Quan điểm của Đảng, chínhsách của Nhà nước về đào tạo, bồ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục Hải quan. (Trang 49 - 50)

3.1.1. Quan điểm của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức

Đội ngũ cán bộ, cơng chức có vai trị quan trọng đặc biệt trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Là bộ phận trung tâm của nền hành chính, đội ngũ cán bộ, cơng chức quyết định sự thành bại của cả công cuộc cải cách hành chính, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Vì vậy, Đảng, Nhà nước ta ln quan tâm phát triển, chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, coi đó là vấn đề ý nghĩa chiến lược lâu dài. Nói đến vị trí, tầm quan trọng của cán bộ, cơng chức Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “cán bộ là gốc của mọi công việc và kết quả thành công hoặc thất bại đều do cán bộ giỏi hay kém”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (khoá VIII) khẳng định cán bộ là nhân tốt quyết định sự thành hay bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và là khâu chủ chốt trong cơng tác xây dựng Đảng. Vì vậy, phải ln ln chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có đủ trình độ, phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Để thực hiện được mục tiêu đó, giải pháp quan trọng và khơng thể thiếu đó là đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, cơng chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng huấn luyện cho đội ngũ cán bộ, công chức là công việc gốc rễ của Đảng. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII chỉ rõ, phải đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với nội dung chương trình phùhợp. Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/20211 của Thủ tướng Chính phủ

[20] đã khẳng định chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức là giải pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức thời kỳ hiện đại hố, cơng nghiệp hố và hội nhập quốc tế.

3.1.2. Chính sách của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đối với ngành Hải quan

Trên cơ sở chính sách của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Bộ Tài chính đã cụ thể hóa về mục tiêu thực hiện chính sách này nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực thực hiện công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan Tổng cục Hải quan, cụ thể như sau:

- Về lý luận chính trị và quản lý Nhà nước: 100% cán bộ lãnh đạo các cấp và cán bộ trong quy

hoạch, cơng chức hoạch định chính sách được đào tạo các chương trình cao cấp lý luận chính trị và trung cấp lý luận chính trị để thực hiện thành công chiến lược cải cách, phát triển, hiện đại hố hải quan trong tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

- Về ngoại ngữ, tin học: phấn đấu đến 2025, 95% cán bộ, cơng chức có kiến thức ngoại ngữ, tin

học cơ bản theo tiêu chuẩn ngạch và chức danh đảm nhiệm, thực tế sử dụng được trong cơng việc; trong đó có một số được đào tạo nâng cao.

- Đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ hải quan tổng hợp: 100% cán bộ công chức mới tuyển dụng,

đảm bảo trình độ tối thiểu trước khi trở thành công chức Ngành Hải quan.

- Về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ Hải quan: đào tạo cho 100% đội ngũ cơng chức Hải quan

theo các nhóm nghiệp vụ chuyên sâu: Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan (thông quan, sau thơng quan), kiểm sốt hải quan, Pháp luật về hải quan và liên quan đến lĩnh vực hải quan) và các kỹ thuật nghiệp vụ chuyên sâu theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hải quan...

- Về kiến thức quản lý Hải quan hiện đại: đào tạo, bồi dưỡng cho trên 80% cán bộ lãnh đạo Hải

quan các cấp và khoảng 20% cơng chức hoạch định chính sách về quản lý sự thay đổi, quản lý sự tuân thủ, quản lý rủi ro, quản lý nguồn nhân lực và các kiến thức bổ trợ khác, tạo được chuyển biến mới trong tư duy và hành động của đội ngũ cán bộ cơng chức này để thực hiện có hiệu quả các phương pháp quản lý hải quan hiện đại.

-Phấn đấu đến năm 2030:

+ 100% CBCC được đào tạo đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định;

+ 95% cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định;

+ 90% cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phòng được đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm;

+ 70% đến 80% thực thi chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

+ 100% CBCC công tác ở lĩnh vực nghiệp vụ nào đều được bồi dưỡng kiến thức phù hợp với u cầu nhiệm vụ tại vị trí cơng tác đó.

+ Trong mỗi lĩnh vực nghiệp vụ chuyên sâu của ngành (ví dụ: trị giá hải quan, thuế XNK, quản lý rủi ro, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan...): xây dựng và đào tạo được từ 5 - 7 người là chuyên gia trong từng lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục Hải quan. (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w