Vai trò dinh dưỡng của vitamin

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU và mật độ NUÔI lên tốc độ SINH TRƯỞNG, tỷ lệ SỐNG của cá lóc BÔNG (channa micropeltes cuvier, 1831) NUÔI THƯƠNG PHẨM BẰNG GIAI đặt TRONG AO đất tại BUÔN MA THUỘT, tỉn (Trang 33 - 35)

L ời cảm ơn

1.6.4. Vai trò dinh dưỡng của vitamin

Cá được nuôi hàng nghìn năm nay nhưng những biểu hiện thiếu vitamin chỉ được phát hiện gần đây. Bổ sung vitamin cho cá trong điều kiện nuôi không những

thúc đẩy được tăng trưởng của cá mà còn ngăn chặn được những rối loạn bệnh lý do

thiếu vitamin. Thông thường, vitamin bổ sung trong thức ăn chỉ chiếm 1 - 2%,

nhưng chi phí lại chiếm đến 15% tổng chi phí thức ăn [8].

Vitamin là những chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau, cơ thể động

vật có nhu cầu một lượng nhỏ trong thức ăn để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển

bình thường. Vitamin có vai trò như là chất bổ dưỡng, giữ gìn sức khỏe cho động

vật. Một số vitamin được tạo thành trong cơ thể động vật từ những vật chất trong

thức ăn là thực vật. Một số mô động vật như gan, lá lách hoặc lòng đỏ trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin quan trọng [6].

Để xác định nhu cầu vitamin, người ta sử dụng các phương pháp tương tự như các phương pháp xác định nhu cầu amino acid cần thiết hoặc đo lượng vitamin

1.6.4.1. Vai trò dinh dưỡng của các vitamin tan trong nước

Các vitamin tan trong nước gồm các vitamin thuộc nhóm B và một số vitamin khác như vitamin C (ascorbic acid), inositol, choline … [6].

- Vitamin B6: Thức ăn của cá khi thiếu vitamin B6 thì cá sẽ bị rối loại thần

kinh, biểu hiện cá không có phản ứng khi có tiếng động và khi cá chết, hiện tượng

tê cứng cứng diễn ra rất nhanh [6].

- Biotin (Vitamin B8, Vitamin H): Thiếu biotin thì chậm lớn, màu sắc cá nhạt hơn, cá rất nhạy cảm với tiếng động, nếu thức ăn thiếu biotin thời gian dài thì cá bị

thoái hóa mang cá, gan xanh nhạt và sưng to. Biotin có trong thức ăn động vật và thực vật như cám gạo, bột mì, bột ngũ cốc, bột thịt, bột cá, bánh dầu các loại. Nhu

cầu biotin trong thức ăn của cá khoảng 1 - 1,2 mg/kg thức ăn [6].

- Vitamin B12: Khi thức ăn thiếu vitamin B12 cá sẽ bị lượng tiểu cầu và hồng

cầu giảm, xuất hiện hiện tượng thiếu máu. Tuy nhiên, đối với một số loài cá như cá

chình biển, cá rô phi thì các vi sinh vật sống trong ống tiêu hóa có khả năng tổng hợp được vitamin B12 đủ đáp ứng nhu cầu của chúng [6].

1.6.4.2. Vai trò dinh dưỡng của các vitamin tan trong chất béo

Các vitamin tan trong chất béo gồm: vitamin A, D, E, K.

- Vitamin A: Trong thức ăn nếu thiếu vitamin A lâu dài, cá sẽ có dấu hiệu

thiếu máu, nắp mang xoắn lại, xuất huyết mắt, chậm lớn, mắt lồi và sưng lên, xuất

huyết thận. Tuy nhiên, nếu trong thức ăn dư thừa vitamin A cũng gây nên những

phản ứng phụ bất lợi như cá tăng trưởng chậm, thiếu máu, biến dạng cống đuôi.

Vitamin có nhiều trong dầu cá, lòng đỏ trứng, ở trong thực vật có chứa tiền chất của vitamin A là caroten. Hàm lượng vitamin A trong nguyên liệu và trong thức ăn thay đổi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kho bãi, bảo quản. Các chất chống oxy hóa có

tác dụng bảo quản tốt vitamin A [6].

- Vitamin D: Vai trò dinh dưỡng quan trọng nhất của vitamin D là tăng cường khả năng hấp thu canxi từ thức ăn của ruột. Nếu thức ăn thiếu vitamin D thì

cá tăng trưởng chậm. Ngược lại, thừa vitamin D trong thức ăn thì không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá. Nhu cầu vitamin D ở cá nước ngọt là 900 UI/1kg thức ăn. Nguồn nguyên liệu giàu vitamin D là dầu cá, mỡ cá, dầu mực [6].

- Vitamin E: là chất lỏng không màu, hòa tan trong dầu thực vật, dung môi

hữu cơ, bền vững với nhiệt nhưng bị phá hủy rất nhanh dưới tác dụng của tia cực

tím. Vitamin E có tác dụng như những chất chống oxy hóa do đó nó có tác dụng bảo

vệ các chất dễ bị oxy hóa như caroten, vitamin A, các acid béo không no. Nhu cầu vitamin E đối với động vật, cá tùy thuộc vào hàm lượng và tính chất của chất béo

trong thức ăn, khả năng hấp thu vitamin E của cá. Vitamin E có nhiều trong cây

xanh, rau, cỏ, hạt ngũ cốc, hạt mầm, dầu thực vật, lòng đỏ trứng … [6].

- Vitamin K: Cần cho quá trình sinh tổng hợp các yếu tố làm đông máu. Thiếu vitamin K máu chậm đông. Hiện tượng này thường gặp trong nuôi trồng thủy

sản khi người nuôi cá sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi. Biểu hiện bệnh

lý khi thức ăn thiếu vitamin K trong thời gian dài là hiện tượng xuất huyết ở mang

và mắt cá, thời gian đông máu kéo dài [6].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU và mật độ NUÔI lên tốc độ SINH TRƯỞNG, tỷ lệ SỐNG của cá lóc BÔNG (channa micropeltes cuvier, 1831) NUÔI THƯƠNG PHẨM BẰNG GIAI đặt TRONG AO đất tại BUÔN MA THUỘT, tỉn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)