Trích lập dự phịng tín dụng tại chi nhánh TSG

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác xử lý nợ xấu tại NHTMCP kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Sài Gòn - Luận văn tốt nghiệp đại học - Nguyễn Châu Hoàng Ánh (Trang 37)

Đvt: tỷ đồng Nhóm nợ Tỷ lệ trích lập dự phịng 2010 2011 2012 Nhóm 1 0 0,0 0,0 0,0 Nhóm 2 5% 0,3 0,4 0,5 Nhóm 3 20% 0,2 0,4 0,5 Nhóm 4 50% 0,4 0,6 0,9 Nhóm 5 100% 0,4 0,5 0,6 Chi phí dự phịng 1,3 1,9 2,5 Nguồn: BCTC chi nhánh TSG

Qua bảng số liệu trên nhận thấy chi phí dự phịng chi nhánh tăng nhanh từ 1,3 tỷ đồng năm 2010 lên 2,5 tỷ đồng năm 2012, trong đó chi phí dự phịng cho các khoản nợ xấu năm 2012 là 2 tỷ đồng, chiếm đến 80% tổng chi phí dự phịng. Chứng tỏ, sự phát triển của nợ xấu không chỉ làm suy giảm hiệu quả hoạt động của chi nhánh mà cịn góp phần ảnh hưởng đến danh hiệu và uy tín của chi nhánh nói riêng và tồn hệ thống Techcombank nói chung; cho nên, khơng chỉ cần sự nỗ lực của riêng chi nhánh mà còn đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và toàn bộ hệ thống

Techcombank trong công tác xử lý triệt để vấn đề nợ xấu này.

Bên cạnh đó, khi các khoản vayđược phân vào nhóm nợxấu thì tỷlệtrích lập dự phịng sẽ rất cao, do đó hiện tượng một số ngân khơng cơng bố thông tin thật về số liệu nợ xấu là vấn đề dễ hiểu. Nguyên nhân là do khi nợ xấu được công khai minh bạch thì khả năng huy động vốn và khả năng nhận được đầu tư từ các tổ chức nước ngồi sẽ suy giảm, đồng thời chi phí dự phịng tín dụng cũng bị đẩy lên rất nhiều, ảnh hưởng đến lợi nhuận và kết quả kinh doanh tổng thể của ngân hàng.

3.2.2.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng

Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh, chi nhánh TSG đã và đang áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng QCA, đây là một trong những phương pháp giúp phòng ngừa rủi ro phát sinh nợ xấu, kiểm soát và hạn chế rủi ro trong quá trình cấp dụng, là cơ sở vững chắc giúp ngân hàng xác định KH tiềm năng thơng qua hàng loạt các tiêu chí phân tích, trong đó có sự kết hợp giữa phân tích tình hình hoạt động kinh doanh với điều kiện phát triển ngành, quy mơ hoạt động của KH,… Từ đó, hệ thống xếp hạng tín dụng sẽ đưa ra điểm rủi ro tín dụng đối với từng KH cụ thể và trả kết quả về chi nhánh trong thời gian ngắn, giúp chi nhánh có thể đưa ra quyết định cấp tín dụng phù hợp khi tiến hành xem xét và cân nhắc hai yếu tố rủi ro và lợi nhuận.

Nợ xấu TCB 2010 2011

Như vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng là một trong những hệ thống giúp chi nhánh đánh giá rủi ro khoản tín dụng hiệu quả nhằm hạn chế những rủi ro có thể phát sinh. Bên cạnh đó, nếu kết hợp phương pháp này với cơng tác xử lý nợ xấu, chi nhánh có thể điều chỉnh tỷ lệ nợ xấu xuống mức kiểm sốt mà khơng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của chi nhánh.

3.2.2.4. So sánh tình trạng nợ xấu chi nhánh TSG và NHTMCP khác Bảng 3.6: Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank và chi nhánh TSG

Đvt: %

Tỷ lệ nợ xấu 2010 2011 2012

Techcombank 2,3 2,8 4,4 Tây Sài Gòn 1,1 1,4 2,0

Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC Techcombank và chi nhánh TSG

Bảng 3.6 cho thấy giai đoạn 2010 - 2011, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh TSG cũng có sự gia tăng nhưng với tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu bình qn trên tồn hệ thống. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu Techcombank từ 2,3% lên 4,4%, tương đương 2,1%; trong khi đó, chi nhánh TSG chỉ tăng 0,9%. Nếu tính theo bình qn tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay, chi nhánh TSG có dư nợ xấu thấp hơn khá nhiều so với trung bình tồn hệ thống. Điều này chứng tỏ hệ thống quản trị và phịng ngừa rủi ro tín dụng của chi nhánh đã và đang hoạt động khá hiệu quả và đang trong lộ trình hồn thiện nhằm hạn chếtốiđa rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro do nợxấu mang lại nói riêng.

