CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.7. Phương pháp tách chiết, tinh chế protein từ hạt Chùm ngây
Q trình tách chiết protein có tham khảo theo phương pháp của Ndabigengesere và Narasiah [34]. Hạt Chùm ngây được bóc loại vỏ, thu lấy nhân. Nhân hạt Chùm ngây được sấy ở 400C trong 3-5 ngày sau đó được nghiền nhỏ thành bột bằng máy xay gia dụng. Cân khoảng 50g bột hạt trong bình tam giác 250 ml có chứa 100 ml ete dầu hỏa, cho lắc trên máy lắc để chiết loại bỏ dầu. Quá trình chiết lặp lại 3-4 lần, mỗi lần chiết với 50 ml ete dầu hỏa. Chất rắn thu được sau khi chiết loại bỏ dầu được hòa tan trong 200 ml nước cất hai lần và lọc qua giấy lọc lấy dịch lọc. Dịch lọc được chiết lỏng -lỏng bằng dung môi ete dầu hỏa để loại sạch dầu. Chiết 2-3 lần, mỗi lần chiết với 10 ml ete dầu hỏa. Kết tủa protein bằng cách thêm từ từ muối amoni sunfat (NH4)2SO4 vào dịch lọc cho đến khi dung dịch bão hịa. Sau đó tách bằng ly tâm lạnh thu được kết tủa protein.
2.3.7.2 Tạo protein dạng bột
Đặc tính cấu trúc của protein được đảm bảo nhờ khả năng liên kết nước của chúng. Nếu dung dịch protein bị khơ ở nhiệt độ trong phịng thì đa số protein bị biến tính. Protein chỉ có thể được giữ ở dạng khô trong trường hợp nếu việc làm khô được tiến hành rất nhanh hoặc ở nhiệt độ rất thấp (đơng khơ). Kết tủa thu được bằng cách đó đem xử lý bằng aceton và sau đó làm khơ thật nhanh thì protein sẽ khơng bị biến tính. Ở dạng khơ, bột protein có thể bảo quản trong một thời gian lâu, khi hịa tan nó trong nước nó thể hiện những tính chất
26 ban đầu của mình.
Do đó, sau khi ly tâm thu được kết tủa protein (mục 2.3.7.1) thêm vào một ít aceton và sấy thật nhanh ta sẽ thu được protein dạng bột không bị biến tính. Bột protein được bảo quản trong ống tối màu trong tủ lạnh.
Hình 2.2. Hạt Chùm ngây nghiền (A), Bột protein tách chiết từ hạt Chùm ngây (B)