Nội dung cơ bản của quy trình tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam – phòng giao dịch quang trung (Trang 36 - 163)

5. Kết quả tối thhiểu phải cóó :

1.5.3 Nội dung cơ bản của quy trình tín dụng cá nhân

giữa thẩm định và quyết định

cho vay.

Quy trình tín dụng phải đáp ứng với yêu cầu của từng loại sản phẩm tín dụng,

từng nhóm khách hàng.

Quy trình tín dụng cần tổ chức một cách khoa học, bố trí nhân sự hợp lý với

trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nhằn ngăn chặn và hạn chế

tình trạng làm sai lệch thông tin tín dụng, nhân viên ngân hàng thông đồng với

khách hàng gây nên hiện tượng tiêu cực có thể dẫn đến rủi ro tín dụng.

1.5.3 Nội dung cơ bản của quy trình tín dụng cá nhân nhân

Thông thường mỗi ngân hàng xây dựng quy trình tín dụng phù hợp với quy mô

và đặc điểm kinh doanh của mình. Về cơ bản đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách

hàng bao gồm các bước chủ yếu sau:

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ tín dụng Khi khách hàng có nhu cầu vốn tín dụng, nhân viên ngân hàng tiếp xúc khách hàng, phỏng vấn sơ bộ. Nếu khách hàng hội đủ điếu kiện cấp tín dụng sẽ hướng dẫn

khách hàng lập hồ sơ tín dụng.

Trên cơ sở hồ sơ tín dụng của khách hàng, ngân hàng cần nghiên cứu tính hợp pháp, tình chính xác và sự hoàn chỉnh đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho việc thẩm định. Nếu cần thiết phải thông báo cho khách hàng bổ sung cho đầy đủ. Bước 2: Thẩm định tín dụng Thẩm định tín dụng là khâu quan trọng để quyết định đến kết quả cấp tín dụng. Do vậy, nhân viên thẩm định cần tiếp

xúc với khách hàng, nghiên cứu hồ sơ, cần

phải tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện và quy định tín dụng.

Bước 3: Đưa ra quyết định cấp tín dụng

Căn cứ vào nhu cầu vốn của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo, nguồn vốn của

ngân hàng và giới hạn cấp tín dụng mà ngân hàng tiến hành đánh giá, xét duyệt cấp

dư nợ tín dụng cho từng hồ sơ.

Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tín dụng và đăng ký giao

dịch bảo đảm.

Ngân hàng tiến hành soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tín dụng

theo đúng quy định pháp luật. Các hợp đồng phải đảm bảo bao gồm những nội dung

tối thiểu sau: điều kiện vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền vay, lãi suất cho

vay, thời hạn cho vay, phương thức giải ngân… Ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng tín dụng, thực hiện công chứng, chứng

thực hợp đồng bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, thực hiện các thủ tục giao và

nhập kho giấy tờ, tài sản bảo đảm, gửi các giấy tờ liên quanđến cơ quan bảo hiểm

(nếu có mua bao hiểm cho tài sản bảo đảm)

Ngân hàng nhận và chịu trách nhiệm bảo quản chứng từ sở hữu gốc hợp pháp liên quan đến tài sản bảo đảm Bước 5: Giải ngân Căn cứ vào hợp đồng tín dụng, hạn mức tín dụng, nhu cầu chi phí phát sinh,

khách hàng đến ngân hàng xin giải ngân. Ngân hàng phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điều kiện giải ngân, mục đích, đối tượng để căn cứ giải ngân, số tiền, hạn mức giải ngân, tiến độ giải ngân đã đươc thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng phải phù hợp với tình hình sử dụng vốn của phương thức hoặc dự án đầu tư. Bước 6: Giám sát và theo dõi sử dụng vốn tín dụng Định kỳ hoặc trong trường hợp cần thiết, ngân hàng kiểm tra tình

hính tài chính,

tình hình sử dụng vốn tín dụng và tài sản thế chấp, cầm cố. Nếu phát hiện khách

hàng vi phạm hợp đồng hoặc sử dụng vốn tín dụng sai mục đích hoặc có hánh vi

gian lận đối với tài sản đảm bảo…tùy theo mức độ vi phạm, có thể ngưng cấp tín

dụng hoặc thu hồi vốn tín dụng.

Bước 7: Thu nợ và lãi

Căn cứ vào khế ước nhân nợ và hợp đồng tín dụng, ngân hàng tiến hành theo dõi

việc thu nợ từng khoản tín dụng đến hạn trả bao gồm nợ gốc, nợ lãi và phí (nếu có),

thông báo khi đến hạn thanh toán cho khách hàng và thực hiện thu nợ.