Bên cạnh đó, khi so sánh tỷ lệ nợ xấu của Techcombank và một số NHTM khác giai đoạn 2010 - 2011 thu được kết quả sau:

Hình 3.6: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM năm 2010 và 2011

Theo Báo cáo ngành ngân hàng của VCBS, nợ xấu của nhóm NHTM nhà nước là 125,8 ngàn tỷ đồng chiếm 10,37% dư nợ tín dụng nhà nước và nợ xấu của NHTMCP là 60,9 ngàn tỷ chiếm 5,8% tổng dư nợ tín dụng của nhóm NHTMCP. Như vậy, với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Techcombank vẫn thấp hơn rất nhiều so với trung bình nợ xấu nhóm NHTM nhà nước (10,37%) và NHTMCP (5,8%) cho thấy toàn hệ thống Techcombank đã dành khá nhiều thời gian và chi phí cho việc xửlý nợ xấu với kết quả đã được minh chứng rõ ràng; tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank vẫn còn tồn tại khá cao nên rất cần có sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan giúp quá trình xử lý vấn đề này được đẩy nhanh tiến độ.

Đồng thời, dựa vào biểu đồ trên thấy được Techcombank đang có tỷ lệ nợ xấu ở mức độ trung bình và tăng nhẹ so với một số NHTM khác trong cùng hệ thống, mặc dù quy mô nợ xấu chưa được cơng bố chính xác do có sự khác biệt trong q trình xác định quy mơ và nguồn gốc giữa các tổ chức trong và ngoài nước; tuy nhiên, với thông tin nhận được từ Techcombank cho thấy nợ xấu vẫn nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng khi tỷ lệ vẫn được duy trì dưới 5%.

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI TCB - CHI NHÁNH TSG

Dựa vào thực trạng nợ xấu đã được trình bày tại chương 2, khố luận sẽ tiếp tục triển khai phân tích tính hiệu quả cơng tác xửlý nợ xấu, sau đó đưa ra nhận xét, đồng thời trình bày các phương án xử lý nợ đang được áp dụng tại TCB – chi nhánh TSG.

3.3.1. Quy trình xử lý nợ xấu tại Techcombank

Quy trình xử lý nợ quá hạn được đề cập sau đã tổng quát tất cả các nhóm nợ quá hạn, trong đó bao gồm nợ xấu, do đó để có góc nhìn rộng hơn về quy trình xử lý nợ xấu, khố luận sẽ tiến hành đề cập quy trình xử lý nợ quá hạn với trọng tâm là nợ xấu, nhằm mang lại góc nhìn rõ nét và chi tiết khi tiến hành phân tích.

 Sau khi cấp tín dụng, chi nhánh sẽ tiến hành kiểm sốt sau vay bằng cách cập nhật thơng tin kiểm sốt sau vay vào hệ thống quản lý nợ. Hằng ngày, xuất thông tin và tổng hợp thơng tin có được từ hệ thống thơng tin quản lý nợ và hệ thống T24 để phát hiện các khoản nợ có vấn đề;

 Trong vịng 7 ngày, nếu đơn vị kinh doanh phát hiện nợ quá hạn hay dấu hiệu nợ có vấn đề sẽ phải tiến hành hồn tất hồ sơ đề xuất phân luồng khoản nợ lên chuyên gia phê duyệt. Hình thức phân luồng khoản nợ này giúp quá trình đánh giá tình trạng khoản nợ và lựa chọn phương án xử lý nợ phù hợp hơn;

 Sau khi nhận được kết quả thẩm định phân luồng bao gồm: thẩm định đánh giá chấm điểm nợ, thẩm định đề xuất phân luồng của chi nhánh có phù hợp với hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và năng lực trả nợ thực tế của KH hay không,…Đơn vị kinh doanh tiến hành một trong các phân luồng sau:

oThứ nhất, phân luồng Tự thu. Đơn vị kinh doanh có trách nhiệm lên phương án thu nợ, triển khai thực hiện phương án đảm bảo thu hồi nợ đúng thời hạn đã được phê duyệt hoặc thực hiện thu nợ trong vòng 2 tháng. Đối với trường hợp nợ xấu, chi nhánh phải đảm bảo thu hồi được 10% - 20% nợ gốc và lãi quá hạn, đồng thời, đơn vị cũng tiến hành đàm phán với KH về việc thay đổi trạng thái pháp lý của TSĐB;

oThứ hai, phân luồng Giải pháp tố tụng. Chi nhánh tiến hành bàn giao hồ sơ cho trung tâm xử lý nợ. Tại đây, chuyên viên xử lý nợ sẽ tiến hành đánh giá về tính pháp lý của hồ sơ theo quy định của pháp luật và Techcombank, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, thiện chí trả nợ của KH, đánh giá thực trạng TSĐB và khả năng xử lý TSĐB này, nhằm đề xuất phương án xử lý phù hợp.

