Đvt: tỷ đồng Nhóm nợ 2010 2011 2012 Nhóm 1 211,0 254,8 226,2 Nhóm 2 5,7 8,5 10,4 Nhóm 3 1,2 2,0 2,4 Nhóm 4 0,8 1,2 1,8 Nhóm 5 0,4 0,5 0,6 Nhóm 2-5 8,0 12,2 15,2 Nợ xấu 2,3 3,7 4,8 Dư nợ 219,0 267,0 241,4
tỷ đồng 16 14 12 10 08 06 04 02 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 2 5 Nợ xấu
Năm 2010Năm 2011Năm 2012
Trong phạm vi nghiên cứu của khố luận, phân tích chất lượng nợ là một bộ phận quan trọng trong q trình hồn chỉnh đề tài. Dư nợ cho vay của chi nhánh tăng từ 219 tỷ đồng năm 2010 lên 267 tỷ đồng năm 2011, sau đó giảm xuống chỉ còn 241,4 tỷ đồng vào 2012 tương đương 10,22%. Cho thấy, nhu cầu về vốn của KH khá lớn, đang theo xu hướng tăng dần mặc dù nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn khá nhiều bất ổn. Tuy nhiên với những hệ luỵ mà nợ xấu mang lại đã khiến chi nhánh phải thận trọng hơn trong việc xem xét hồ sơ và tình hình hoạt động kinh doanh của KH trước khi ra quyết định cấp tín dụng.
Bảng 3.2 đã thể hiện rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nợ đến dư nợ cho vay, nếu chỉ xét giai đoạn 2011 – 2012 thì dư nợ nhóm 1 có xu hướng giảm dần trùng với xu hướng giảm của dư nợ tín dụng, trong khi đó dư nợ các nhóm cịn lại (các nhóm nợ q hạn) lại tăng dần được thể hiện cụ thể qua hình 3.3 sau:
Hình 3.3: Chất lượng dư nợ tại chi nhánh TSG
Nguồn: Dựa vào bảng chất lượng dư nợ tại chi nhánh TSG
Quá trình tăng trưởng mạnh của các nhóm nợ (từ nhóm 2 đến nhóm 5) là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận chi nhánh giảm mạnh trong giai đoạn gần đây. Nguyên nhân do các khoản nợ quá hạn ngày càng tăng, đồng nghĩa chi nhánh phải trích lập dự phịng tương ứng, từ đó chi phí dự phịng rủi ro cũng cùng lúc tăng theo. Đồng thời, khi phân tích sâu hơn có thể thấy, các khoản dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 tăng khá nhiều, địi hỏi chi nhánh phải trích lập dự phịng với tỷ lệ cao, dao động từ 20% - 100%, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận chi nhánh.
Hình minh hoạ 3.3 đã trình bày tốc độ tăng dư nợ nhóm 2 - 5, từ 8 tỷ đồng năm 2010, sang năm 2012 chỉ tiêu này lên đến 15,2 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 90%.
Bên cạnh đó, nếu loại trừ nhóm 2 ra khỏi bảng tính tốn, nhận thấy chỉ tiêu nợ xấu cũng theo xu hướng tăng tương ứng với tốc độ 108%. Điều này chứng tỏ công tác xử lý nợ quá hạn chưa được chú trọng đúng mức, dẫn đến lợi nhuận chi nhánh giảm mạnh và phần lợi nhuận mang lại này không thể bù đắp đủ mức độ rủi ro do nợ xấu mang lại giai đoạn 2010 - 2012. Ngoài ra, tốc độ tăng nhanh của nợ xấu cũng là dấu
hiệu cảnh báo chi nhánh nên kết hợp song song giữa cơng tác giải quyết nợ nhóm 2 (tránh tình trạng các khoản nợ nhóm 2 phát triển thành nợ xấu) với quá trình xử lý nợ xấu.
Nhằm phân tích tình trạng nợ xấu chi tiết hơn qua từng giai đoạn, khố luận sẽ chỉ tiến hành phân tích chất lượng dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 theo chiều ngang và chiều dọc cụ thể như sau: