Đvt: tỷ đồng
Số liệu 2010 2011 2012
Huy động vốn 333,2 411,4 336,9 Dư nợ tín dụng 219,0 267,0 241,4 Doanh thu hoạt động 33,9 58,0 42,7 Lợi nhuận sau thuế 3,1 4,8 4,5
Nguồn: BCTC chi nhánh TSG
Doanh thu mang lại chủ yếu cho chi nhánh đến từ hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng. Do đó, để tìm hiểu xu hướng phát triển của doanh thu hoạt động, cần tiến hành phân tích kết quả hoạt động của hai nghiệp vụ này. Thông qua số liệu trên cho thấy, kết quả hoạt động cả hai nghiệp vụ đều có chiều hướng giảm trong thời gian gần đây, sau khi đã tăng mạnh vào thời gian trước; trong đó, huy động vốn giảm 18,1% và cấp tín dụng giảm gần 10%. Đây là nguyên nhân tạo nên tốc độ tăng trưởng doanh thu âm 26,4% của chi nhánh giai đoạn 2011 - 2012.
Những khó khăn hiện tại của nền kinh tế Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh TSG nói riêng, góp phần tạo nên tình hình hoạt động ảm đạm của các chi nhánh năm 2012. Riêng với chi nhánh TSG, doanh thu hoạt động tăng gần 70% giai đoạn 2010 - 2011, nhưng sau đó lại giảm rất nhanh từ 58 tỷ đồng năm 2011 chỉ còn 42,7 tỷ đồng năm 2012 tạo nên tốc độ tăng trưởng doanh thu âm 26,4%. Song song đó, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh cũng giảm từ 4,8 tỷ đồng còn 4,5 tỷ đồng, tương đương 6%. Mặc dù, doanh thu và lợi nhuận chi nhánh đều
% 74.0% 72.0% 70.0% 68.0% 66.0% 64.0% 62.0% 60.0% 71.7% 65.7% 64.9% Hiệu suất sử dụng vốn 201020112012
có xu hướng giảm, tuy nhiên, tốc độ giảm của lợi nhuận chậm hơn tốc độ giảm của doanh thu cho thấy chi nhánh đang cố gắng kiểm sốt chi phí và sử dụng chi phí ngày càng hợp lý hơn.
Hình 3.2: Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh TSG
Nguồn: Tự tính dựa trên BCTC chi nhánh TSG
Bên cạnh việc phân tích doanh thu hoạt động và lợi nhuận sau thuế; khố luận cịn đặc biệt quan tâm đến hiệu suất sử dụng vốn (H 1) nhằm thể hiện rõ sự tương quan giữa dư nợ cho vay và tổng nguồn huy động (Nguyễn Văn Tiến, 2012). Thơng qua hình trên cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh TSG ngày càng tăng và đạt tỷ lệ 71,7% năm 2012, sau khi giảm nhẹ năm 2011. Điều này đồng nghĩa khả năng huy động vốn khá tốt của chi nhánh và nguồn cung vốn trên thị trường đã được chi nhánh khai thác hợp lý.
Với bối cảnh tín dụng tăng trưởng quá nhanh từ năm 2008, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các dự án đầu tư mới liên tục được gọi mời đầu tư, lãi suất huy động tăng lên nhanh chóng khiến cuộc đua lãi suất trở nên căng thẳng. Đến khi NHNN ban hành Thông tư 13, đề cập đến giới hạn tỷ lệ cho vay đối với ngân hàng là 80% (Điều 18, số 13/2010/TT-NHNN) đã giúp hạ nhiệt tín dụng. Với chi nhánh TSG, mặc dù hiệu suất sử dụng vốn có dấu hiệu tăng trưởng trong thời gian gần đây nhưng nó vẫn nằm trong sự kiểm sốt của chi nhánh, phù hợp với chính sách phát triển của Techcombank và các thông tư NHNN đã đề ra, cho thấy chi nhánh luôn cố gắng phát triển theo đúng định hướng phát triển của Techcombank và phù hợp với lộ trình phát triển của Chính phủ. Dù vậy, việc dư nợ cho vay tăng quá nhanh trong những năm 2008, 2009 và 2010 đã tạo nên các khoản nợ xấu và mức độ ảnh hưởng của các khoản nợ này lên nền kinh tế Việt Nam nói chung và chi nhánh TSG nói riêng ngày càng rõ nét vào những năm tiếp theo. Do đó, dù hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh có xu hướng tăng nhưng vẫn chưa thể bù đắp đủ những rủi ro mà nợ xấu mang lại, khiến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giảm sút khá nhiều.
