Công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu ĐTCS.010.18 (Trang 28 - 30)

2. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả cơng tác truyềnthơng chính sách

2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra

Việc phối hợp liên ngành thanh tra, kiểm tra, nhất là ở cơ sở diễn ra chưa thường xuyên, nội dung kiểm tra tập trung chủ yếu vào thu, nộp BHXH, 23

BHYT;kiểm tra các nội dung nhạy cảm như: Tổ chức cán bộ, quản lý tài chính, chi hoạt động bộ máy còn hạn chế; một số cuộc kiểm tra chỉ tập trung đôn đốcthu hoặc tiến hành kiểm tra nhưng không phát hiện sai phạm.

Việc thi hành án đối với đơn vị xử phạt về việc vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT cịn chậm, dẫn đến tình trạng một sốđơn vị SDLĐ chây ì,lợi dụng tiếp tục vi phạm pháp luật BHXH, BHYT; việc đơn đốc kiểm tra sau xử phạt cịn hạn chế nên hiệu quả của quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa cao.

Việc phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị xử lý vi phạm với các cơ quan cịn hạn chế, do khơng đủ thẩm quyền giải quyết, dẫn đến giải quyết đơn thư cịn chậm như trường hợp của ơng Sùng Nềnh Và.Đặc biệt có một số đơn khiếu nại kéo dài như: Đơn của bà Hồng Thị Ngọc-Cơng ty cây công nghiệp Điện Biên (năm 2013), bà Vũ Thị Đạm-Công ty thương nghiệp Tuần Giáo (năm 2013) và ông Nguyễn Trí Phúc-Cơng ty cổ phần vận tải ơ tơ Điện Biên (năm 2014).

Bên cạnh đó việc chậm đóng BHXH, BHYT quy định mức phạt thấp hơn mức lãi suất ngân hàng nên đại bộ phận các doanh nghiệp cố tình nợ, chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng Quỹ BHXH, BHYT gây khó khăn cho việc giải quyết các chế độ và ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Từ năm 2013-2016, cơ quan BHXH chưa có chức năng thanh tra nên đối với doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, hàng quý, BHXH tỉnh lập danh sách báo cáo UBND tỉnh đề nghị Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành lập đoàn thanh tra xử lý vi phạm.

Năm 2015, BHXH tỉnh Điện Biên đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân 04 doanh nghiệp, bao gồm: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và quản lý giao thông tỉnh Điện Biên; Công ty cổ phần Trung Hải tỉnh Điện Biên; Doanh nghiệp tư nhân Cường Tân huyện Tuần Giáo và Công ty Cổ phần cơ khí nơng nghiệp huyện Điện Biên. Sau khởi kiện, các doanh nghiệp đã nộp số tiền là 1.342 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2016, 2017 các doanh nghiệp trên tiếp tục nợ kéo dài với số tiền lớn (đến 18/5/2017: 04 doanh nghiệp này tiếp tục nợ số tiền là 2.669 triệu đồng, chiếm 0,28% số phải thu toàn tỉnh).

Năm 2016, BHXH tỉnh Điện Biên đã thiết lập hồ sơ 18 đơn vị nợ BHXH, BHYT gửi Liên đoàn Lao động tỉnh để tiến hành thủ tục khởi kiện các đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT ra Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan, Liên đoàn Lao động tỉnh chưa thể tiến hành thủ tục khởi kiện các đơn vị này.

Mặt khác, khi kiểm tra phát hiện các vi phạm chỉ nhắc nhở đề nghị đơn vị SDLĐ chấp hành các quy định. Ở các cơ quan quản lý nhà nước khơng có bộ phận thanh tra chuyên ngành về BHXH, BHYT dẫn đến khi cơ quan BHXH kiểm tra phát hiện, chuyển cơ quan thanh tra để xử lý còn rất hạn chế. Từ quý IV/2016, thực hiện quy trình thanh tra theo Quyết định số 1518/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh tiến hành triển khai thực hiện thanh tra chuyên ngành thí điểm tại một số doanh nghiệp nợ đọng BHXH, BHYT.

2.7. Điều kiện khách quan tác động tới cơng tác truyền thơng chínhsách BHXH, BHYT, BHTN

Một phần của tài liệu ĐTCS.010.18 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w