Trường hợp khoản nợ quá hạn phát sinh do KH gặp khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là do họ thiếu vốn và xét thấy phương án có thể phát triển tốt nếu được đầu tư thêm vốn, hoặc xét thấy nếu cấu trúc lại nợ thì KH có thể trả được. Chun viên xử lý nợ sẽ sử dụng phương án cho vay bổ sung/cấu trúc nợ, giãn kế hoạch trả nợ, bàn giao lại hồ sơ cho chi nhánh. Lúc này, chi nhánh có trách nhiệm thực hiện đúng phương án mà chuyên viên xử lý nợ đề xuất.

Trường hợp khoản nợ cịn TSĐB và ngân hàng có khả năng xử lý TSĐB này, chuyên viên xử lý nợ thực hiện phương án đôn đốc thu hồi nợ và xử lý tài sản đảm bảo theo thoả thuận hợp đồng đảm bảo.

Trường hợp phương án đơn đốc khơng có kết quả hay ngân hàng khơng thể xử lý TSĐB thì phương án khởi kiện sẽ được áp dụng.

Cuối cùng, trường hợp khoản nợ đã được pháp luật phán quyết nhưng KH khơng cịn khả năng trả nợ (bị chết, phá sản,…) hay khơng cịn TSĐB thi hành án; khoản nợ này sẽ được phân vào nhóm 5, lúc đó, quỹ dự phịng rủi ro tín dụng sẽ được sử dụng nhằm bù đắp rủi ro tín dụng mang lại.

Thơng qua quy trình xử lý nợ q hạn trong đó có nợ xấu cho thấy đơn vị kinh doanh nắm vai trò rất quan trọng trong q trình xử lý, địi hỏi họ phải biết kết hợp với các đơn vị liên quan thì quy trình xử lý này mới diễn ra trôi chảy và đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, Techcombank đã xây dựng rất thành cơng quy trình này, khơng chỉ thể hiện rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bộ phận, mà cịn trình bày cụ thể từng bước thực hiện của các bộ phận này tạo nên một thể thống nhất, giúp các khoản nợ quá hạn trong đó có nợ xấu được xử lý dễ dàng hơn.

Quy trình trên đã góp phần tạo nên góc nhìn tổng quan về các bước tiến hành

cũng như vai trị các bộ phận trong q trình xử lý, tại phần tiếp theo khố luận sẽ trình bày cụ thể hơn những công việc mà chi nhánh cần thực hiện trong từng phương

án xử lý nợ xấu và đưa ra một số nhận xét về tính hiệu quả của công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh TSG.

3.3.2. Phương án xử lý nợ xấu tại TCB – chi nhánh TSG

Đóng vai trị quan trọng trong q trình xử lý nợ xấu khơng thể khơng nhắc đến

vai trị của chi nhánh là đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm chính về khoản nợ, đồng thời cũng là đơn vị trực tiếp tiếp xúc KH và quản trị các khoản nợ quá hạn. Tại phần này, khố luận sẽ trình bày đến những công việc mà chi nhánh cần phải thực hiện khi áp dụng từng phương án xử lý nợ xấu cụ thể. Tuỳ vào từng phương án và tình trạng của các khoản nợ, chi nhánh sẽ tiến hành phối hợp với vai trò khác nhau.

Bảng 3.7: Nội dung thực hiện của chi nhánh trong mỗi phương án xử lý nợ xấuPhương án Phương án

xử lý Trường hợp áp dụng Vai trị chi nhánh

Đơn đốc KH có thiện chí trả nợ, cung cấp đầy đủ thơng tin chính xác, tin cậy về khoản nợ cũng như nguồn trả nợ;

KH có khả năng trả nợthể hiện thơng qua thu nhập ổn định và việc khơng thể trả nợ do gặp khó khăn trong thời gian ngắn;

TSĐB không bị giảm sút giá trị, không bị tranh chấp;

Khơng có nguy cơ ngừng hoạt động, giải thể hay phá sản;

 Khơng có dấu hiệu tẩu tán tài sản;

 Khoản nợ vẫn cịn hiệu lực khởi kiện.

