Vai trò của các nguyên tố đa lượng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU và mật độ NUÔI lên tốc độ SINH TRƯỞNG, tỷ lệ SỐNG của cá lóc BÔNG (channa micropeltes cuvier, 1831) NUÔI THƯƠNG PHẨM BẰNG GIAI đặt TRONG AO đất tại BUÔN MA THUỘT, tỉn (Trang 36 - 37)

L ời cảm ơn

1.7.1.Vai trò của các nguyên tố đa lượng

- Canxi (Ca): Vai trò quan trọng của Ca là để tạo nên bộ xương vững chắc cho cơ thể động vật, có tác dụng tương hỗ về đặc tính kết dính giữa màng tế bào và các chất bên trong tế bào. Canxi là chất hoạt hóa một số enzyme như trypsin, đồng

thời có vai trò quan trọng trong hoạt động thần kinh. Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động cơ và quá trình đông máu, quá trình trao đổi vitamin, đặc

biệt là vitamin D và ảnh hưởng lên tính thẩm thấu của màng tế bào; một số loài cá,

ngoài xương thì Ca và P còn có nhiều ở vảy. Lượng canxi được cá chép và cá hồi

hấp thu từ môi trường nước bằng lượng canxi mà chúng lấy từ thức ăn. Lượng canxi hấp thu phụ thuộc vào một số yếu tố sinh thái và lượng phospho có trong thức ăn. Ở

cá chép và cá hồi sống trong môi trường nước có hàm lượng canxi thấp chúng vẫn

có khả năng hấp thu đủ nhu cầu canxi từ môi trường nếu thức ăn có đủ phospho;

nhu cầu tối ưu về tỷ lệ Ca/P trong thức ăn cho cá là 1/1 đến 2/1. Tuy nhiên, tỷ lệ

Ca/P trong thức ăn không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của cá. Ngoài

canxi trong nước, hàm lượng canxi trong thức ăn cũng rất cần thiết có sự khác biệt

về khả năng sử dụng canxi trong thức ăn giữa các loài tùy thuộc vào sự có mặt của

phospho trong thức ăn và hàm lượng canxi trong nước nhưng rất khó xác định chính

xác nhu cầu canxi đối với cá [6].

- Phospho (P): Cùng với canxi, phospho là chất khoáng quan trọng cấu tạo

nên bộ xương của động vật (gồm 37% canxi và 16% phospho). Ngoài ra, phospho còn tồn tại trong acid nucleic; các phân tử cao năng Adenosin triphosphat (ATP). Phospho được hấp thu từ nước qua mang nhưng tỷ lệ hấp thu phospho từ nước rất

thấp, chỉ bằng 1/400 so với số lượng canxi. Vì vậy nhu cầu phospho của cá được đáp ứng chủ yếu qua con đường thức ăn. Nhu cầu phospho của cá phụ thuộc vào cấu trúc bộ máy tiêu hóa và chất lượng thức ăn. Sự dư thừa phospho trong thức ăn được cá bài tiết ra ngoài dưới dạng hòa tan trong nước. Ở những loài cá có dạ dày, khả năng tiêu hóa và hấp thu phospho từ thức ăn tốt hơn so với những loài cá không có dạ dày. Vì với những loài cá có dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn dịch dạ

dày mà chủ yếu là HCl được tiết ra để duy trì pH thấp trong dạ dày có tác dụng hòa tan phospho hữu cơ thành các dạng phospho vô cơ để hấp thu [6].

Bảng 1.4. Khả năng tiêu hóa phospho (%) trong các loại thức ăn khác nhau đối với cá hồi, cá chép và cá da trơn [6]

Nguyên liệu Cá hồi Cá chép Cá da trơn

Bột cá trắng 60 - 72 10 - 26 40

Bột cá nâu 70 - 81 13 - 33 -

Men bia khô 91 93 -

Cám gạo 19 25 -

Bột đậu nành - - 29 - 54

Hạt ngũ cốc - - 25

Bột mì - - 28

Hạt mầm lúa mì 58 57 -

Monobasic calcium phosphat 94 94 94

Dibasic calcium phosphat 71 46 65

Tribasic calcium phosphat 64 13 -

Phospho và canxi rất phong phú trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật như: trong bột cá, bột thịt, nấm men, các hạt đậu [6]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Magiê (Mg): Magiê đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng phosphorin

hóa trong một số hệ thống enzyme nhất định. Hàm lượng magiê trong nước ngọt rất

thấp, vì vậy để đáp ứng nhu cầu magiê của cá cần phải bổ sung một lượng magiê nhất định vào thức ăn. Việc dư thừa magiê trong thức ăn sẽ được cá bài tiết ra ngoài qua thận. Đối với cá biểu hiện của sự thiếu hụt Mg là cá chậm lớn, hiệu quả sử dụng

thức ăn kém. Có thể sử dụng các muối Mg như MgSO4 bổ sung vào thức ăn cho cá.

Khi bổ sung Ca, P vào thức ăn cần lưu ý cân đối hàm lượng Mg cho phù hợp [6]. - Kali (K): Kali thường có quan hệ chặt chẽ với Ca và Mg trong phối hợp

kích thích hoạt động của hệ thống cơ và hệ thống thần kinh. Kali giữ vai trò quan trọng trong điều hòa hệ thống áp suất thẩm thấu và cân bằng acid-bazơ trong tinh

thể. Các loại cá nước ngọt không có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu kali bằng hấp thu

từ môi trường nước qua mang mà phải hấp thu rất nhanh qua ống tiêu hóa [6].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU và mật độ NUÔI lên tốc độ SINH TRƯỞNG, tỷ lệ SỐNG của cá lóc BÔNG (channa micropeltes cuvier, 1831) NUÔI THƯƠNG PHẨM BẰNG GIAI đặt TRONG AO đất tại BUÔN MA THUỘT, tỉn (Trang 36 - 37)