3.1.4. Thuận lợi và khó khăn hiện tại của chi nhánh TSG
Với những khó khăn và thách thức đến từ sự bất ổn của nền kinh tế đã khiến tình hình hoạt động của chi nhánh gặp khá nhiều khó khăn trong giai đoạn gần đây. Tuy nhiên, với một số lợi thế vốn có từ bản thân, chi nhánh đã tạo nên một số dấu hiệu cải thiện về tình hình hoạt động kinh doanh và đang trong giai đoạn chuyển mình phát triển, góp phần vào sự thành cơng chung của tồn hệ thống.
Thuận lợi:
Với thương hiệu hoạt động lâu năm của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam cùng uy tín và chất lượng phục vụ là khía cạnh thuận lợi đầu tiên mà chi nhánh nhận được trong những ngày đầu thành lập, giúp chi nhánh có thể tiếp cận KH dễ dàng và thuận lợi hơn cho quá trình xây dựng mối quan hệ dài lâu. Sau quá trình thành lập, chi nhánh bước vào giai đoạn hoạt động ổn định và xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao và trình độ nghiệp vụ chuyên sâu đã hỗ trợ chi nhánh rất nhiều trong quá trình xây dựng hình ảnh làm việc chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ tối ưu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của KH trong thời gian ngắn, mang đến sự hài lịng và hình ảnh tốt trong lịng KH.
Hơn nữa, Techcombank là một trong những ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về cơng nghệ, bởi nó sở hữu cho mình hệ thống máy móc, cơng nghệ thơng tin liên lạc tiên tiến đạt chuẩn quốc tế, nhờ vậy các giao dịch lưu trữ và tra cứu thông tin đều được thực hiện nhanh chóng với độ chính xác cao, giúp chi nhánh tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động hiệu quả.
Khó khăn:
Với tình hình kinh tế trong nước không mấy khả quan và chịu nhiều tác động tiêu cực do các yếu tố vĩ mơ gây ra, khiến ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh TSG nói riêng gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và tiềm kiếm KH tốt. Nguyên nhân là do khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam đã tuyên bố phá sản, số doanh nghiệp còn lại thì hoạt động cầm chừng. Đồng thời, biểu lãi suất cao và thay đổi liên tục, ảnh hưởng đến tâm lý e sợ của KH, đòi hỏi họ phải cân nhấc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định, trong khi đó số lượng ngân hàng tồn tại khá nhiều dẫn đến tình trạng cạnh tranh khơng thể tránh khỏi.
Hơn nữa, áp lực về chỉ tiêu, doanh số hoàn thành đối với chi nhánh ngày càng cao bên cạnh tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đòi hỏi chi nhánh phải nỗ lực rất nhiều để kiểm sốt sự tăng tưởng của nợ xấu và duy trì tình hình hoạt động ổn định.
Bên cạnh đó, mặc dù chi nhánh TSG toạ lạc tại khu vực Đệ Nhất Khách Sạn quận Tân Bình, nhưng khơng nằm ngay trục đường chính đơng dân cư, mà khu vực đa phần là khách sạn và cao ốc văn phòng, khiến số lượng KH giao dịch chủ yếu chỉ là những KH thân quen với chi nhánh. Với bất lợi này, chi nhánh không thể gia tăng lượng KH giao dịch vãng lai và đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu ngân hàng.
3.2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI TCB – CHI NHÁNH TSG 3.2.1. Nguyên nhân hình thành nợ xấu
Nợ xấu được hình thành từ nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nhóm ngun nhân chính là nhóm ngun nhân khách quan và nhóm nguyên nhân chủ quan.