Thơng báo thu hồi nợ cho KH, sắp xếp lịch hẹn và làm việc với KH;

 Tìm ra ngun nhân KH trả nợ khơng đúng hạn;

u cầu KH đưa ra kế hoạch trả nợcụ thể về nguồn trả nợ, thời gian và số tiền trả;

Lên kế hoạch làm việc với bên thứ 3 có TSĐB thơng báo về nghĩa vụ trả thay. Giải pháp tài chính KH đã trả nợ ít nhất 10% trên tổng số nợ phải trả;  KH có phương án trả nợ khả thi;

KH cam kết bổ sung tài sản có tính thanh khoản cho phần giá trị còn thiếu so với nghĩa vụ trả nợ.

Kết hợp với trung tâm xử lý nợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp được phê duyệt, trung tâm xử lý nợ sẽ chuyển hồ sơ về đơn vị tiến hành thực hiện phương án xử lý.

Thu giữ, xử lý TSĐB

Phương án đôn đốc không hiệu quả, tiến hành đề xuất thu giữ, xử lý TSĐB;

Bên đảm bảo hay KH có thay đổi cơ cấu, chuyển giao nghĩa vụ TSĐB mà không thông báo với ngân hàng;

TSĐB giảm giá trị nhưng khơng có tài sản khác bổ sung hay giá trị bổ sung không đủ giá trị ban đầu;

Bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến hạn;

Chuẩn bị đầy đủ tài liệu thu giữ TSĐB;

Gởi thông báo thu giữ, quyết định thu giữ TSĐB, thông báo nêu rõ thời hạn thu giữ, nếu khoản nợ khơng được thanh tốn khi đến hạn;

Hết thời hạn thông báo, KH chưa thanh toán, chi nhánh lập biên bản bàn giao TSĐB.

Khởi kiện (thuộc phương án

KH có khả năng trả nợ nhưng trốn tránh nghĩa vụ, khơng có thiện chí thực hiện nghĩa vụ đã cam kết;

Với phương án xử lý này, phịng tố tụng có vai trị chủ yếu; trong khi, chi nhánh chỉ

tố tụng) KH có hành vi lừa đảo và liên tiếp vi phạm các cam kết và kế hoạch trả nợ;

Yêu cầu bổ sung, bàn giao, xử lý TSĐB không được KH hay bên đảm bảo chấp thuận, trái với cam kết đã ký kết;

 KH có hành vi chuyển giao TSĐB bất hợp pháp hay huỷ hoại TSĐB.

có nhiệm vụ cung cấp thông tin liên quan đến khoản nợ, hỗ trợ cho tố tụng sẽ diễn ra. Tuy nhiên, đây là phương án khá tốt giúp ngân hàng có thể xử lý các khoản nợ xấu hiệu quả nên khoá luận đề cập nhằm mang tính tham khảo.

Tố giác tội phạm (thuộc phương án

tố tụng)

Có dấu hiệu tội phạm quy phạm Điều 100, BLTTHS 2003 xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng. Yêu cầu mở thủ tục phá sản (thuộc phương án tố tụng) Nhận thấy KH có khả năng phá sản mà khoản nợ khơng có TSĐB hay có TSĐB nhưng chỉ một phần.

Bán nợ cho tổ chức/cá nhân khác

Khi tài sản và nguồn thu của KH có nhưng việc thu nợ khơng thực hiện được ngay, hoặc không thu hồi được hết toàn bộ nợ gốc và lãi do KH chưa có đủ khả năng trả nợ hay phải mất nhiều thời gian để thu hồi.

Chi nhánh khơng có vai trị trong phương án xử lý nợ này. Tuy nhiên, đây là phương án khá tốt giúp ngân hàng có thể xử lý các khoản nợ xấu hiệu quả nên khoá luận đề cập nhằm mang tính tham khảo. Miễn giảm

lãi, khoanh nợ, xố nợ

gốc.

Khi tài sản và các nguồn thu của KH khơng cịn hoặc không đủ để xử lý nợ, việc thực hiện không được thực hiện đầy đủ hoặc mất thời gian.

Lưu ý: Phương án này chỉ được sử

dụng khi KH đã thực hiện đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu của ngân hàng.

Sau khi tiếp nhận đơn đề nghị miễn giảm, khoanh nợ, xoá nợ gốc của KH. Chi nhánh trình cấp phê duyệt xin ý kiến, trong đó trình bày rõ lý do, tình trạng khó khăn hiện tại, rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi không chấp nhận, số tiền đề xuất,..

Sau khi có kết quả phê duyệt, đơn vị tiến hành thông báo cho KH.

NHẬN XÉT:

Các phương án xử lý nợ xấu được trình bày trên đây đều cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chi nhánh và các bộ phận liên quan trong quá trình xử lý, nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ và góp phần gia tăng lợi nhuận và uy tín hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác xử lý nợ xấu tại NHTMCP kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Sài Gòn - Luận văn tốt nghiệp đại học - Nguyễn Châu Hoàng Ánh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w