Bước 8: Giải chấp tài sản bảo đảm/chuyển nợ quá hạn

Nếu khách hàng đã hoàn trả đủ nợ và lãi thì hợp đồng tín dụng coi như được

thanh lý. Ngân hàng tiến hành xóa đăng ký giao dịch bảo đảm và giải chấp tài sản

bảo đảm nợ vay và hoàn trả cho khách hàng.

Nếu đã đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng trả được toàn bộ hoặc chỉ trả một phần

nợ gốc và lãi thì ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn, đồng thời tiến hành quản lý nợ

quá hạn.

Bước 9: Lưu hồ sơ

Sau khi thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tín dụng, hoàn tất các thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm, ngân hàng tiến hành lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định. 1.6 Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân 1.6.1 Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cho khách hàng vay, không xét đến việc khoản tín dụng đó đã được thu về hay chưa, thường được xác định theo tháng, quí hay năm. 1.6.2 Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản

ánh các khoản thu nợ gốc mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản

cho vay của Ngân hàng kể cả các khoản vay của năm nay và những năm trước đó,

kể cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần.

1.6.3 Dư nợ cho vay

Là toàn bộ số tiền Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi nợ, dư nợ được

tính tại một thời điểm xác định.

1.6.4 Nợ quá hạn

Là chỉ tiêu phản ánh những khoản nợ vay (bao gồm vốn gốc và lãi) không trả nợ

đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và

không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì toàn bộ số dư nợ vay của hợp

đồng tín dụng đó được coi là nợ quá hạn.

1.6.5 Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản có

T l dư ntrên tng tài sn có % SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Tng dư nTng tài sn có x 100 Trang 14

Đánh giá sơ bộ tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn cao, doanh số cho vay cao nhưng tỷ lệ dư nợ thấp chứng tỏ Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, thu nợ tăng, người vay vốn hoàn tất việc trả nợ. 1.6.6 Hệ số thu nợ HDoanh s thu n Doanh s cho vay x 100 Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của Ngân hàng, biểu hiện khả

năng thu hồi nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. 1.6.7 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ T n qu h tr t d %N qu á h n Tng dư n

x 100

Chỉ số này càng thấp phản ánh chất lượng tín dụng càng cao, hiệu quả hoạt động

của Ngân hàng cao cho thấy công tác xử lý nợ quá hạn là hàng đầu, chất lượng tín

dụng tốt, ngược lại chỉ số này càng cao nó phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp,

công tác thu hồi nợ thấp ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Ngân hàng.

1.6.8 Vòng quay vốn tín dụngT T r o n g đ ó : Vòng quay vn tín dng Doanh s thu nDư n bình quân D ư nb ì n h q u â n Dư nợđầu kDư n cui k

Chỉ tiêu này cho biết số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trong một năm, nếu

vòng quay vốn tín dụng cao thì Ngân hàng đạt hiệu quả cao trong việc cho vay và

thu hồi nợ. Nếu vòng quay vốn tín dụng thấp thì Ngân hàng sẽ gặp trở ngại trong

cho vay và thu hồi nợ.

1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân NHTM 1.7.1 Nhân tố khách quan  Hành lang pháp lý

Kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Họat động của ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như: bộ

luật dân sự, luật Ngân hảng Trung Ương, các quy định của chính phủ…Do đó hoạt động tín dụng cũng chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước. Hiện

nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ gây khó khăn cho

ngân hàng khi kí

kết hợp đồng tín dụng. Khi Nhà nước có chủ trương thay đổi chính sách kinh tế

cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp.

 Yếu tố kinh tế

Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế như: tốc độ thay đổi kinh tế, thu nhập bình

quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của chính phủ…đều ảnh hưởng rất lớn

đến khả năng hoạt động cho vay của ngân hàng. Nền kinh tế ổn định tạo điều kiện

thuân lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Ngược lại, nền kinh tế trong thời kỳ

suy thoái, lạm phát tăng cao, đầu tư tiêu dùng giảm sút, sản xuất kinh doanh bị thu

hẹp nên nhu cầu tín dụng cũng giảm sút, theo đó hoạt động tín dụng ngân hàng cũng

giảm sút theo về quy mô lẫn chất lượng.

 Môi trường cạnh tranh

Đây là một yếu tố hết sức quan trọng trong các hoạt động ngân hàng nói chung

và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt

như ngày nay, làm sao để có được khách hàng là điều không dễ dàng. Muốn có

được khách hàng đòi hỏi các ngân hàng phải luôn cạnh tranh với nhau, thường

xuyên nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng như cải tiến chất lượng sản

phẩm để làm hài lòng khách hàng.

