Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích đặc tính protein và axit amin trên bề mặt vật liệu nanosilica bằng các phương pháp quang phổ hiện đại (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1.Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis

21

năng lượng gọi là trạng thái cơ bản. Khi chiếu một chùm sáng với năng lượng thích hợp chiếu vào các phân tửthì các điện tử hóa trị trong các liên kết sẽ hấp thụnăng lượng chùm sáng chuyển lên trạng thái kích thích với năng lượng cao hơn. Sự hấp thụ ánh sáng này là nguồn gốc sinh ra phổ hấp thụ của phân tử chất [4].

Trong nghiên cứu này, phương pháp UV-Vis sử dụng đường chuẩn để định lượng nhanh nồng độ axit amin L-Trp và protein trong các dung dịch mẫu.

Hiệu suất hấp phụ của axit amin L-Trp và protein (H %) được tính theo cơng thức:

𝐻 % = 𝐶𝑖−𝐶𝑒

𝐶𝑖 × 100

Trong đó: Ci và Ce tương ứng là nồng độ L-Trp và protein (g/L) ở thời điểm ban đầu và sau khi hấp phụ t phút. Nồng độ L-Trp và protein trong các dung dịch mẫu được định lượng bằng phổ UV-Vis sử dụng phương pháp đường chuẩn.

Dung lượng hấp phụ của axit amin L-Trp và protein (Γ mg/g) được tính theo cơng thức:

Γ (mg/g) = 𝐶𝑖−𝐶𝑒

m × 1000

Trong đó: Ci và Ce tương ứng là nồng độ L-Trp và protein (g/L) ở thời điểm ban đầu và sau khi hấp phụ t phút; m (g/L) là khối lượng vật liệu hấp phụ.

Sau khi dựng đường chuẩn với một dãy dung dịch có nồng độ (C) chính xác và điều kiện nhất định. Đo độ hấp thụ quang Abs của mẫu phân tích và mẫu chuẩn tại các điều kiện tìm được. Từ độ hấp thụ quang Abs của các mẫu dung dịch chuẩn và theo nồng độ protein và L-Trp thu được đồ thị Abs-C. Sau đó đem giá trị Abs của mẫu phân tích sử dụng đường chuẩn tại các điều kiện thực nghiệm khác nhau để tìm ra giá trị nồng độ C tương ứng của mẫu phân tích. Thực nghiệm được đo trên thiết bị quang phổ hấp thụ UV-Vis (UV-1650PC, Shimadzu, Nhật Bản) tại bộ mơn Hóa phân tích, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích đặc tính protein và axit amin trên bề mặt vật liệu nanosilica bằng các phương pháp quang phổ hiện đại (Trang 30 - 31)