, mật độ cá thả, khẩu phần ăn, năng lượng không phải từ chất đạm

trong thức ăn và chất lượng chất đạm trong thức ăn … (Garling và Wilson, 1976; Jauncey, 1982; De Silva et al., 1989) [6], [7], [27].

Bảng 1.2. Nhu cầu chất đạm trong thức ăn của một số loài cá (Lall, 1991) [7]

Loài Nguồn đạm Nhu cầu

đạm (%) Tham khảo

Cá mú cửa sông Bột cá ngừ 40-50 Teng et al. (1978)

Cá vược miệng rộng Casein và chất đạm cá 40 Andersonm et al. (1981)

Cá vền Casein 55 Yone (1076)

Cá vược miệng nhỏ Casein và đạm bột cá 45 Andersonm et al. (1981)

Cá lóc Bột cá 52 Wee and Tacon (1982)

Trác sọc đuôi vàng Bột cá và cá chình cát 55 Takeda et al. (1975)

Khi nghiên cứu dinh dưỡng cá chẽm giống thì Aquacop (Curon and Fuch, 1988) cho rằng mức đạm tối ưu là 45 - 55% cho sinh trưởng cao nhất. Trong khi Sakaras

(1988) làm thí nghiệm trên cá chẽm giống với các mức chất đạm 45, 50 và 55% và 2 mức chất béo là 10% và 15% cho mỗi mức chất đạm (cho ăn thỏa mãn) nhận thấy rằng

Chou (1989) báo cáo rằng mức đạm tối ưu trong thức ăn của cá chẽm trưởng thành là 40 - 45% ở mức 12% chất béo trong thức ăn (Boonyaratpalin, 1991) [7].

Mohanty và Samantaray (1996) đã sử dụng 6 nghiệm thức thức ăn nuôi thí nghiệm cá lóc đen giai đoạn có cùng mức năng lượng dựa trên bột cá và bánh dầu đậu

phộng và chứa 350 - 600 g đạm/kg thức ăn (mỗi mức cách nhau 50 g đạm/kg thức ăn) cho ăn với khẩu phần ăn 10% khối lượng thân/ngày trong điều kiện phòng thí nghiệm để xác định ảnh hưởng của các mức chất đạm trong thức ăn khác nhau lên tăng trưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của cá [7] . Trên cơ sở tăng trưởng, sự tích lũy chất đạm trong mô hàng ngày thì nhu cầu chất đạm trong thức ăn của cá bột được xác định là 550 g đạm/kg thức ăn khi bột cá được sử dụng như nguồn đạm chính. Có sự tăng đáng kể chất đạm trong cơ thể cá

khi chất đạm trong thức ăn tăng dần. Cá ăn thức ăn chứa đạm cao thì hàm lượng chất

béo trong thịt cá có khuynh hướng thấp hơn và độ ẩm cao hơn [7].

Kết quả nghiên cứu về nhu cầu đạm của cá lóc bông giai đoạn giống cho thấy: hàm lượng đạm từ 30,7 - 36,8% (giống nhỏ) và 27,8 - 32,8% (giống lớn) là khoảng thích hợp cho sự tăng trọng của cá và giảm giá thành sản xuất [3].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU và mật độ NUÔI lên tốc độ SINH TRƯỞNG, tỷ lệ SỐNG của cá lóc BÔNG (channa micropeltes cuvier, 1831) NUÔI THƯƠNG PHẨM BẰNG GIAI đặt TRONG AO đất tại BUÔN MA THUỘT, tỉn (Trang 25 - 27)