1.7.2 Nhân tố chủ quan quan  Chính sách lãi suất tín dụng Chính sách lãi suất tín dụng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt đông tín dụng ngân hàng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng, nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng. Chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện của cả

ngân hàng và thị trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng.  Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là các bước, các giai đoạn thực hiện cho vay khách hàng. Để

đảm bảo việc cho vay đạt hiệu quả cao cần có một quy trình tín dụng rõ ràng, logic

và khoa học. Thực hiện tốt các bước trong quy trình góp phần mang lại hiệu quả

cho hoạt động tín dụng, do đó cần phải tuân thủ đúng quy trình, phối hợp chặt chẽ

giữa các bước, để đạt được hiệu quả làm việc cao nhất và nhằm giảm thiểu rủi ro tín

dụng.

 Đội ngũ nhân sự

Phương diện quản lý: Nếu ngân hàng có trình độ quản lý tốt sẽ có khả năng tư

vấn phù hợp cho khách hàng, đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu hút được nhiều khách

hàng. Ngoài ra, quản lý tốt sẽ đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện

tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Trình độ nghiệp vụ: Trình độ của nhân viên ngân hàng ảnh hưởng lớn đến chất

lượng phục vụ, chi phí dịch vụ. Trình độ chuyên môn của nhân viên cao là điều kiện

cần thiết để họ giải quyết công việc nhanh chóng, khoa học, làm hài lòng khách

hàng.

 Khả năng

thu thập và xử lý thông tin

Thông tin về doanh nghiệp hay cá nhân vay vốn là yếu tố hết sức cần thiết mà ngân hàng cần phải tìm hiểu rõ và nắm bắt kịp thời để xem xét, đưa ra quyết định cho vay hoặc không cho vay, theo dõi và quản lý khoản cho vay nhằm đảm bảo an toàn khoản đã cho vay. Thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời và toàn diện thì khả năng ngăn ngừa rủi ro tín dụng càng cao, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM - PHÒNG GIAO DỊCH QUANG TRUNG 2.1 Khái quát về ngân hàngTMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quang Trung

2.1.1 Giới thiệu kháiquát ngân hàng quát ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt nam, tên viết tắt là ngân hàng Quốc Tế (VIB – Vietnam International Commercial Joint Stock Bank), được thành lập ngày 18 tháng 09 năm 1996, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. Đến cuối năm 2011, sau gần 16

năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng

TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ

4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt trên 8.200 tỷ đồng. VIB hiện có 4.300 cán bộ

nhân viên phục vụ khách hàng tại 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27

tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, VIB đã được các tổ

chức uy tín trong nước, nước ngoài và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh

hiệu và giải thưởng, như: danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, Ngân hàng thanh

toán quốc tế xuất sắc, ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng

thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu.

Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB với việc ngân hàng

Commonwealth Bank of Australia (CBA) – Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là ngân

hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ

đông chiến lược của VIB với tỷ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Sau một năm

chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB, ngày 20/10/2011 CBA đã hoàn

thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA

tại VIB từ 15% lên 20% nhằm tăng cường cơ sở vốn , hệ số an toàn vốn, mở rộng

cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB. Mối quan hệ hợp tác chiến lược

này tạo điều kiện cho VIB tăng cường năng lực về vốn, công nghệ, quản trị rủi

ro…để triển khai thành công tác kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh doanh của

VIB và đặc biệt là nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng hướng theo chuẩn mực

quốc tế.

2.1.2 Giới thiệu sơ lược về Phòng giao lược về Phòng giao dịch Quang Trung Phòng giao dịch Quang Trung được thành lập ngày 30 tháng 06 năm 2006, là đơn vị trực thuộc chi nhánh VIB Gò Vấp. Hiện nay trụ sở phòng giao dịch đặt tại 37 Quang Trung, Phường 3, Quận Gò Vấp, TPHCM do ông Nguyễn Ngô Ngọc Bình làm trưởng phòng. Mặc dù mới được thành lập nhưng với mục tiêu đa dạng hoá sản

lượng hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ, phòng giao dịch đang dần

khẳng định vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng VIB nói riêng và các ngân

hàng khác trên địa bàn Gò Vấp nói chung.

2.1.3 Sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban hạn của các phòng ban

PDG Quang Trung

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức NH TMCP Quốc Tế Việt Nam - PGD Quang Trung

Phòng qquản lý quaan hệ khhách hàng Trưởng phòng Phònng dịch vụ kháách hàng Quản khách h Trợ quản lý kháách hàng Giaoo dịch viên Ngân quỹ 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn các phòng baan  Trrưởng phòòng Chịu trách nhiệm trước TGĐ toàn bộ hoạt động kinh doaanh hằng ngày của GD theo mục tiêu, kế hooạch đã đề ra. Tổ chhức, chỉ đạoo, điều hànnh thực hiện các nghiệp vụ ngânn hàng. Thực hiện chức năng phêê duyệt tínn dụng theoo thẩm quuyền đến mức 500 trriệu đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam – phòng giao dịch quang trung (Trang 36 - 163)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w