Phương pháp đào tạo và nội dung đào tạo ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả
của công tác đào tao phát triển. Vì thế, việc lựa chọn nội dung đào tạo và các phương pháp đào tạo như thế nào cần phải phụ thuộc vào nhu cầu đào tạo thực tế của chi nhánh công ty trong thời gian tới.
Ngoài những kiến thức đào tạo liên quan tới chuyên môn nghiệp vụ, chi nhánh công ty cần mở rộng thêm đào tạo các kiến thức khác liên quan giúp người học dễ tiếp thu và liên hệ thực tế.
86
Nội dung đào tạo nên quan tâm nhiều hơn nữa tới các kĩ năng cho người lao động đặc biệt là các bộ quản lý như: kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng nhận thức…Các kĩ năng này giúp người lao động tự tin hơn trong giao tiếp với người
đối diện, tăng khả năng thuyết phục người nghe (khách hàng) và giúp cho họ có khả năng thấy được những vấn đề cốt lõi trong các sự việc đang diễn ra. Đây là những kĩ năng mềm và hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều “bỏ quên” lại
đằng sau nhưng nó lại đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người lao
động ngày một hoàn thiện mình hơn và cải thiện các mối quan hệ khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng nên áp dụng thêm các phương pháp đào tạo mới, hiện đại bên cạnh những phương pháp đào tạo truyền thống và sử dụng kết hợp với các phương tiện nghe nhìn, mô phỏng nhằm giúp cho người lao động
được tiếp cận, hiểu rõ hơn về cấu trúc, cách thức vận hành các máy móc thiết bị
hiện đại. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho người lao động trong quá trình làm việc.
3.2.9. Đào to gn lin vi các bin pháp khuyn khích
Ở hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động phải kiêm nhiệm nhiều công việc, thậm chí cả những công việc mà họ không có chuyên môn nên
để làm tốt các công việc ở các mảng khác nhau thì họ phải mất khá nhiều thời gian và công sức. Thêm vào đó là những lí do xuất phát từ phía bản thân người lao động như: sức khỏe không tốt, không sắp xếp được thời gian, tâm lý ngại tham gia các khóa hoc… nên để tạo động lực cho người lao động tích cực tham gia vào các chương trình đào tạo phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và với chi nhánh công ty nói riêng cần đưa ra các biện pháp khuyến khích
để họ thấy rõ được lợi ích gắn liền khi họ tham gia vào hoạt động đào tạo và phát triển.
Căn cứ vào yêu cầu đặt ra của mỗi khóa học và kết quảđạt được của người học mà lãnh đạo nên đưa ra các phần thưởng thích hợp. Đó có thể là khuyến khích vật chất hoặc tinh thần cho người lao động. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ
thống trả lương, chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với những người giỏi, có năng lực chuyên môn cao.
Chi nhánh công ty đã có những chính sách khuyến khích đối với người lao
3.2.10. Tuyển chọn đội ngũ lao động chất lượng cao
Để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo thì ngay khâu
đầu tiên đã phải tuyển chọn nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng với yêu cầu của công việc và công tác tuyển dụng cần được thực hiện một cách công bằng và cẩn trọng. Vì chất lượng của đội ngũ lao động được tuyển vào quyết định lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí đào tạo. Do đó, chi nhánh cần xây dựng những chính sách ưu đãi để thu hút người lao động giỏi
đến với mình như các chính sách về lương, thưởng và các phúc lợi kèm theo cho người lao động. Tuyệt đối không nhận những người thân quen nhưng không đáp
ứng yêu cầu của công việc vào làm việc. Thực hiện tốt điều này sẽ hạn chếđược tối đa số lượng người lao động trình độ thấp hoặc không có trình độ vào làm việc tại đây.
Đồng thời chi nhánh cần phối hợp với các trường dạy nghề, các trường đại học để tìm người tài và tạo điều kiện cho việc theo dõi chất lượng công nhân viên trong suốt quá trình đào tạo.