Nhóm nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân do các yếu tố vĩ mô tác động vào như: cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng,…ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên đây là nhóm nguyên nhân mà khơng có bất kỳ biện pháp nào có thể tác động vào nhằm cải thiện tình trạng nợ xấu đang tồn tại.
Đối nghịch với nhóm nguyên nhân khách quan là nhóm nguyên nhân chủ quan
gây nên tình hình nợ xấu ngày càng trầm trọng như hiện nay. Nhóm nguyên nhân này xuất phát chủ yếu từ KH, ngân hàng và Chính phủ. Do đó, trước khi tìm kiếm phương án phù hợp, khố luận sẽ đề cập đến nguyên nhân tạo nên vấn đề, làm cơ sở phân tích cho những nội dung trình bày tiếp theo.
3.2.1.1. Ngun nhân từ phía KH
Hiện nay, năng lực tài chính của hầu hết KH là doanh nghiệp vẫn còn rất yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, điều đó đồng nghĩa với vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi của thị trường cịn nhiều hạn chế. Do đó, khi mơi trường thay đổi liên tục như hiện nay cùng với chính sách thắt chặt tín dụng và lãi suất vẫn còn ở mức cao gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng trả nợ. Những khó khăn này tồn tại trong thời gian dài khiến các khoản nợ dần chuyển sang nhóm nợ q hạn, thậm chí là nợ xấu;
Trình độ quản lý của một số KH còn hạn chế, cùng với những tác động tiêu cực của nền kinh tế vĩ mô, khiến cho hoạt động kinh doanh của KH không thể sinh lời và tạo ra lợi nhuận; từ đó nguồn vốn cạn kiệt dần khơng cịn khả năng thanh toán nợ cho chi nhánh;
KH thường che giấu tình trạng hoạt động của doanh nghiệp mình, đến khi ngân hàng phát hiện doanh nghiệp hoạt động không mang lại hiệu quả và khơng cịn khả năng thanh tốn nợ gốc và lãi thì khi đó nợ xấu đã phát sinh;
KH sử dụng sai mục đích nguồn vốn được giải ngân. Trong một số trường hợp, chi nhánh có thể phát hiện kịp thời và kiểm sốt hậu quả do nguyên nhân này gây ra thông qua q trình kiểm sốt mục đích sử dụng vốn. Tuy nhiên, đến khi phát hiện ra thì đã khơng thể thu hồi nợ trước hạn được nữa do KH khơng cịn nguồn thu để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng đã và đang tồn tại bên cạnh năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế khiến vấn đề nợ xấu ngày càng trầm trọng, mặc dù NHNN đã ban hành nhiều quy định về quản trị rủi ro, an toàn hoạt động ngân hàng và quản lý tín dụng, đặc biệt là quy định về phân loại nợ trích lập và dự phịng quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, hàng loạt tiêu chí xác định nợ xấu bao gồm yếu tố định lượng (như thời gian quá hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ,..) và yếu tố định tính (như chấm điểm, xếp loại KH, đánh giá khả năng trả nợ,..) được đưa ra nhưng vẫn không mang lại hiệu quả cao. Nguyên nhân do khả năng quản trị rủi ro của một số ngân hàng chỉ mới dừng lại ở mức nhận thức nên công tác quản trị đưa ra chưa tương xứng tạo nên nhiều rủi ro trong hoạt động ngân hàng bao gồm rủi ro phát sinh nợ xấu;
Nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây là hệ quả của q trình tăng trưởng tín dụng nóng trong những năm qua khi mà KH đua nhau vay vốn để đầu tư vào bất động sản và chứng khoán thời kỳ 2006 – 2007 (các khoản vay thường có thời hạn 5 năm). Mặc dù, Chính phủ thường xuyên yêu cầu các NHTM phải hạn chế tăng trưởng tín dụng nhưng thực tế tỷ lệ tăng trưởng ln tồn tại rất cao, cùng với năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế tại các NHTM và chính sách cho vay lỏng lẻo những năm trước đã để lại nhiều hệ luỵ cho nền kinh tế, thể hiện rõ nhất ở tỷ lệ nợ xấu tăng cao (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2013);
