Phân tích chất lượng nợ quá hạn theo chiều dọc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác xử lý nợ xấu tại NHTMCP kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Sài Gòn - Luận văn tốt nghiệp đại học - Nguyễn Châu Hoàng Ánh (Trang 34 - 37)

Đvt: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Nợ nhóm 2 2,6 3,2 4,3 Nợ nhóm 3 0,6 0,8 1,0 Nợ nhóm 4 0,4 0,5 0,8 Nợ nhóm 5 0,2 0,2 0,2 Nợ nhóm 2 - 5 3,7 4,6 6,3 Nợ xấu 1,1 1,4 2,0

30% 20% 10% 0% Thấp nhất 2010 Cao nhất2011 2012 19,7% 16,0% 19,4% 24,7% 21,7% 26,0%

Song song q trình phân tích chất lượng dư nợ quá hạn theo chiều ngang, khoá luận cũng đồng thời tiến hành phân tích mẫu số liệu này theo chiều dọc, để thấy rõ tỷ trọng từng nhóm nợ quá hạn qua mỗi năm.

Từ kết quả phân tích cho thấy, tỷ trọng các nhóm nợ quá hạn/dư nợ cho vay đang có xu hướng tăng dần, tạo nên khynh hướng gia tăng tỷ trọng dư nợ nhóm 2 - 5 từ 3,7% năm 2010 lên 6,3% năm 2012 (tương đương tăng 70%), đồng thời tỷ trọng nợ xấu cũng gia tăng tương ứng (khoảng 82%). Như vậy, tốc độ tăng trưởng tỷ trọng nhóm nợ xấu nhanh hơn nhóm nợ quá hạn nói chung, do tốc độ tăng trưởng nợ nhóm 2 thấp hơn bình qn tăng trưởng dư nợ các nhóm khác.

Khi xét đến tỷ trọng nợ xấu, cần chú ý đến sự tăng trưởng tỷ trọng nợ nhóm 4

với tốc độ 100% (từ 0,4% năm 2010 lên đến 0,8% năm 2012). Trái ngược xu hướng tăng của nhóm 4, tỷ trọng nợ nhóm 5 đã được duy trì ổn định với tỷ trọng tương đối thấp chỉ 0,2% xuyên suốt qua các năm, tuy nhiên nhìn về tổng thể, vấn đề nợ xấu tại chi nhánh vẫn đang phát triển và các biện pháp áp dụng chưa thể giải quyết hiệu quả vấn đề này.

Kết hợp kết quả phân tích theo chiều ngang và chiều dọc thấy được tốc độ tăng trưởng nợ xấu qua các năm đã có dấu hiệu hạ nhiệt, giảm đến 50% trong giai đoạn 2010 - 2012 (từ 58,7% xuống cịn 29,7%). Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm nợ xấu lại có xu hướng gia tăng với mối đe doạ cao do nợ nhóm 2 phát triển thành, đòi hỏi chi nhánh trong thời gian sắp tới nên hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu bên cạnh q trình rà sốt dư nợ KH, nhằm phịng ngừa sự phát triển và chuyển hố dư nợ nhóm 2, khiến nó nhanh chóng chuyển thành nợ xấu.

Sau khi tiến hành phân tích chất lượng nợ quá hạn, để hiểu rõ hơn một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu như trên, khố luận sẽ tiến hành phân tích diễn biến lãi suất cho vay giai đoạn 2010 – 2012, đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, gây trầm trọng thêm tình hình nợ xấu hiện tại.

28

Với mức lãi suất cao đã tồn tại trong thời gian dài khiến doanh nghiệp khơng thể hoạt động có lời và có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Dựa vào hình 3.5 nhận thấy lãi suất cho vay đang có dấu hiệu hạ nhiệt dần, nhưng biên độ dao động lãi suất lại ngày càng tăng, chứng tỏ ngân hàng đang khoanh vùng và có chế độ ưu đãi lãi suất đối với một số ngành đang được Nhà nước khuyến khích phát triển theo chỉ thị của Chính phủ. Trong khi đó, tình hình chưa trở lại ổn định của lĩnh vực bất động sản cũng khiến cho một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, bất động sản,…bị kiểm soát chặt chẽ hơn trong q trình cấp tín dụng và phải chịu mức lãi suất cao so với một số ngành khác.

Bên cạnh đó, quyết định áp trần lãi suất huy động và quá trình điều chỉnh giảm lãi suất đang được áp dụng đã mang lại nhiều tác động tích cực lên mặt bằng chung lãi suất, cũng như giảm dần áp lực huy động cho các ngân hàng. Do đó, lãi suất cho vay cũng cùng lúc giảm theo, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và gia tăng năng lực trả nợ, hạn chế rủi ro phát sinh thêm nợ xấu trong tương lai. Tuy nhiên, với những khoản nợ đã hình thành trong những năm trước với mức lãi suất rất cao vẫn còn tồn tại và tích luỹ dần theo thời gian nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để là nguyên nhân tạo ra thực trạng nợ xấu hiện nay. Hi vọng, với những diễn biến tích cực của lãi suất cho vay trong giai đoạn gần đây, cùng những phương án giải quyết nợ xấu đang được áp dụng có thể giải quyết tận gốc vấn đề nợ xấu đang tồn tại.

3.2.2.2. Trích lập dự phịng tín dụng

Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng là một trong các công tác mà NHNN bắt buộc các TCTD phải thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh và nó được sử dụng để xử lý các khoản nợ thuộc nhóm 5 hoặc khi người vay tuyên bố phá sản hoặc giải thể (đối với KH là tổ chức) hoặc khi người vay chết hoặc mất tích (đối với KH là cá nhân).

Nhằm thành lập quỹ dự phịng tín dụng, hằng năm chi nhánh sẽ trích lập một tỷ lệ dự phòng nhất định (tỷ lệ dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro của nhóm nợ) * dư nợ cho vay của mỗi nhóm. Do đó, để hiểu rõ hơn tỷ lệ trích lập dự phịng tín dụng tại chi nhánh TSG, khố luận tiến hành phân tích bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác xử lý nợ xấu tại NHTMCP kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Sài Gòn - Luận văn tốt nghiệp đại học - Nguyễn Châu Hoàng Ánh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w