88
3.3. Kiến nghị
Đối với nhà nước :
Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vì thếđể
các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình thì Nhà Nước cần có những chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏđể họ có điều kiện phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Một số các chính sách hỗ trợ như: cải cách thủ tục hành chính, tạo thuân lợi cho các doanh nghiệp
đăng kí kinh doanh hay các chính sách về thuế….
Ngoài ra, vấn đề về giá cả cũng là một yếu tố khiến cho những nhà sản xuất phải quan tâm và lo lắng. Vì thế Nhà nước cần có những chính sách nhằm bình
ổn giá nguyên vật liệu đầu vào đối với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi
Và cuối cùng, Nhà nước cũng cần có những cuộc điều tra, khảo sát về thị
trường trong và ngoài nước để các doanh nghiệp lấy đó làm căn cứ phát triển và
KẾT LUẬN
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuât, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn vận động tích cực để thích nghi được sự phát triển đó cũng như
lấy đó làm “ bàn đạp” để tạo ra thế mạnh riêng cho mình. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải chú trọng nhiều hơn nữa tới đội ngũ lao động của mình vì Alvin Toffer đã từng nói “ Tài sản lớn nhất của các công ty ngày nay không phải là lâu đài hay công xưởng, mà nó nằm trong vỏ não của nhân viên” Câu nói này
đã một lần nữa khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của nguồn nhân lực ở mỗi doanh nghiệp. Vì thế, tập trung vào hoạt động đào tạo, phát triển là đầu tư lâu dài, bền vững và đem lại hiệu quả cao.
Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực cũng như tác động tích cực mà công tác đào tạo và phát triển đem lại, nên mặc dù chi nhánh còn vấp phải rất nhiều những sai sót trong công tác thực hiện nhưng chi nhánh Công ty TNHH Elmich Việt Nam vẫn cố gắng duy trì, khắc phục những hạn chế và phát triển hoạt động này hơn nữa để có thểđứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.
Với thời gian thực tập ở chi nhánh công ty, em đã có thời gian tìm hiểu và
đã thấy được những ưu điểm cũng như nhược điểm của chi nhánh trong việc tổ
chức thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp chi nhánh công ty có thể
hoàn thiện hơn nữa công tác đào tạo trong thời gian tới.
Do kiến thức của em còn nhiều hạn hẹp nên bài viết của em không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Em kính mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn Th.s. Nguyễn Thu Hường
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.s. Nguyễn Vân Điềm và PGS, TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị
nhân lực (NXB Lao động- xã hội năm 2004)
2. PGS, PTS Phạm Đức Thành và PTS Mai Quốc Chánh, Giáo trình Kinh tế lao
động (NXB Giáo dục)
3. Nguyễn Hữu Thân – Quản trị nhân lực
4. Tài liệu của công ty TNHH Elmich Việt Nam
- Dây truyền sản xuất của công ty. (nguồn :Phòng tổ chức)
- Cơ cấu lao động của công ty.(nguồn: Phòng tổ chức )
- cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty.( nguồn: Phòng tài chính kế toán)
- Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty( nguồn: Phòng tài chính kế toán)
- Bảng nhu cầu đào tạo của công ty. ( nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
- Bảng chi phí đào tạo (nguồn : Phòng tổ chức lao động)
5. Sổ tay nhà quản lý ( kinh nghiệm quản lý Nhật Bản) - Nhà xuất bản lao
động/1998.
6. PGS. TS Đỗ Minh Cương - Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của công tác dạy nghề trong năm 2001 - Tạp chí lao động xã hội - Số tháng 3/2001.
7. PGS. TS Trần Đình Hoan - Một số căn cứđể xây dựng chiến lược phát triển
đào tạo nghề giai đoạn 2001-2010 - Tạp chí lao động xã hội - Số tháng 5/2001.
8. Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp
9. Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp.