5. Kết quả tối thhiểu phải cóó :
3.1.1 Dự báo về tình hình kinh tế trong thời gian tới và những tác động lên
và những tác động lên
ngành ngân hàng
Dự báo về tình hình kinh tế trong thời gian
tới
Các dự báo nhận định kinh tế thế giới năm 2012 sẽ u ám, thậm chí tồi tệ hơn rất
nhiều so với năm 2011, tình hình kinh tế thế giới năm 2012 nhìn chung sẽ tác động
bất lợi nhiều hơn đến sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế nước ta.
Trong năm 2012, do độ mở cửa cao đã lên đến 166%, với độ mở như vậy, Việt
Nam rất nhạy cảm với “thời tiết” kinh tế của thế giới, nền kinh tế Việt Nam chắc
chắn sẽ chịu tác động tiêu cực từ xu hướng nói trên của kinh tế thế giới. Mối quan
ngại lớn nhất đối với Việt Nam trong năm 2012 vẫn sẽ là vấn đề lạm phát. Áp lực
của sự phá giá đồng tiền, giá điện và giá xăng dầu tăng và nhu cầu nội địa mạnh mẽ
là những nhân tố góp phần làm cho lạm phát vẫn ở mức cao. Chính sách năm 2012
sẽ là chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt và chính sách tài khóa thắt chặt để kiềm
chế lạm phát. Đây sẽ là một thách thức cho Việt Nam trong năm 2012 bởi giá lương
thực và giá dầu tăng sẽ làm tăng giá trong nước.
Mục tiêu của Chính phủ trong năm 2012 là đạt mức tăng trưởng GDP 6%. Tuy nhiên Việt Nam sẽ rất khó để đạt được mức tăng trưởng này nếu như chúng ta
không điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu tín dụng hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp xuất khẩu, bởi trong những năm qua, khu vực này và khu vực xuất khẩu là khu vực có mức tăng trưởng cao. Song song đó, Chính phủ nên
tiếp tục các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, như giãn hoãn thời gian nộp thuế, và có
chủ trương trình Quốc hội miễn giảm thuế năm 2012, mục tiêu của Chính phủ vẫn
là thắt chặt, chính sách tài khóa và linh
hoạt chính sách tiền tệ, chủ trương giảm,
dãn thuế thu nhập cho doanh nghiệp, cắt giảm thủ tục hành chính, đây cũng là một
phương thức hỗ trợ để doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn hiện tại.
Mục tiêu năm 2012 của nền kinh tế là kiềm chế lạm phát ở mức 9%, tăng trưởng
GDP đạt mức 6,5%, bội chi 4,8%, nhập siêu 12%, tổng đầu tư toàn xã hội 33%.
Trong khi đó, theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội cũng như Nghị quyết của
Chính phủ, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trong năm 2012 là 15-
17%, chỉ ở mức thấp so với tốc độ tăng trưởng tín dụng trong vòng 20 năm qua.
Những tác động lên ngành ngân hàng
Năm 2011 khép lại với nhiều khó khăn trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và
ngành ngân hàng nói riêng. Trong suốt thập niên vừa qua, hệ thống tài chính Việt
Nam "bùng nổ" về số lượng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của hệ thống chỉ đơn thuần
về mặt số lượng, không đi kèm với sự cải thiện về chất lượng. Trong quá trình hội
nhập kinh tế toàn cầu, thực tế cho thấy, khi kinh tế phát triển ngoài tầm kiểm soát,
cơ cấu phức tạp và khó hệ thống hóa, thì nhu cầu cấp thiết cần đặt ra với Chính phủ
mỗi quốc gia là phải tái cơ cấu nền kinh tế. Lúc này, mua bán sáp nhập doanh
nghiệp được coi là giải pháp cứu cánh hữu hiệu cho tái cấu trúc nền kinh tế, trong
đó tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng được quan tâm hơn cả.
Theo Đề án 254 về Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-
2015, Chính phủ chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất, mua bán lại theo nguyên tắc tự nguyện, từ đó tăng quy mô và
khả năng cạnh tranh. Như vậy, định hướng khung pháp lý đã và đang mở ra cho một khuynh hướng phát triển tích cực. Khu vực ngân hàng Việt Nam sẽ bước vào một vòng cải cách mới thực sự từ năm 2012. Phương pháp luận về cơ cấu lại ngân hàng theo hình thức sáp nhập tự nguyện đang được coi là "bài thuốc" phù hợp đối với
Việt Nam hiện nay. Do vậy, chắc chắn thời gian tới thị
trường sẽ tiếp tục được
chứng kiến các thương vụ ngân hàng sáp nhập tự nguyện như đã diễn ra. Gần đây,
người đứng đầu ngành ngân hàng cũng khẳng định, sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc cơ
cấu lại khu vực ngân hàng trong năm 2012 với những mục tiêu chính là tăng cường
năng lực tài chính, khả năng tuân thủ và minh bạch của hệ thống. Kinh nghiệm quốc
tế cho thấy, nếu theo hướng đó, lợi ích mang lại không chỉ là tăng cường năng lực
tài chính cho ngân hàng mà còn cải thiện được cả về quản trị và công nghệ. Nếu có
sự tham gia của nước ngoài, viễn cảnh sáp nhập tự nguyện trong ngành ngân hàng
Việt Nam năm 2012 có thể sẽ sôi động hơn và thực chất hơn.
Những dấu hiệu khả quan và các động thái hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ cho
quá trình mua bàn sáp nhập ngành ngân hàng đã chứng minh rằng, chúng ta hoàn
toàn có thể tin tưởng vào viễn cảnh tốt đẹp hơn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Chắc chắn khi hệ thống tài chính đã đi vào quỹ đạo, cơ hội để thoát khỏi khủng
hoảng và phục hồi nền kinh tế Việt Nam sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian không xa.