Công tác quản trị và điều hành hoạt động tín dụng cịn nhiều hạn chế do quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cấp tín dụng chưa được thực hiện nghiêm túc, tạo khe hở để KH gian dối, giả mạo giấy tờ,…;
Sau khi đề cập tổng quát các nguyên nhân tạo nên tình hình nợ xấu hiện nay xuất phát từ phía ngân hàng nói chung, khố luận sẽ tiếp tục đi sâu vào bối cảnh của chi nhánh TSG, nhằm tìm hiểu lý do tạo nên thực trạng nợ xấu tại chi nhánh:
Mặc dù, chuyên viên KH có tinh thần và trách nhiệm cao; tuy nhiên, do sự biến động quá nhanh của thị trường kinh tế, khiến những thông tin về hồ sơ vay vốn, tài sản thế chấp, tình hình hoạt động kinh doanh của KH,… không thể cập nhật đầy đủ và kịp thời, đôi lúc dẫn đến sai sót, thiếu chuẩn xác trong cơng tác thẩm định, mang lại rủi ro cao cho chi nhánh;
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả hoạt động đã tạo áp lực nặng khá lớn lên hoạt động của chi nhánh, khiến chất lượng tín dụng ngày càng suy giảm;
Khả năng liên kết và phối hợp giữa chi nhánh và trung tâm xử lý nợ còn một số hạn chế và khá lỏng lẽo, khiến quá trình xử lý nợ xấu chưa được đẩy nhanh tiến độ;
Quá trình cơ cấu mơ hình hoạt động, chi nhánh TSG trở thành chi nhánh đa năng nên các khoản tín dụng của doanh nghiệp từ các chi nhánh khác trong khu vực (các chi nhánh khơng có chức năng thực hiện nghiệp vụ liên quan đến KH
doanh nghiệp) được chuyển về chi nhánh TSG phụ trách và quản lý. Trong đó, khơng ít các khoản tín dụng được chuyển giao đã quá hạn và chuyển thành nợ xấu, tạo nên áp lực cho chi nhánh trong công tác quản lý và xử lý vấn đề. Mặc dù trước đó tình trạng nợ xấu của chi nhánh đã có một số dấu hiệu cải thiện, nhưng với áp lực đè nặng, chi nhánh khơng thể nhanh chóng giải quyết vấn đề này mà cần có lộ trình xử lý cụ thể, tạo nên tình hình nợ xấu tại chi nhánh khơng có xu hướng giảm mà càng gia tăng trong giai đoạn gần đây.
3.2.1.3. Nguyên nhân từ phía Chính phủ
Chính phủ chưa xây dựng hệ thống phân nhóm đối tượng nợ rõ ràng và thành lập thị trường mua – bán nợ hiệu quả. Từ đó, các khoản nợ quá hạn chưa được phân nhóm đồng nhất và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, thị trường mua bán nợ chưa được hình thành khiến các khoản nợ xấu vẫn tồn tại mà chưa có lộ trình chuyển giao rõ ràng và minh bạch giữa các bên liên quan;
Chính phủ chưa xây dựng thước đo quy mô và phương pháp xác định nguồn gốc nợ xấu phù hợp. Một khi vấn đề này chưa được xác định cụ thể và rõ ràng thì việc tìm kiếm biện pháp giải quyết tận gốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn;
Chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kìm chếlạm phát được áp dụng, gây nên hiện tượng lãi suất huy động và cho vay đều tăng cao khơng chỉ gây khó khăn cho tình hình hoạt động của doanh nghiệp khi họ phải đối mặt với chi phí cao, thiếu vốn và khả năng tiêu thụ hàng hố kém, mà cịn ảnh hưởng đến ngân hàng do với tình hình khó khăn, doanh nghiệp sẽ khó trả nợ, khả năng trả nợ suy giảm đồng nghĩa với tiềm năng phát sinh nợ quá hạn trong đó có cả nợ xấu ngày càng gia tăng;
Cơng tác thanh tra, giám sát của NHNN về vấn đề nợ xấu chưa phát huy hiệu quả trong một thời gian dài.
3.2.2. Thực trạng nợ xấu tại chi nhánh TSG
3.2.2.1. Chất lượng dư nợ tại chi nhánh TSG